Cảnh sát Mỹ bị cho là “đang dùng công nghệ nhận diện gương mặt sai cách”

Cảnh sát Mỹ đã sử dụng một bức ảnh của Woody Harrelson để tìm kiếm thủ phạm trong một vụ án khi nghe theo lời khai của các nhân chứng là "trông hắn giống Woody Harrelson".

Công nghệ nhận diện gương mặt nghe có vẻ khá phức tạp với những người không am hiểu về công nghệ, nhưng thực chất cách thức hoạt động của nó cũng rất đơn giản. Thuật toán nhận diện sẽ thiết lập một số công đoạn để quét và so sánh các gương mặt, giống như cách công cụ tìm kiếm hay hệ thống nhận diện giọng nói hoạt động. Vấn đề là cách người ta ứng dụng công nghệ này như thế nào, chẳng hạn như trong việc quảng cáo, marketing hay đáng tranh cãi hơn là giúp cảnh sát bắt tội phạm.

Cảnh sát Mỹ bị cho là "đang dùng công nghệ nhận diện gương mặt sai cách" - nec facial recognition.0.0

Những vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn nếu hệ thống bị sử dụng sai cách, khác với định hướng thiết kế ban đầu của nó. Một nghiên cứu mới đây của Georgetown đã hé lộ sự thật là các sĩ quan cảnh sát tại sở cảnh sát New York (NYPD) đang có vấn đề với công nghệ nhận diện gương mặt. Cụ thể, họ thường “sáng tác” thêm các chi tiết của bức ảnh trước khi đưa vào hệ thống, chẳng hạn như sao chép thêm một con mắt hay một cái miệng cho khuôn mặt cần nhận diện, để tuân thủ các yêu cầu của hệ thống.

Một trường hợp nổi tiếng và nghiêm trọng nhất đó là khi các sĩ quan đã sử dụng một bức ảnh của diễn viên điện ảnh nổi tiếng Woody Harrelson để tìm kiếm thủ phạm trong một vụ án, chỉ vì theo lời khai của các nhân chứng là “trông hắn giống Woody Harrelson”. 

Hệ thống nhận diện gương mặt chưa bao giờ được chế tạo để sử dụng theo cách như thế, và có thể dẫn đến một sự thật hiển nhiên: tỷ lệ lỗi sẽ tăng cao. Nếu bạn tin tưởng vào cách làm của cảnh sát, số lượng gương mặt được đưa vào diện tình nghi chắc chắn sẽ tăng lên sau khi trải qua sự phân tích của hệ thống. Nhưng nếu bạn không tin tưởng, thì vấn đề sẽ rất ảm đạm.

Cảnh sát Mỹ bị cho là "đang dùng công nghệ nhận diện gương mặt sai cách" - 15 5kasvontunnistus 25.T51A19

Sẽ có chuyện những người vô tội vô tình bị cảnh sát “hỏi thăm” khi đang đi trên đường do mặt họ giống với mặt của kẻ bị tình nghi, dù tỷ lệ một người bị bắt giữ và tuyên án chỉ dựa vào căn cứ của hệ thống nhận diện gương mặt là gần như không thể xảy ra. Nhưng thế là đủ cho một cuộc khủng hoảng pháp lý bởi đôi khi người vô tội sẽ bị giữ lại và thẩm vấn thêm, và thuật toán nhận diện gương mặt lúc này sẽ bị đặt dưới ánh mắt nghi ngờ của công chúng.

Nếu thuật toán nhận diện gương mặt được sử dụng không chính xác, cảnh sát phụ trách điều tra có thể tăng sự hoài nghi. Độ nhạy của các thuật toán này là hoàn toàn có thể điều chỉnh được (và những điều chỉnh đó là khó thực hiện), nên các sĩ quan cảnh sát khi đó sẽ có xu hướng sửa thêm vào một bức ảnh của kẻ tình nghi theo tỷ lệ nhất định cho đến khi có đối tượng giống được lọc ra. Đó là một vấn đề khó giải quyết, đặc biệt khi bạn không tin tưởng người vận hành các công cụ nhận diện gương mặt này. Và đối với những chỉ trích từ bên ngoài về công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nó sẽ làm cho toàn bộ hệ thống trở nên “bất tín nhiệm” hơn.

Sony Android TV cập nhật Google Assistant cho tất cả các dòng từ 2017

Hiện nay, tất cả các TV Android Sony 2017, 2018 và 2019 đều được tích hợp với Google Assistant (Anh & Mỹ), thời gian ra mắt phiên bản tiếng Việt sẽ được sớm được thông báo.

Sóng điện thoại không tác động đến con người

Đó là tuyên bố của Christopher Collins, Giáo sư X-quang của ĐH New York, Mỹ, và là chuyên gia trong lãnh vực nghiên cứu ảnh hưởng của sóng vô tuyến lên sinh vật sống.

eSim Viettel có thể hoạt động trên đồng hồ thông minh

Ngoài chức năng xem giờ, tập luyện thể thao, theo dõi sức khỏe thông thường, công nghệ eSim của Viettel giúp đồng hồ có thể nghe, gọi, nhận tin nhắn và kết nối internet giống như một thuê bao di động.

Ai đang lắng nghe khi bạn “OK Google”?

Khi bạn trao đổi, ra lệnh hay thậm chí chuyện trò, đọc thơ, thổ lộ với “cô nàng” trợ lý ảo Google Assistant, bạn nghĩ bạn đang nói chuyện với 1 hệ thống máy tính hiện đại có thể hiểu và nghe lệnh con người?

Homa Techs ra mắt loạt giải pháp trong hệ sinh thái IoT Hub kết nối đa năng

Ngày 11/7 tại TP.HCM, Homa Techs – nhà cung cấp thiết bị mạng kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT) và thiết bị nhà thông minh chính thức ra mắt dòng sản phẩm IoT Hub kết nối đa giao thức, phục vụ nhu cầu kết nối mạng tốc độ cao và mang đến một trải nghiệm mới với các ứng dụng nhà thông minh.

EVFTA – Cơ hội vàng cho nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam

EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.

Robot nổi loạn, con người hết thời, chuyện “chém gió”?

Nếu bạn đã từng xem qua bất kỳ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, thì khả năng rất cao là bạn đã được thấy một số dự đoán khá đen tối về tương lai của loài người.

Cách hacker thao túng hệ thống điều khiển nhà thông minh

Trong một nghiên cứu về hệ thống điều khiển hệ sinh thái nhà thông minh của Fibaro, các chuyên gia từ Kaspersky đã phát hiện những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng ở cơ sở hạ tầng đám mây, khiến bên thứ ba chiếm được quyền để truy cập và điều khiển hệ thống.

Trà Vinh đưa Zalo vào công tác cải cách hành chính

Chính quyền tỉnh Trà Vinh đã hợp tác với Zalo để kết nối hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống cổng dịch vụ công của tỉnh với Zalo.

‘Vịt Robot’ giúp nông dân dọn sạch đồng ruộng mà không cần thuốc diệt cỏ

Một kỹ sư ở Nhật gây được sự chú ý lớn trên thế giới khi sáng chế ra một chú Vịt Robot có thể giúp người nông dân canh tác việc đồng áng hiệu quả hơn.