Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại

Sự lây lan của virus Covid -19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, đối với từng cá nhân, cách tốt nhất để ngăn sự lây lan đơn giản là giữ vệ sinh thật tốt. Trong đó không thể bỏ qua việc vệ sinh điện thoại - thiết bị di động bất ly thân của mỗi người.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho và cố gắng tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khoảng cách giữ an toàn đối với những người nhiễm Covid-19 khi họ ho hoặc hắt hơi là 2 mét. Nếu một ai đó ở gần người bị bệnh và tiếp xúc với virus Corona, họ hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại - 1284

Thế nhưng, đó là khoảng cách ngoài không khí, còn khi virus Corona ở trên bề mặt những tấm kính như màn hình smartphone, nó có thể sống sót trong 96 giờ (4 ngày) ở nhiệt độ phòng. Thông tin được nhà miễn dịch học Rudra Barkappanavar tại Trung tâm Khoa học Y tế, thuộc Đại học Tennessee (Mỹ) đưa ra mới đây. Những ước tính này đến từ dữ liệu được thu thập trong đợt dịch SARS năm 2003 và được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hai loại virus này là anh em họ di truyền: cả hai đều lây nhiễm qua đường thở của chúng ta và sử dụng chung một chuỗi vật liệu di chuyển được gọi là RNA với protein nhô ra khỏi vỏ của chúng. Virus đằng sau sự bùng phát của SARS có tên kỹ thuật là SARS-CoV, còn virus mới là SARS-CoV-2.

Về lý thuyết, sẽ rất dễ dàng để virus Corona mới bám lên màn hình điện thoại. Chỉ cần ai đó ho hoặc hắt hơi gần điện thoại và người dùng sử dụng điện thoại đó để lướt web, xem phim… sau đó đưa tay chạm vào mũi hoặc miệng là có thể bị nhiễm Covid-19.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại - 2287

Nguy hiểm hơn, nghiên cứu được thực hiện bởi Dscout cho thấy, trong một nhóm 94 người, một người trung bình nhấc điện thoại của họ 2.600 lần mỗi ngày. Họ cũng dành thời gian dài để tương tác với điện thoại như cuộn trang, kiểm tra email… lên đến 76 lần mỗi ngày. Một nghiên cứu nhỏ khác từ các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) với 26 sinh viên đại học cho thấy mọi người chạm vào mặt họ khoảng 23 lần mỗi giờ. Theo giải thích, đó là thói quen khá phổ biến hầu hết chúng ta làm mà không cần suy nghĩ.

Trong thực tế, màn hình điện thoại nhiễm khuẩn là điều không có gì mới, và bản thân chúng ta tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn trên mọi thứ mà mình tiếp xúc. Tuy nhiên, phần lớn chúng không làm chúng ta bị bệnh. Nhưng virus Corona thì lại khác, tính cho đến 8h40 ngày 3/3/2020, toàn thế giới đã ghi nhận gần 91.000 trường hợp nhiễm bệnh, với 3.131 trường hợp tử vong và hơn 48.000 trường hợp được chữa khỏi.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại - 3176

Apple khuyên người dùng nên làm sạch bề mặt điện thoại bằng vải sợi nhỏ hơi ẩm bằng nước xà phòng. Người dùng cũng có thể sử dụng khăn lau mặt hoặc khăn lau trẻ em, dung dịch với nửa nước và nửa cồn để lau chùi, miễn là tránh mọi vết thương hở. Đèn tia cực tím (UV) cũng sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn và virus trên bề mặt điện thoại, tuy nhiên chi phí cho cách này không hề rẻ.

Nếu vẫn lo lắng, mọi người cần nhớ rửa tay nhiều hơn và chạm vào mặt ít hơn.

An Nhiên

FDA nghiên cứu khẳng định sóng điện thoại không gây ung thư

FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã ban hành một báo cáo khoa học nói rằng điện thoại di động không gây ung thư.

Dịch châu chấu lớn nhất lịch sử sắp tấn công Trung Quốc?

Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.

Kỹ thuật siêu âm có thể tiêu diệt tế bào ung thư

Các nhà khoa học tại Caltech nói rằng sử dụng siêu âm cường độ cao có thể làm nóng mô, tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào bình thường trong khu vực mục tiêu.

Ngăn nước tràn vào từ vịnh Gành Rái – giải pháp chống ngập triệt để cho TP.HCM và Đông Nam Bộ

Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái. Đó là vấn đề mấu chốt đi kèm giải pháp mà Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh đã nghiên cứu và đề xuất.

Vì sao việc phân lập thành công virus lại quan trọng?

Ngày 7/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo đã phân lập thành công virus Corona tạo tiền đề để các chuyên gia Việt Nam tiến đến sản xuất các kit thử nhanh, vacxin và các liệu pháp dự phòng dịch bệnh Corona.

Cạn kiệt nguồn máu dự trữ trong dịch bệnh Corona

Viện huyết học khẩn thiết kêu gọi hiến máu trong bối cảnh nhiều lịch hiến máu được chuẩn bị từ trước đã bị hủy, hoãn vì lo ngại dịch bệnh Corona. Trong khi đó các bệnh nhân cần truyền máu định kỳ, các bệnh nhân cần cấp cứu đang chờ được tiếp máu nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng.

Trung Quốc lắp đặt hệ thống phát hiện sốt từ xa ở những nơi công cộng

Megvii và Yahoo đã triển khai các hệ thống đo nhiệt độ từ xa dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại các ga đường sắt lớn ở Bắc Kinh, nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona khi hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài.

Tăng đề kháng cơ thể là cách tốt nhất chống lại virus Corona

Báo cáo mới nhất sáng ngày 7/2, toàn thế giới có ít nhất 630 ca tử vong và 31,487 ca nhiễm, trong đó có 1.561 bệnh nhân được chữa khỏi. Bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách cơ thể chống lại virus khi bị nhiễm bệnh.

Hồng Kông phát minh thiết bị phát hiện virus corona chỉ trong 40 phút

Với công nghệ chip vi lỏng mới nhất, thiết bị có thể phát hiện virus chỉ sau 40 phút từ khi lấy mẫu đến khi kiểm tra, nhanh hơn nhiều so với công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện đang sử dụng, vốn phải mất từ ​​1,5 đến 3 giờ.

Vì sao virus Corona nguy hiểm, ai cũng phải chủ động phòng ngừa?

Đến ngày 6/2, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong, xác nhận có hơn 28.000 ca nhiễm. Đến thời điểm hiện tại có 565 ca nhiễm trên toàn thế giới. Virus nCoV được cho là khá giống với SARS 2003 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều bởi tốc độ nhiễm bệnh nhanh và lây nhiễm cả trong thời gian ủ bệnh.