Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang khuyến cáo chống lại khái niệm “hộ chiếu miễn dịch”. Đây là giấy chứng nhận chứng minh ai đó đã nhiễm Covid-19 và bình phục.
Ý tưởng đằng sau hộ chiếu miễn dịch là ai đó nhiễm virus SARS-CoV-2 và bình phục sẽ có kháng thể có khả năng giúp họ miễn nhiễm với virus và không gây rủi ro cho cộng đồng. Tuy nhiên, WHO cảnh báo không có bằng chứng ủng hộ ý tưởng này.
Hiện tại, chính phủ các nước trên khắp thế giới đang nghiên cứu nhiều phương án để bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội theo cách dần dần và thận trọng để ngăn ngừa sự gia tăng trở lại số ca nhiễm Covid-19. Giả sử một người đã chữa trị thành công Covid-19, hộ chiếu miễn dịch có thể là một cách để họ quay trở lại làm việc bình thường mà không lo sự lây lan của Covid-19.
Nhưng vấn đề là, vẫn chưa biết liệu một người đã bình phục khỏi Covid-19 có thực sự miễn dịch với virus SARS-CoV-2 hay không. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi một số trường hợp tái nhiễm đã xuất hiện trên khắp thế giới, bao gồm một số trường hợp tại Việt Nam.
Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn liệu đây là các trường hợp dương tính giả hay bắt nguồn từ một số yếu tố khác. Trong tuyên bố hôm 24/4, WHO cho biết họ vẫn đang xem xét bằng chứng về kháng thể trong các trường hợp tái nhiễm Covid-19. “Hầu hết các nghiên cứu cho thấy những người đã bình phục sau khi nhiễm Covid-19 đều có kháng thể chống virus. Tuy nhiên, một số người trong số này có lượng kháng thể trung hòa trong máu rất thấp, cho thấy khả năng miễn dịch tế bào cũng đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi”, WHO cho biết.
WHO nói thêm: “Kể từ ngày 24/4/2020, không có nghiên cứu nào đánh giá liệu sự hiện diện của kháng thể SARS-CoV-2 có giúp miễn dịch cho lần lây nhiễm tiếp theo của virus này ở người hay không”.
Cuối cùng, WHO cũng chỉ ra một vấn đề hiện nay chính là các xét nghiệm không chính xác. Chỉ cho đến khi các bộ kit xét nghiệm nhanh được phát triển với độ chính xác cao, còn ở thời điểm hiện tại, việc một số người bị xét nghiệm tái dương tính Covid-19 cho thấy vẫn có nguy cơ nhiễm virus trở lại. Đó là lý do WHO cảnh báo hộ chiếu miễn dịch có thể làm tăng sự lây lan của virus.
An Nhiên
Các biện pháp cách ly chống dịch Covid-19 buộc người dân ở trong nhà nên đường phố vắng vẻ. Động vật hoang dã cũng nhanh chóng phát hiện ra sự vắng mặt của con người và đã di chuyển vào trong thành phố kiếm ăn.
Ngày 24/4 là kỷ niệm 30 năm kính thiên văn Hubble du hành trong không gian và gởi về những hình ảnh quý giá của vũ trụ. Năm 2020 là năm cuối cùng hoạt động của Hubble, vì NASA sẽ thay thế Hubble bằng kính thiên văn mới mạnh hơn để quan sát vũ trụ bao la. Kỷ niệm khoảng thời gian hoạt động của Hubble, NASA đã mở miễn phí kho ảnh mà kính thiên văn này chụp suốt 30 năm.
Ủy ban châu Âu (EC) cùng với một số đối tác đã ra mắt Nền tảng dữ liệu COVID-19 châu Âu để thu thập và chia sẻ nhanh chóng các dữ liệu nghiên cứu có sẵn về Covid-19.
Ngày 20/4/2020, Viện VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang; công nghệ này sẽ có mặt trên Vsmart và VinAI sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sự hợp tác mang tính thời cuộc của Apple và Google trong việc chống Covid-19 mới manh nha nhưng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, từ người dùng, các chuyên gia cho đến những nhà cầm quyền.
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn đang hợp tác với Quỹ Vodafone trong dự án Corona-AI nhằm tận dụng sức mạnh điện toán của smartphone khi chủ sở hữu thiết bị ngủ thông qua ứng dụng DreamLab.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi đã xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.