Những ngọn lửa này cháy âm ỉ dưới lòng đất trong nhiều tháng, rất lâu sau khi ngọn lửa trên bề mặt biến mất. Sau đó, chúng trở lại với một sự báo thù mới - được gọi là đám cháy thây ma.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, vùng Bắc Cực từng bị đóng băng dày đặc nhưng sau đó lại chứng kiến những đợt cháy rừng lớn trong những năm gần đây khi băng dần tan đi. Mọi thứ bắt nguồn từ một khái niệm hỏa họa do đám cháy thây ma gây ra. Giống như tên gọi của xác sống, cái gọi là “đám cháy thây ma” này rất khó tiêu diệt.
Được nuôi dưỡng bởi các loại đất giàu nhiên liệu ở Bắc bán cầu và dựa vào lượng oxy ít ỏi có sẵn bên dưới tuyết, đám cháy thây ma có thể âm ỉ trong nhiều tháng, rất lâu sau khi ngọn lửa trên mặt đất bị dập tắt từ vụ hỏa hoạn trước đó. Và đôi khi, những ngọn lửa âm ỉ suốt mùa đông có thể bùng cháy thành những ngọn lửa mới vào năm sau sau khi tuyết tan đi.
Sander Veraverbeke, Phó giáo sư tại Vrije Universiteit Amsterdam lần đầu tiên nghi ngờ hiện tượng này gây ra cháy rừng cách đây vài năm. Khi quét các hình ảnh vệ tinh cho một nghiên cứu trước đó để xem xét vai trò của sấm sét trong việc gây ra các đám cháy ở Bắc Cực, Veraverbeke cho biết ông cũng nhận thấy những đám cháy mới bùng cháy ở gần vùng đất đã cháy vào năm trước.
Ông nói: “Tôi thấy rằng trên rìa sẹo của những vết cháy từ năm trước, ngọn lửa bùng lên trở lại vào mùa xuân và những đám cháy rừng mới bắt đầu bùng phát”. Veraverbeke khẳng định, các nhà quản lý cứu hỏa địa phương xác nhận rằng, họ cũng đã quan sát thấy những đám cháy dường như vẫn tồn tại qua mùa đông. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ mức độ lan rộng của những đám cháy thây ma này như thế nào, và liệu chúng có trở nên thường xuyên hơn hay không.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, tác giả chính Rebecca Scholten của Vrije Universiteit Amsterdam, cùng với Veraverbeke và các đồng tác giả khác đã cố gắng trả lời những câu hỏi này.
Vậy đám cháy thây ma là gì? Những đám cháy thây ma (còn được gọi đám cháy giữ lại) đốt qua lớp đất đầy than bùn có thể giải phóng một lượng lớn carbon vào bầu khí quyển.
Hiểu được các điều kiện dẫn đến các đám cháy này có thể giúp các nhà quản lý cứu hỏa nhắm mục tiêu các nguồn lực vào đầu mùa cháy. Khác với đám cháy bùng phát tàn phá California và Úc trong những năm gần đây, nằm sâu trong lớp đất giàu carbon và được cách nhiệt bởi lớp tuyết dày, đám cháy thây ma có thể âm ỉ trong nhiều tháng, rất lâu sau khi lực lượng cứu hỏa dập tắt ngọn lửa trên bề mặt trước đó.
Khi tuyết tan và đất bắt đầu khô đi, ngọn lửa có thể bùng phát trở lại trên bề mặt và gây ra những ngọn lửa lớn hơn. Điều này đặt ra một vấn đề không chỉ cho con người và tài sản, mà còn cho cả khí hậu, hệ sinh thái toàn cầu, Rebecca Scholten, một nhà khoa học về Hệ thống Trái đất tại Vrije Universiteit Amsterdam ở Hà Lan, và là một trong những tác giả của nghiên cứu này nói với trang Pop Mech.
Tất nhiên, bước đầu tiên để chống lại đám cháy thây ma này là phải tìm ra được chúng. Vì vậy, Scholten và các đồng nghiệp đã tạo ra một thuật toán để giúp phát hiện đám cháy thây ma trong hình ảnh vệ tinh, và xác định các mẫu có thể giúp các nhà quản lý cứu hỏa tập trung nguồn lực của họ tốt hơn.
Đầu tiên, các nhà khoa học đã đào tạo thuật toán bằng cách sử dụng dữ liệu thực địa và viễn thám được thu thập từ năm 2005 đến 2017 từ hơn 50 ngọn lửa thây ma trong các khu rừng sâu ở Alaska và Lãnh thổ Tây Bắc của Canada.
Trong những năm được kiểm tra, nghiên cứu cho thấy các đám cháy thây ma trung bình chỉ gây ảnh hưởng 0,8% tổng diện tích đất bị đốt cháy và tạo ra 0,5% tổng lượng khí thải carbon do hỏa hoạn ở Alaska và Lãnh thổ Tây Bắc của Canada.
