Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa thông báo chính thức rằng lịch phóng mới của vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” sẽ là sáng 7/10.
Theo thông báo chính thức từ JAXA, lịch dự kiến để phóng vệ tinh là từ 7 giờ 51 phút 21 giây đến 7 giờ 55 phút 16 giây ngày 7/10, trên tên lửa Epsilon số 5, từ bãi phóng Uchinoura, Nhật Bản.
Trước đó, vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo đã được lên kế hoạch ban đầu phóng lên cùng 8 vệ tinh Nhật Bản khác vào ngày sáng 1/10 thông qua tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. Tuy nhiên, mặc dù đã được điểm hỏa nhưng JAXA đã buộc phải tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống trước khi quyết định hoãn sự kiện phóng tên lửa.
Ở lần phóng này, vị trí các vệ tinh được phóng ra vẫn giữ nguyên như kế hoạch ban đầu, trong đó NanoDragon là vệ tinh cuối cùng (thứ 9) được thả vào không gian. Mặc dù vậy, JAXA cũng cần phải xem tình hình thời tiết vào ngày 6/10 ra sao trước khi quyết định có tiếp tục phóng vệ tinh vào ngày 7/10 hay không.
Được biết, vệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được các cán bộ tại VNSC phát triển, bao gồm quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn tại Việt Nam. Vệ tinh được phát triển nhằm mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System – AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời độ cao khoảng 560 km.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ đã đưa ra lời khuyên về sức khỏe liên quan đến người mang thai, đang cho con bú và có ý định mang thai, khuyến nghị họ tiêm chủng Covid-19 để bảo vệ người mẹ và thai nhi, trẻ sơ sinh.
Intelligent Insights là giải pháp phần mềm Video “AIoT” của Bosch, cho người dùng khả năng dự đoán dựa trên dữ liệu của các sự kiện đã và đang diễn ra, đã cập nhật các phiên bản giám sát theo tiêu chí đông người thời dịch bệnh.
Các chuyên gia cho biết người dùng của hai mạng xã hội Facebook và Instagram dù có thể thu hẹp khoảng cách với bạn bè, người thân nhưng lại làm gia tăng áp lực lên sức khỏe tài chính, đặt biệt là trong tình hình dịch bệnh như hiện tại.
Các nhà khoa học cho biết họ không thể dự đoán được hướng phát triển của virus Covid-19 đặc biệt là khả năng lây nhiễm, độc lực, khả năng tránh miễn dịch của những biến thể mới. Tuy nhiên may mắn vẫn có những yếu tố có khả năng dự đoán được quỹ đạo phát triển của virus Covid-19.
Hơn một nửa số người (56,4%) tại Đông Nam Á lạc quan cho rằng chúng ta sẽ kiểm soát được thảm họa khí hậu ngay trong quãng đời của họ.
Adobe và Microsoft đã công nhận 6 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng (Critical CVE) trên các phần mềm của mình, do Chuyên gia Trần Văn Khang, Trưởng nhóm Phân tích mã độc, Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS phát hiện.
HIện các nhà khoa học vẫn chưa đủ số liệu để đánh giá khả năng ngăn chặn dịch bệnh của virus Covid-19, do đó không thể dự đoán được ngưỡng cần tiêm để tạo miễn dịch cộng đồng
Thực tế ghi nhận, sau thời gian tiêm vaccine ở các quốc gia trên thế giới không có một loại vaccine nào có thể giúp người được tiêm miễn nhiễm hoàn toàn 100% trước virus Covid-19, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả miễn dịch cộng đồng.
Năm 2030 con người sẽ được kết nối ra sao, di chuyển bằng các phương tiện gì, bảo vệ sức khỏe và học tập bằng các phương tiện gì? Thử hình dung thế giới ấy qua báo cáo Thế giới Thông minh 2030
Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đòi hỏi một hệ thống phân tích mầm bệnh toàn cầu để có thể đưa ra những cảnh báo và nhận diện nhanh, chính xác các đột biến Covid-19.