The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á
Công ty The Blue Circle và đối tác AC Energy, doanh nghiệp chuyên về mảng phát triển năng lượng của Tập Đoàn Ayala tại Philippines, đã ký thông báo trao thầu đầu tiên của châu Á cho GE Renewable Energy về việc cung cấp tuabin gió Cypress mới của GE cho dự án điện gió tại Mũi Né, Việt Nam.
Tám chiếc tuabin Cypress với công suất từng chiếc là 5MW cho tổng công suất đạt 40MW, là tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á. Đây cũng sẽ là dự án đầu tiên áp dụng công nghệ cánh 2 phân đoạn trong quá trình vận chuyển trước khi lắp ghép hoàn thiện tại công trình.
“Công nghệ này là công nghệ mang tính bước ngoặt cho các dự án điện gió trên bờ vì cho phép vận hành tổ máy có công suất lớn hơn, giảm chi phí điện và tăng tính cạnh tranh của điện gió.” Ông Hervé Grillot, Giám đốc công trình tại The Blue Circle cho biết.
“Việc triển khai một dự án điện gió tại địa bàn tỉnh Bình Thuận quả thật là đầy khó khăn và thách thức,” ông Olivier Duguet, Giám đốc điều hành của The Blue Circle giải thích. “Chúng tôi đang mở rộng dự án Mũi Né với giai đoạn hai có công suất 40MW, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2021.”
Địa bàn cho dự án điện gió Mũi Né có tiềm năng mở rộng tổng thể tới hơn 170MW nằm ở một trong những khu vực có nguồn năng lượng gió lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Chi phí cho dự án này dự kiến rơi vào khoảng 80 triệu USD, được cấp vốn bằng các khoản vay ngân hàng và vốn góp của chủ đầu tư, và được lên kế hoạch để đạt chuẩn mức giá bán điện là 8,5 cent cho mỗi Kwh điện.
AC Energy (thông qua công ty con là AC Energy Việt Nam Investments 2 Pte. Ltd. thuộc sở hữu toàn bộ của AC Energy) sẽ tham gia vào dự án này với 50% vốn có quyền biểu quyết. GE Việt Nam sẽ cung cấp hợp đồng dịch vụ toàn phần lên đến 15 năm và The Blue Circle sẽ vận hành sản xuất theo hợp đồng cung cấp dịch vụ và quản lý tài sản.
Ngân Thành
Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…
Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.
Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).
Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.
Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.
HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ sớm triển khai phương án giám sát người cách ly do Covid-19 bằng hệ thống định vị (GPS) trên điện thoại thông minh.
Sự lây lan của virus Covid -19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, đối với từng cá nhân, cách tốt nhất để ngăn sự lây lan đơn giản là giữ vệ sinh thật tốt. Trong đó không thể bỏ qua việc vệ sinh điện thoại – thiết bị di động bất ly thân của mỗi người.
FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã ban hành một báo cáo khoa học nói rằng điện thoại di động không gây ung thư.
Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.