Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để có môi trường làm việc từ xa an toàn và hiệu quả?

Cisco vừa công bố báo cáo Tương lai làm việc từ xa an toàn (Future of Secure Remote Work Study) do hãng thực hiện nghiên cứu, nhằm tìm hiểu cách thức các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, đã chuẩn bị như thế nào trong việc duy trì vận hành khi buộc phải cho một phần hay toàn bộ cán bộ nhân viên làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của gần 3.200 tổ chức trên toàn cầu nhiều quy mô, như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (từ 1 đến 249 nhân viên), doanh nghiệp từ 250 đến dưới 1.000 nhân viên và các doanh nghiệp lớn (trên 1.000 nhân viên), tại 21 thị trường, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu, tiến hành khảo sát những lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) của 30 ngành nghề.

Làm việc từ xa và đối mặt với thách thức an ninh mạng

Báo cáo chỉ ra, làm việc từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát kéo theo những thách thức và bất ổn khiến nhiều quốc gia bắt buộc phải thực hiện cách ly xã hội, đóng cửa biên giới… Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, 19% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Nhưng trong đại dịch, con số này tăng đến 56% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 51% số doanh nghiệp Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, 34% số doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.

Kết quả báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn cầu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa một cách an toàn. Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, 54% các doanh nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được xem là có sự chuẩn bị, trong khi 7% chưa hề có sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ làm việc từ xa, tại Việt Nam, con số tương ứng là 30% và 3%.

Song song đó, các doanh nghiệp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các mối đe dọa, cảnh báo an ninh mạng do các tác nhân độc hại cố gắng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn khi nhân viên truy cập vào hệ thống mạng doanh nghiệp và các ứng dụng đám mây từ xa. 69% số doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy các mối đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25%, trong đó có 62% doanh nghiệp nhỏ, 75% doanh nghiệp vừa và 69% doanh nghiệp lớn. Tại Việt Nam, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, 91% số doanh nghiệp chứng kiến số lượng các một đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25%.

Khi làm việc từ xa, thách thức an ninh mạng lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là: Truy cập an toàn (63% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương, 69% doanh nghiệp Việt Nam); Quyền riêng tư dữ liệu tác động đến tình hình bảo mật tổng thể (59% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương, 66% doanh nghiệp Việt Nam); Bảo vệ khỏi phần mềm độc hại (71% doanh nghiệp Việt Nam); Duy trì các chính sách kiểm soát và thực thi (53% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương).

Báo cáo cũng cho biết, bảo mật điểm cuối đang đặt ra thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường từ xa do không thể tin tưởng kết nối điểm cuối với mạng văn phòng cho việc hiển thị và thúc đẩy cập nhật. Bên cạnh đó, nhân viên kết nối với các nguồn lực doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị cá nhân hơn mà không được quản lý tạo ra điểm mù cho các bộ phận bảo mật.

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là các điểm cuối cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là các ứng dụng đám mây (52%). Tại Việt Nam, 65% doanh nghiệp cho rằng thiết bị cá nhân đặt ra thách thức cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp đến là thông tin khách hàng (61%), máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (60%) và các ứng dụng đám mây (59%).

Xây dựng nền tảng vững chắc, đúng và đủ cho an ninh mạng

Nghiên cứu cho thấy, các tổ chức, doanh nghiệp đang đối mặt với các mối đe dọa và cảnh báo an ninh mạng ngày càng gia tăng do những thách thức trong quá trình chuyển đổi môi trường làm việc đột ngột và cần tiếp cận các giải pháp an ninh mạng phù hợp để chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc linh hoạt và kết hợp trong tương lai.

Việc chuyển sang môi trường làm việc trong tương lai với những kỳ vọng về sự linh hoạt và khả năng làm việc ở mọi nơi từ nhân viên có nghĩa các tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận bảo mật CNTT của họ cần phải thích ứng theo và xem xét lại chiến lược bảo mật tổng thể nhằm đảm bảo an ninh mạng.

An ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp với mức độ quan trọng được nâng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. 85% các doanh nghiệp tại Châu Á – Thái Bình Dương và 93% doanh nghiệp tại Việt Nam đồng ý với quan điểm này. Trong thời kỳ đại dịch, 97% số doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương và 100% doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách an ninh mạng nhằm hỗ trợ làm việc từ xa.

70% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương và 78% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng dịch Covid-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai. Kết quả này cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.

Dù hầu hết các tổ chức đang ưu tiên đặt an ninh mạng lên hàng đầu cùng với công tác đào tạo, nâng cao an ninh bảo mật nhưng vẫn đòi hỏi đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và các giải pháp có thể hoạt động cùng nhau vẫn là điều cần thiết. 61% doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương cho biết việc thiếu đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên là một thách thức lớn khi phải củng cố các giao thức an ninh mạng phục vụ cho làm việc từ xa, tiếp theo là có quá nhiều công cụ, giải pháp cho việc quản lý và chuyển đổi (53%). Còn tại Việt Nam, số liệu lần lượt là 62% và 74%.

Do đó, tầm quan trọng của việc xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho an ninh mạng là thực hiện tốt hơn công việc đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên. Hơn nữa, an ninh mạng có lịch sử khá phức tạp. Theo truyền thống, các công ty thường tiếp cận các giải pháp an ninh mạng mới mỗi khi họ phát hiện ra một vấn đề mới. Mặc dù một trong số các giải pháp này có thể rất tốt trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể, nhưng chúng thường không kết hợp tốt khi hoạt động cùng nhau. Các giải pháp này thường làm tăng độ phức tạp trong việc thiết lập an ninh mạng tổng thể của một doanh nghiệp và có thể tiềm ẩn sự thất bại.

