Những người thường bị triệu chứng của hen suyễn hoặc những vấn đề về phổi khác thường chỉ có thể kiểm tra được sức khỏe của mình tại các phòng khám vài lần mỗi năm thông qua việc thổi vào một thiết bị chuyên biệt. Những biện pháp xét nghiệm tại nhà thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện được vấn đề sớm hơn, tránh được khả năng phải nhập viện hoặc cấp cứu.
Ứng dụng SpiroSmart
Một công cụ mới từ những nhà nghiên cứu ở Đại học Washington, khoa dược và bện viện Nhi Seatle cho phép mọi người có thể kiểm tra được tình trạng của phổi tại nhà hoặc kể cả là trong lúc đi lại chỉ bằng việc thổi vào các smartphone của mình. Kết quả thử nghiệm tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Computing machinery về tính toán rời rạc có sai số trong khoảng 5% so với các thiết bị được thương mại hóa hiện có trên thị trường. Điều này có nghĩa rằng ứng dụng này có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của cộng đồng về độ chính xác.
Trợ lý giáo sư Shwetak Patel khoa công nghệ thông tin và điện điện tử tại đại học Washington, người đứng đầu dự án nghiên cứu này cho biết: Có một nhu cầu rất lớn trong cộng đồng những hình thức kiểm tra tiết kiệm, tiện lợi hơn những vấn đề của phổi. Đã có khá nhiều người đang nghiên cứu về những thiết bị tích hợp vào smartphone để bạn có thể thổi vào đó. Vậy thì tại sao không nghiên cứu việc tận dụng chiếc micro đã có sẵn trong điện thoại.
Có một vài ứng dụng smartphone trên thị trường hiện nay cho biết rằng có thể theo dõi được tình trạng của phổi, nhưng toàn bộ những ứng dụng này chỉ là những phiên bản sao chép kém của một quy trình kiểm tra thực thụ trong thực tế. Ví dụ, một ứng dụng dựa vào độ lớn mà hơi thở ra của bạn đạt được để đo đạc, và điều này hoàn toàn không khả thi bởi kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi khoảng cách giữa miệng và điện thoại. Và dĩ nhiên, không có ứng dụng nào trong số này nên được sử dụng như là công cụ y học thực thụ.
Cắt giảm chi phí
Những hệ thống kiểm tra tại gia hiện nay đã xuất hiện ngày một nhiều hơn, nhưng chi phí cho các hệ thống này rơi vào khoảng trên dưới 10 triệu đồng, không thân thiện với người dùng và các bệnh nhân cần phải có thiết bị ở bên cạnh để có thể thực sự thực hiện bài kiểm tra.
Vào năm ngoái, nhóm của Patel đã sử dụng một chiếc smartphone để theo dõi các cơn ho của một người trong một ngày. Năm nay, Eric Larson, sinh viên khoa điện điện tử và Mayank Goel của khoa công nghệ thông tin đã theo đuổi một dự án có thời gian khoảng 2 năm rưỡi nhằm giải quyết một vấn đề khó khăn hơn là đo đạc được chính xác sức khỏe của phổi người chỉ thông qua một thiết bị duy nhất là smartphone.
Những thiết bị đo đạc hơi thở hiện tại đòi hỏi những bệnh nhân có vấn đề về phổi như hen suyễn, xơ nang phổi và viêm phế quản phải thổi vào những ống thở với các tuốc bin nhỏ cho phép đo đạc được tốc độ của luồng khí chuyển động. Những bệnh nhân được khám cần phải hít thở sâu, và sau đó thở mạnh và nhanh nhất có thể cho đến khi không thể thở được nữa. Thiết bị đo hơi thở này tính toán dựa trên lượng khí và tốc độ khí mà người bệnh có thể thở ra được, và sau đó cho bác sĩ biết liệu bệnh nhân của mình có đang sở hữu một khí quản hẹp hay chứa đầy chất nhầy hay không.
Những nghiên cứu sinh tại Đại học Washington đã tìm hiểu được rằng họ có thể tạo ra các khí quản và thanh quản của một người như là một hệ thống của các ống dẫn nhằm thay thế các thiết bị đo hơi thở, và sử dụng một chiếc điện thoại để phân tích tần số sóng âm để phát hiện ra liệu hơi thở của bạn có cộng hưởng trong các ống khí tự nhiên đó không.
Patel chia sẻ, có những tín hiệu sẽ cho bạn biết được rằng có bao nhiêu lượng khí đã đi qua khí quản và thanh quản và đó là những thông số mà một bác sĩ cần phải được biết.