Tuy nhiên, đã có một số năm riêng trong đó lại chịu sự tác động khủng khiếp của kiểu đám cháy thây ma này. Trong các năm 2007, 2008 và 2010, hỏa hoạn do đám cháy thây ma gây ra cho hơn 5% diện tích đất bị đốt cháy và trữ lượng khí thải carbon do hỏa hoạn ở Alaska tạo ra. Năm 2008, một đám cháy thây ma ở Alaska đã thiêu rụi hơn 33.000 mẫu Anh khi nó thiêu rụi suốt mùa đông, diện tích ảnh hưởng bằng 38% tổng diện tích đất bị thiêu rụi của toàn bang do hỏa hoạn năm đó, các tác giả phát hiện.
Cả hai khu vực đều là nơi có những khu rừng sâu rộng lớn chứa trữ lượng lớn các loài thông, vân sam, linh sam và một số loài cây rụng lá, cũng như các loại đất giàu hỗn hợp dễ cháy chứa thực vật mục nát được gọi là đất than bùn.
Ngoài việc là nhiên liệu mạnh cho các đám cháy, các vùng đất than bùn trên thế giới còn lưu trữ một lượng lớn carbon giữ nhiệt. Theo một số ước tính, các vùng đất than bùn chứa lượng carbon nhiều gấp đôi so với tất cả các khu rừng trên thế giới cộng lại. Khi than bùn cháy, lượng carbon đó được giải phóng vào khí quyển, và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những năm có hỏa hoạn lớn và nhiệt độ trên trung bình cao có mối tương quan chặt chẽ với tỷ lệ cháy do đám cháy thây ma gây ra cao hơn.
Và mặc dù những đám cháy này có thể tồn tại trong mùa đông vẫn còn hiếm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, chúng ta nên tiếp tục theo dõi sự xuất hiện của chúng, cùng với những thay đổi khác đang biến đổi những khu rừng ở vĩ độ cao này. Nhóm cũng cảnh báo, ‘Đám cháy thây ma’ đã âm ỉ ở Bắc Cực. Chúng có thể trở nên phổ biến hơn khi hành tinh chúng ta dần nóng lên.
Cuối cùng, nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản lý cứu hỏa phân bổ nguồn lực tốt hơn trong các khu rừng sâu và ngăn chặn các đợt bùng phát nhỏ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Vì các nhà khoa học nhận thấy nhiều vụ cháy thây ma bắt đầu xung quanh mép vết hỏa hoạn của năm trước. Nhờ đó, các nhà quản lý cứu hỏa có thể tập trung nỗ lực giám sát vào khu vực đó vào những năm kế tiếp khi đã có một sự cố hỏa hoạn từng xảy ra.
Rebecca Scholten khẳng định: “Biết thêm về điều này sẽ hữu ích cho tất cả mọi người, ngay cả khi khái niệm về nó nghe có vẻ hơi đáng sợ”.
Kelsey D. Atherton là một nhà báo công nghệ quốc phòng sống tại Albuquerque, New Mexico. Trong công trình của ông về máy bay không người lái, AI gây chết người và vũ khí hạt nhân, ông đã đưa ra cái nhìn đầu tiên về rủi ro của vũ khí chiến tranh tự trị.
Ăn uống lành mạnh và bền vững trong tương lai có thể đòi hỏi một số sáng tạo thực sự nghiêm túc nên chuẩn bị từ bây giờ.
Bạn có biết trong ngôi nhà của bạn, trên bàn ăn của bạn, với sức khỏe của bạn, với những món đồ công nghệ thời thượng bạn đang cầm… đều có một phần là tặng phẩm của người da đỏ, những món quà được trao từ một lịch sử bi tráng.
Kế hoạch xâm chiếm các hành tinh khác của Elon Musk có thể đã được một nhà khoa học người Đức dự đoán từ 70 năm trước.
Mạng xã hội chia sẻ video TikTok đã xóa hơn 500.000 tài khoản ở Ý, sau sự can thiệp của cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu nước này vào đầu năm nay.
Trong lịch sử, từng có các thí nghiệm táo bạo đã đẩy giới hạn của y học ra xa chuẩn mực đạo đức, nhân văn của con người. Và câu chuyện thí nghiệm của Tiến sĩ Robert White là một ví dụ.
Các nhà khoa học vừa phát hiện, một hỗn hợp nhiên liệu hạt nhân nóng chảy ở Chernobyl vẫn âm ỉ và đang bắt đầu phản ứng sau 35 năm qua kể từ khi xảy ra vụ nổ lớn nhất trong lịch sử điện hạt nhân.
Sergei Shoigu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga gợi ý rằng, ông muốn nhân bản một nhóm chiến binh cổ đại.
Hệ sinh thái Giáo dục Samsung Edu gồm màn hình chuyên dụng dành cho giáo dục Samsung Flip 85inch, máy tính bảng, các giải pháp Giáo dục thông minh 4.0 được tích hợp giữa Flip và phần mềm dạy tiếng Hàn Quốc Visang.
Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm rộng rãi những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua thế hệ mạng 6G tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang dần nóng lên.