Bạn đã bao giờ tham gia vào một cuộc thi nhìn chằm chằm mà không chớp mắt? Thực tế mà nói, bạn khó có thể mở mắt trong thời gian dài, vì chớp mắt vốn là bản chất tự nhiên cần có của con người, nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cần phải chớp mắt?
Khi còn nhỏ, hầu hết chúng ta đều có những cuộc thi nhìn chằm chằm với anh chị em hoặc bạn bè. Bạn có thể nhìn chằm chằm không chớp mắt trong bao lâu? Mắt bạn bị khô rát và chảy nước sau đó, cuối cùng bạn sẽ bỏ cuộc. Trên thực tế, tại sao bạn cần phải chớp mắt?
Tiến sĩ Brenda Pagan-Duran, phát ngôn viên lâm sàng của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ và là bác sĩ nhãn khoa ở New Jersey cho biết, có hai lý do chính để con người phải chớp mắt. Đầu tiên, chớp mắt sẽ loại bỏ các hạt bụi khỏi mắt. “Nếu có dị vật, nó sẽ giúp loại bỏ nó, bụi hay dị vật có thể nằm dưới mí mắt hoặc bị thứ gì đó thổi vào”, cô nói với Tạp chí Live Science.
Thứ hai, chớp mắt giúp bôi trơn nhãn cầu. Đôi mắt cần một bề mặt nhẵn để ánh sáng tập trung đúng cách, để tầm nhìn không bị mờ. Hành vi chớp mắt giúp tiết ra một màng nước mắt – phần lớn bao gồm nước, dầu và chất nhầy để giữ cho bề mặt nhãn cầu trơn nhẵn. Nó cũng giúp mắt không bị khô, nếu không nó có thể gây khó chịu.
Pagan-Duran cho biết: “Khi bạn bị khô mắt ở một vùng rộng, cảm giác gần giống như bị xước trên giác mạc”, đó là lớp bảo vệ bên ngoài của mắt, Pagan-Duran nói. Điều này có thể rất đau đớn, bởi vì có nhiều đầu dây thần kinh trong giác mạc.
Màng nước mắt cũng cung cấp oxy cho mắt. Các mạch máu không đến được giác mạc, nhưng màng nước mắt trực tiếp truyền oxy đến giác mạc. Thậm chí, màng nước mắt chứa các enzym chống lại vi khuẩn và giúp mắt không bị nhiễm trùng. Màng nước mắt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và axit amin để nuôi dưỡng các tế bào trong giác mạc- cấu trúc trong suốt giống như mái vòm ở phía trước của mắt.
Chớp mắt cũng giúp ích trong thời gian bạn bị xúc động. Khi bạn khóc, bạn sẽ chớp mắt thường xuyên hơn để làm sạch nước mắt, Pagan-Duran nói. Điều này ngăn chúng tạo “hồ nước mờ” trên mắt có thể làm mờ tầm nhìn của bạn khi khóc.
Chớp mắt là một phản xạ tự nhiên, nhưng bạn cũng có thể chủ động khiến mình chớp mắt với tần số nhiều hơn bình thường. Pagan-Duran cho biết một người trung bình mất 400 mili giây để chớp mắt nhưng tốc độ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ như mệt mỏi, tình trạng sử dụng thuốc hay do một số tình trạng sức khỏe nhất định.
Hầu hết mọi người chớp mắt ở đâu đó từ 10 đến 20 lần mỗi phút, trung bình thường là khoảng 15 hoặc 16 lần, cô nói thêm. Tuy nhiên, có một số trường hợp khiến mọi người ít nhiều gì phải chớp mắt thường xuyên hơn tùy vào hoàn cảnh.
Ví dụ, bạn có thể chớp mắt thường xuyên hơn nếu có thứ gì đó rơi trong mắt, hay tình trạng dị ứng, đau mắt đỏ và các loại viêm khác cũng có thể kích hoạt phản xạ này. Theo Pagan-Duran, căng thẳng và lo lắng cũng có thể khiến bạn chớp mắt nhiều hơn. Nếu bạn có vấn đề về thị lực chưa được điều chỉnh, bạn có thể chớp mắt thường xuyên hơn vì mắt bạn đang cố gắng điều chỉnh tầm nhìn bị mờ một cách tự nhiên.
Pagan-Duran cho biết, nếu có tổn thương dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm liên quan tới hoạt động của mí mắt, một người có thể chớp mắt chậm hơn hoặc ít thường xuyên hơn. Mệt mỏi và dị ứng với một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng tương tự. Khi tập trung vào việc gì đó như xem phim, bạn có thể chớp mắt ít hơn để củng cố sự tập trung. Ví dụ, khi đọc, mọi người có xu hướng nháy mắt ở cuối câu hơn là ở giữa, cô nói.
Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, con người nên chớp mắt thường xuyên hơn mức cần thiết để bôi trơn mắt, điều này có thể giúp não bộ được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn. Pagan-Duran nói: “Đó không hoàn toàn là phần kỹ thuật bảo vệ nhãn cầu, bôi trơn và làm sạch các hạt. Chính xác thì bạn vẫn có thể chủ động chớp mắt hơn để cho bộ não nghỉ ngơi một chút”.
Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.
Đi bộ trên mặt nước là một hành vi phổ biến đối với một số hiếm loài côn trùng, bằng cách khai thác sức căng bề mặt của nước. Nhưng một câu chuyện kỳ lạ cho thấy, con bọ cánh cứng đã thực hiện cũng hành vi tương tự này, nhưng ở một hình thức khác quái lạ, đó là đi ngược dưới bề mặt của mặt nước.
Dù bạn có tin vào người ngoài hành tinh hay không, thì những năm qua vẫn có rất nhiều bức ảnh chụp vật thể bay kỳ lạ không giải thích được, kèm theo đó là các sự kiện với những câu chuyện thú vị được đặt ra.
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos vừa thông báo, hành khách thứ tư trên chuyến bay đầu tiên của công ty du lịch vũ trụ Blue Origin của ông sẽ là Wally Funk, một người từng tham gia Mercury 13- một chương trình tuyển dụng nữ phi hành gia vào những năm 1960.
Đồng hồ nguyên tử không gian sâu, thiết bị đầu tiên thuộc loại này được thử nghiệm, là một bước tiến quan trọng đối với việc điều hướng tự động theo thời gian thực trong Hệ mặt trời.
Cá và nhiều động vật biển khác vẫn có thể chết đuối do thiếu oxy.
Một bàn tay ma quái khổng lồ vừa được phát hiện vươn dài sâu thẳm trong không gian, nó cũng ấn vào một đám mây phát sáng tạo nên diện mạo thiên văn vô cùng kỳ thú.
Công bố ngày 19/5 trên tạp chí Nature, trong một nghiên cứu tiến hành ở Tây Ban Nha khẳng định, tiêm một liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca kết hợp 1 liều vaccine Covid-19 Pfizer – BioNTech tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với virus SARS-CoV-2.
TPHCM đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều người dân vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ, hiệu quả và tính an toàn của vaccine. Vì vậy việc hiểu biết đủ và đúng về vaccine để an toàn khi tiêm ngừa cũng như phòng chống dịch bệnh là điều cần thiết.
Các nhà khoa học đã nhận thấy tác động đáng kể của Covid-19 đối với não người, họ bị mất chất xám dần theo thời gian.