Trung Quốc vừa cho biết sẽ hoàn tất việc phát triển hệ thống định vị cạnh tranh GPS sau nhiều năm làm việc ngay trong tháng 12 này, với 2 vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng lên quỹ đạo “trước năm 2020”.
Được biết, hoạt động phóng vệ tinh Baidou được Trung Quốc triển khai đầu tiên vào năm 2000, và đợt phóng mới đây là đợt thứ ba. Theo trưởng dự án, phiên bản vệ tinh thứ ba này đi kèm những công nghệ đỉnh cao của hệ thống định vị, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Để nhận bản nâng cấp lớn so với hệ thống hiện tại, người dùng hệ thống GPS này sẽ phải chờ đến năm 2035.
Với hệ thống mới, hầu hết người dùng tại Trung Quốc sẽ không phải chi khoản tiền lớn để tận dụng mạng mới khi mà có khoảng 70% lượng smartphone tại quốc gia này đã hỗ trợ Beidou. Bên cạnh đó, hiện tại đã có 120 đối tác xếp hàng để sử dụng Beidou cho công nghệ giả lập bản đồ.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, giá trị của hàng hóa và dịch vụ gắn liền với Beidou hứa hẹn sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2020. Bản thân con số này là mơ hồ nhưng ít nhiều điều đó cho thấy Trung Quốc hy vọng hệ thống vệ tinh mới sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế cho họ.
Giống như hệ thống GLONASS của Nga, việc Trung Quốc phát triển Beidou nhằm giúp quốc gia này trở nên độc lập hơn trong việc triển khai các hệ thống dựa trên vệ tinh. Mỹ hiện đang điều hành GPS, và điều đó có nghĩa nếu có bất kỳ một xung đột chính trị hoặc quân sự nào xảy ra, quốc gia này hoàn toàn có thể vô hiệu hóa việc truy cập GPS. Beidou đảm bảo rằng các dịch vụ định vị của Trung Quốc tiếp tục hoạt động mà không bị cản trở trong tương lai, đặc biệt với những công nghệ mới nổi như 5G và xe tự lái.
An Nhiên
Dự án Thư Viện Thông Minh Lưu Động của Samsung, thư viện STEM thu nhỏ, đặt trên xe để có thể di chuyển đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều trường học ở cách xa trung tâm đã được nâng lên 4 xe và sẽ phục vụ nhiều huyện vùng sâu vùng xa hơn.
Trung Quốc vừa thắt chặt kiểm soát việc sử dụng Internet của nước này với đề xuất việc cấm phát trực tiếp và ra lệnh cho các tổ chức nhà nước thay thế thiết bị máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài bằng nhãn hiệu trong nước.
Từ gần trưa nay, tất cả mọi khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ và là một trong những sự kiện thiên văn học không thể bỏ qua.
Nếu pin smartphone không kéo dài như trước đây thì có thể bắt nguồn từ việc người dùng đã chăm sóc pin chưa được tốt. Đây là những giải thích khoa học về cách thức hoạt động của pin smartphone và cách người dùng có thể giữ chúng khỏe mạnh lâu hơn.
Một nghiên cứu mới được kéo dài 3 năm bởi UC San Francisco cho thấy thuốc lá điện tử có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản và khí phế thũng.
Các nhà khoa học ở Singapore hôm qua 12/12 cho biết, họ đã tìm ra giải pháp thân thiện với môi trường để xử lý và biến rác thải nhựa thành năng lượng. Đây là tín hiệu tích cực trước việc các nước châu Á đang bị chỉ trích do thải ra môi trường quá nhiều rác thải nhựa.
Thị trường smartphone toàn cầu trong quý III năm nay tăng trưởng 9,2% và Samsung vẫn duy trì sự dẫn đầu với 20,8% thị phần. Đáng chú ý, vị trí thứ 2 là Huawei sắp bị rơi vào tay của Apple với những khó khăn chồng chất dành cho nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ UC Berkeley, Berkeley Lab, Thủy cung Vịnh Monterey và Đại học Rice đã mô tả một thí nghiệm biến 20km cáp quang dưới biển thành hệ thống tương đương 10.000 trạm địa chấn.
Theo South China Morning Post, các nhà thiên văn của Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc phát hiện một hố đen có khối lượng gấp 70 lần mặt trời ngay trong dãy Ngân Hà và đặt tên là LB-1.
Ngày 23/11/2019, công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart khánh thành giai đoạn 1 của tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội), với hệ sinh thái sản phẩm điện thoại thông minh, thiết bị điện tử thông minh…