Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi đã xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.
Cụ thể vào ngày 31/3, các nhà nghiên cứu tham gia Chương trình Nam Cực của Australia đã công khai trước báo chí về việc họ đã ghi nhận nền nhiệt độ ở mức cao kỷ lục nhất từ trước đến nay. Tại trạm quan trắc Casey ở phía Đông của châu lục này, các nhà khoa học cũng đã ghi nhận nền nhiệt độ cao tới 9,2 độ C
“Các đợt nóng này được ghi nhận trong suốt 3 ngày liên tiếp với cả nhiệt độ cao nhất và thấp nhất” – Nhà sinh học tại Đại học Wollongong, Tiến sĩ Sharon Robinson cho biết
Ông Robinson cho biết thêm, trong vòng 31 năm quan trắc nhiệt độ tại Casey, mức nhiệt kỷ lục nói trên đã chênh tới 6,9 độ C so với nền nhiệt trung bình đo được ở trạm quan trắc này. Ngoài ra, nhiệt độ tối thiểu cũng cao hơn 0,2 độ C so với mức nhiệt tối thiểu trung bình.
Băng tan tại Nam Cực
Tiến sĩ Sharon Robinson và nhiều nhà khoa học trên thế giới quan ngại về ảnh hưởng của các đợt sóng nhiệt này đối với sinh thái của Nam Cực, trong đó có cả tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực là hiện tượng lũ lụt do băng tan có thể cung cấp một lượng nước lớn cho các hệ sinh thái tại châu lục này, kích thích các loại vi khuẩn, rêu, địa y, động vật không xương sống tăng trưởng và sinh sản. Bên cạnh đó, việc châu Nam Cực ấm dần lên cũng kéo theo một lượng lớn khách du lịch đến đây.
Tuy nhiên, về mặt tiêu cực là lũ lụt quá mức sẽ làm thay đổi thành phần của các cộng đồng động vật không xương sống và thảm vi khuẩn.
“Hầu hết sự sống được phát hiện tồn tại trong các ốc đảo nhưng lại không có băng ở Nam Cực và phần lớn chúng đều phụ thuộc vào hiện tượng làm tan băng tuyết để cung cấp nước” – Tiến sĩ Dana Bergstrom, đồng nghiệp của nhà khoa học Robinson cho hay.
Sự tan băng ở Tây Nam Cực
Các nhà khoa học tin rằng, mức nhiệt bất thường được ghi nhận tại Nam Cực có liên quan đến các thay đổi khí hậu ở Nam bán cầu trong mùa xuân và mùa hè vào năm 2019 vừa rồi.
“Các mô hình này bị ảnh hưởng một phần bởi tình trạng thủng tầng ozone vào cuối năm 2019, nguyên nhân là do sự ấm lên nhanh chóng của tầng bình lưu” – Nhà khoa học khí quyển Andrew Klekociuk cho biết.
Theo Cafebiz
Nhóm nghiên cứu Robotics trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa giới thiệu 2 robot khử khuẩn nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu làm việc với môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao. Đặc biệt 2 robot này còn có thể phát triển để đáp ứng nhiều việc hơn theo nhu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm.
Mới đây những hình ảnh được cung cấp bởi người dùng Twitter DongleBookPro đã thể hiện cái nhìn trực quan hơn về giao diện mới của iOS 14. Đáng chú ý hơn, có vẻ như Apple lần này đã đưa widget ra màn hình chính, mang nét tương đồng với Android.
Dassault Systèmes vừa công bố hợp tác với Học viện Thiết kế Kiến trúc Trung-Nam Trung Quốc (CSADI) để dùng công nghệ hỗ trợ việc mô phỏng và đánh giá lây lan virus trong không gian hạn chế ở bệnh viện Lôi Thần Sơn (Leishenshan) tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh… đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.
Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.
Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.
The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á
Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…