Sẽ có nhiều ‘khu rừng ma’ xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn

Việc tiếp xúc với nước mặn có thể làm hỏng rễ cây, khiến chúng không thể hấp thụ nước ngọt và chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển. Ảnh: @Pixabay.

Một nghiên cứu ở Bắc Carolina về khái niệm rừng ma có thể đại diện cho một điềm báo, về những gì có thể đến với các hệ sinh thái ven biển trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu đang tác động đến phần lớn những gì chúng ta coi là ‘bình thường’ trên Trái đất. Ngoài việc thay đổi các kiểu thời tiết, các dòng hải lưu và phạm vi địa lý của các loài sinh vật trên cạn và biển, sự thay đổi khí hậu đang gây ra sự mở rộng của các ‘khu rừng ma’.

Biến đổi khí hậu đang khiến các loài cây khác nhau trên thế giới chết đi. Tỷ lệ chết rừng có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm thay đổi nhiệt độ không khí và lượng mưa, thay đổi môi trường sống, sự phá hoại của côn trùng, cường độ cháy rừng tăng và mực nước biển dâng cao.

Sẽ có nhiều 'khu rừng ma' xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn - khu rung ma
Ảnh: @Pixabay.

Trong nhiều năm, Emily Ury- một nhà sinh thái học tại Đại học Duke đã đi qua những con đường ven biển của Bắc Carolina, nghiên cứu những mảng cây trơ trọi bị chết do nước biển dâng, mà các nhà khoa học gọi là “rừng ma”. Bị giết bởi nước mặn xâm nhập dọc theo Bờ biển Đại Tây Dương, chúng được xem là kịch bản thảm khốc mà các khu rừng khác trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt trong tương lai khi mực nước biển ngày càng tăng.

Rừng ma được định nghĩa là những khu rừng được tạo thành từ những cây đã chết hoặc sắp chết, được đặt tên theo vẻ ngoài xám xịt và giống như bộ xương của những cây đã chết nhưng vẫn còn nguyên. Những khu rừng này nằm ở những khu vực gần biển hơn, nơi lũ lụt, nước biển dâng và triều cường đã đẩy nước mặn vào đất liền. Nhiều cây nằm trong sinh cảnh rừng ma rất nhạy cảm với muối, và việc tiếp xúc với nước mặn có thể gây hại cho cây và dẫn đến cây chết đi nhanh chóng.

Ury biết rằng, những khu rừng ma đang ngày càng mở rộng trong khu vực, nhưng chỉ khi cô bắt đầu nhìn xuống từ trên cao bằng Google Earth, cô mới nhận ra chúng rộng lớn như thế nào.

Sẽ có nhiều 'khu rừng ma' xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn - khu rung ma 2
Ảnh: @Pixabay.

Ury cho biết: “Tôi đã tìm thấy rất nhiều khu rừng ma. Chúng đã có ở khắp mọi nơi”.

Khi đại dương xâm nhập và nước mặn dâng cao, nó giết chết cây cối và tạo ra những khu rừng ma quái này. Đó bao gồm những thân cây trơ trụi và gốc cây chết dần lộ ra, những thứ này được xem như “bia mộ” cho một hệ sinh thái ven biển từng phát triển mạnh mẽ. Ở Bắc Carolina, rừng thông, cây phong đỏ, cây có hoa Sweetgum (Liquidambar styraciflua)  và cây hạt trần Taxodium distichum đang bị thay thế bằng đầm lầy mặn, rừng ma xâm chiếm.

Cuối cùng, đầm lầy mặn hay khu rừng ma đó sẽ làm phức tạp đối với môi trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. Việc mất rừng sẽ làm giảm lưu trữ carbon, tiếp tục thúc đẩy trầm trọng tình trạng biến đổi khí hậu, và ngành nông nghiệp, ngành khai thác chế biến gỗ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước mặn di chuyển sâu vào đất liền.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm của cô đã tạo ra một thuật toán tìm kiếm hàng nghìn hình ảnh về những thay đổi trong độ che phủ rừng, tập trung vào vùng Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Cá sấu trên Bán đảo Albemarle-Pamlico, một khu vực rộng 152.000 mẫu Anh chưa bị khai thác hoặc phát triển.