Sẽ nhanh ứng dụng
Người dùng có thể sử dụng ứng dụng SpiroSmart bằng cách giữ cho smartphone của mình ở cách miệng một chiều dài cánh tay và làm theo các hướng dẫn để thở ra sâu và nhanh nhất có thể. Những nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với 52 người tình nguyện khỏe mạnh sử dụng iPhone 4S và micro tích hợp của điện thoại. Kết quả cho thấy rằng ứng dụng SpiroSmart này có kết quả với sai số trong khoảng 5,1% của những thiết bị đo hơi thở cơ động khác với mức chi phí vài chục triệu đồng. Sai số đến từ việc có những thay đổi khác nhau trong việc một người thở vào thiết bị, và vì thế 3% sai số ở đây là hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Những kết quả thử nghiệm này đã đem lại hi vọng rất lớn cho những người tham gia dự án, và kể cả là những người tham gia tình nguyện. Tất cả đều hi vọng rằng sẽ có một cách để kiểm tra tình trạng phổi tại nhà.
Khánh Hòa
Thế Giới Số 160 – Ngày 17.12.2012
Trong số hàng trăm sản phẩm công nghệ cao được triển lãm tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM cuối tháng 10/2012 vừa qua, những sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam đã thu hút đông đảo người tham quan trong và ngoài nước như: sản phẩm Robot AKBOT-T1 của Công ty Robot Việt Nam sản xuất; dịch vụ Cloud Camera và Fiber Camera của công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI); phần mềm Giaothong247 của công ty TMA; Thiết bị và máy đọc mã vạch, máy tính tự động của Công ty Datalogic Việt Nam sản xuất…
Ung thư, HIV và lao là những căn bệnh hiểm nghèo hiện đang là những nhức nhối trong ngành y học, trong đó 2 căn bệnh đầu tiên có nguy cơ chữa khỏi vô cùng thấp. Theo WHO, căn bệnh ung thư đang phát triển rất nhanh trên thế giới với tỉ lệ người chết là 70% và là căn bệnh được xếp đầu danh sách cần phải được sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sử dụng công nghệ nano. Trong khi đó, ở những nước phát triển khác, công nghệ nano được ứng dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và lao.
Các nhà khoa học đã phát triển một loại pin hoàn toàn mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh thay vì các loại quặng kim loại hữu hạn như cobalt – nguyên liệu sản xuất hầu hết các loại pin hiện nay.
Trẻ lớp 1 có thể lập trình và điều khiển robot không? Câu hỏi tưởng như đùa này lại có câu trả lời thật nghiêm túc: chuyện nhỏ!
Các nhà khoa học người Israel đã phát triển thành công kỹ thuật nhiệt động (cryoablation), sử dụng nhiệt độ siêu lạnh để tiêu diệt khối u.
Ý tưởng về những chú robot có khả năng biến đổi giữa từ một chiếc xe thành người máy trong phim Transformer quả thật rất thú vị. Và bạn hãy thử tưởng tượng xem nó còn tuyệt tới mức nào nếu như robot có thể biến đổi thành bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn. Đây chính là mục tiêu mà các nhà khoa học tại đại học MIT nhắm đến.
Ở 1 thị trấn nhỏ ở Newbury, Berkshire, một lập trình viên UK đã gửi cho cộng sự của mình một vài dòng tin chào hỏi sử dụng một kỹ thuật đặc biệt vào lúc đó được gọi là Short Messaging Service. Đó là ngày 3/12/1992, người lập trình viên, Neil Papworth, của Sema Group, đã truyền 1 thông điệp qua PC tới điện thoại của Richard Jarvis, nhân viên của Vodaphone một thông điệp đó chỉ vọn vẹn 2 chữ “Merry Christmas”. Từ đó một dịch vụ ra đời phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin 1 cách riêng tư vui vẻ và dễ dàng được biết tới với cái tên SMS sau này.
Các thiết bị thông dụng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tạo nhịp tim… có thể được sạc pin từ nguồn nhiệt, các thao tác hoặc rung động của cơ thể con người.
Năm 1958, một kỹ sư của Texas Instruments tên là Jack Kilby đã lần đầu tiên tạo ra một vi mạch tích hợp, chứa các bóng bán dẫn mà giống như một công tắc bật tắt tương ứng với các bit dữ liệu 0 và 1. Kể từ đó, với những nỗ lực không mệt mỏi các kỹ sư đã cố găng tăng gấp đôi số bóng bán dẫn trên mỗi chip trong máy tính cứ sau các chu kỳ hai năm. Thông thường, giải pháp được đưa ra là giảm một nửa kích thước của bóng bán dẫn.
Không muốn lựa chọn công nghệ GPS quen thuộc và đi theo lối của nhiều người đi, nhóm Tạ Công Mạnh, Hồ Ngọc Quang và Lê Tấn Phúc sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM quyết định chọn GPS làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể tạo được một thiết bị dẫn đường do chính mình làm chủ công nghệ với mức độ tìm đường chính xác dù trên phương tiện giao thông nào. Tinh thần sáng tạo, sự tự tin, nhiều chức năng mới, thiết bị dẫn đường GPS Navigator của nhóm đã chiến thắng, đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trong Thanh Thiếu nhi TP.HCM năm 2012.