Các tổ chức, vì lẽ đó, cần bảo mật tốt hơn – chứ không đơn thuần là “nhiều hơn”. An ninh phải được thiết kế cho con người, vì để bảo mật hiệu quả cần phải dễ sử dụng. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp đang xem xét lại chiến lược an ninh mạng với trọng tâm là thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể – bao gồm bảo vệ khỏi mối đe dọa, đánh giá rủi ro, kiểm toán, tuân thủ và quyền riêng tư… – là khoản đầu tư được ưu tiên hàng đầu về tầm quan trọng trong việc chuẩn bị môi trường làm việc sau dịch Covid-19. Các khoản đầu tư ưu tiên khác được các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát đề cập đến bao gồm: truy cập mạng, bảo mật đám mây, xác minh người dùng và thiết bị.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để có môi trường làm việc từ xa an toàn và hiệu quả? - 20210120 094357 1
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam.

Tại buổi chia sẻ với báo chí ngày 20/1/2021, bà Lương Thị Lệ Thủy – Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho hay: “Làm việc từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Điều này tạo ra thách thức chiến lược cho các tổ chức, doanh nghiệp khi triển khai phương thức làm việc linh hoạt hay kết hợp trong tương lai. Cisco cung cấp các giải pháp và công nghệ giúp người dùng có thể tương tác, họp trực tuyến, kết nối xuyên suốt cho phép làm việc từ xa an toàn mà vẫn đảm bảo các trải nghiệm làm việc thông minh theo xu hướng linh hoạt và kết hợp“.

An toàn và hiệu quả cho nhân viên làm việc từ xa, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và trên tất cả các môi trường trung tâm dữ liệu, đa đám mây của doanh nghiệp. Bà Thủy cũng cho biết thêm, trong năm 2021, Cisco Việt Nam sẽ tăng cường ngân sách của quỹ đầu tư dành cho việc hỗ trợ chuyển đổi số của các cơ quan chính phủ và trong đào tạo an ninh mạng.

Hitachi tăng cường sản xuất máy biến áp 220kV, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Với việc cung cấp và lắp đặt thành công máy biến áp 220kV, nhà máy biến áp Hitachi ABB Power Grids đã trở thành một trong hai nhà sản xuất máy biến áp tại Việt Nam có năng lực sản xuất máy biến áp truyền tải 220kV.

MediaTek trình làng thế hế chip SoC Dimensity hỗ trợ mọi băng tần 5G

Hai dòng chip SoC Dimensity 1200 và 1100 được tích hợp modern 5G và công nghệ MediaTek UltraSave 5G, giúp các dòng smartphone mới có khả năng kết nối 5G trên mọi bằng tần và trên cả hai SIM.

Mỹ mạnh tay thu hồi giấy phép các công ty làm ăn với Huawei

Chiến dịch của Donald Trump chống lại Huawei vẫn tiếp tục trong những ngày cuối cùng của chính quyền ông. Các báo cáo mới cho thấy, giấy phép cho phép các công ty Mỹ làm ăn với nhà cung cấp Trung Quốc sẽ bị thu hồi, trong khi các đơn đăng ký đang chờ xử lý khác sẽ bị từ chối.

Dịch vụ low-code APEX giúp đơn giản hóa phát triển ứng dụng

Nền tảng phát triển ứng dụng low-code APEX có thể được sử dụng như một dịch vụ độc lập của Cơ sở Hạ tầng Đám mây Oracle, giúp lập trình viên xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp định hướng dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Apple bị kiện vì dính phốt vi phạm 5 bằng sáng chế truyền thông không dây

Các vi phạm bằng sáng chế mới nhất dường như xảy ra với hầu hết các iPhone và thậm chí cả các thiết bị Apple Watch và iPad.

WhatsApp trì hoãn 3 tháng chính sách bảo mật mới trước làn sóng quay lưng dữ dội

WhatsApp vừa thông báo hoãn áp dụng ba tháng chính sách bảo mật mới ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 8/2, sau khi đưa ra tối hậu thư bắt buộc người dùng phải chia sẻ dữ liệu với Facebook, còn không sẽ bị xóa tài khoản. Kết quả là lượng đăng ký đối với các đối thủ cạnh tranh nhắn tin như Signal và Telegram tăng vọt, Trong khi đó, WhatsApp chứng kiến lượt tải xuống giảm trầm trọng.

Kháng cáo của Huawei chống lại lệnh cấm 5G ở Thụy Điển thất bại

Tòa án hành chính tối cao Thụy Điển hôm 15/1 đã bác đơn kháng cáo của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, khi công ty này bị loại khỏi cuộc đấu thầu triển khai mạng 5G sắp tới cho nước này.

Grab Financial Group nhận hơn 300 triệu USD đầu tư cho vòng gọi vốn Series A

Grab Financial Group (GFG), nền tảng công nghệ tài chính (fintech) ở Đông Nam Á, công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Hanwha Asset Management Co. Ltd., công ty quản lý tài sản Hàn Quốc, dẫn dắt. Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có K3 Ventures, GGV Capital, Arbor Ventures và Flourish Ventures.

IBM Việt Nam bổ nhiệm ‘nữ tướng’ đầu tiên

Hôm nay 15/1, IBM công bố chính thức bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Diệp vào vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam. Bà Thu Diệp là vị nữ tướng đầu tiên của IBM sau tròn 25 năm công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Thế Giới Di Động kết hợp 23 hãng công nghệ trao tặng 1.000 tấn gạo chia sẻ Tết với người dân

Chương trình “Tết sẻ chia” trao tặng 1.000 tấn gạo đến 50.000 hộ gia đình trên khắp 54 tỉnh thành Việt Nam với tổng trị giá 15 tỷ đồng đã được Thế Giới Di Động chính thức khởi động.