Kết quả khiến cô bị sốc. Ury nói: “Tôi ngạc nhiên không chỉ bởi số lượng rừng ma mở rộng mà còn là diện tích rừng nguyên thủy của những năm 80 không còn nữa”. Từ năm 1985 đến năm 2019, hơn 10% diện tích cây che phủ của khu vực đã trở thành rừng ma.

Sẽ có nhiều 'khu rừng ma' xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn - khu rung ma 1
Ảnh: @Pixabay.

Sự chuyển đổi nhanh chóng của các khu rừng khỏe mạnh dọc theo Bắc Carolina và phần còn lại của bờ biển Đại Tây Dương và vùng Vịnh là một dấu hiệu đáng ngại khi nước mặn xâm nhập vào đất liền như ở những nơi trũng thấp như Việt Nam, Mexico, Bangladesh và thậm chí cả Ý, chúng làm nhiễm mặn nước ngọt và phá hủy ruộng lúa, đất trồng trọt và rừng.

Matthew Kirwan, phó giáo sư tại Viện Khoa học Biển Virginia, người đã nghiên cứu sự chuyển đổi từ rừng sang đầm lầy cho biết: “Những gì chúng ta thấy ở đây hôm nay sẽ xảy ra ở những nơi khác trên khắp Hoa Kỳ và trên thế giới trong những thập kỷ tới”.

Bờ biển Đại Tây Dương là một điểm nóng cho nghiên cứu rừng ma vì địa lý đặc biệt của nó. Đất ở vị thế thấp nên mực nước biển tương đối dâng nhanh hơn. Đồng bằng ven biển thấp đồng nghĩa với việc mực nước biển dâng cao xâm nhập sâu hơn, và việc thiếu đê dẫn nước mặn xâm nhập. Nghiên cứu này cho thấy rằng biến đổi khí hậu chắc chắn là một yếu tố trong việc hình thành và mở rộng các khu rừng ma, điển hình là các mảng kiến tạo địa chất dần dịch chuyển làm các khối đất lún sâu hơn, mặc dù nó không phải là duy nhất.

Dòng chảy từ nông nghiệp và các rãnh nước thải cũng có thể tạo ra các con đường cho nước mặn xâm nhập vào các vùng đất ngập nước và rừng, góp phần làm suy giảm chúng. Thông tin này là chìa khóa để thay đổi cách người lao động nông nghiệp, nhà quản lý môi trường, nhà lập kế hoạch giảm nhẹ cách can thiệp tác động tới môi trường, biến đổi khí hậu.

Sẽ có nhiều 'khu rừng ma' xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn - khu rung ma 3
Ảnh: @Pixabay.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu xem việc mất rừng ven biển sẽ ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào. Lindsey Smart, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Không gian Địa lý của Đại học Bang North Carolina đã chuyển sang công nghệ hình ảnh vệ tinh và LIDAR, sử dụng xung lazer để lập bản đồ vùng đất, nhằm kiểm tra sự trỗi dậy của những khu rừng ma ở Bắc Carolina và xem ảnh hưởng đến việc lưu trữ carbon, một bộ đệm quan trọng chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Cô nói: “Một lợi ích thực sự tuyệt vời của những khu rừng ven biển khỏe mạnh là chúng có thể cô lập và lưu trữ carbon trên mặt đất và dưới mặt đất. Khi các khu rừng ven biển chuyển sang đầm lầy hay rừng ma, chúng ta sẽ mất lượng carbon trên mặt đất”.

“Một số carbon được thải vào khí quyển và một số dịch chuyển đến những nơi khác lưu trữ carbon như đất và đầm lầy. Còn bao nhiêu vẫn chưa chắc chắn”, cô nói thêm.

Có thể bạn quan tâm
Máy bay vận tải Airbus thử nghiệm thành công Hệ thống tiếp nhiên liệu tự động trên không

Máy bay vận tải tiếp nhiên liệu đa năng Airbus A330 MRTT đã hoàn thành giai đoạn phát triển hệ thống tiếp nhiên liệu tự động (A3R) sau chiến dịch bay thử thành công.

Sự thật về đám cháy thây ma sống dậy tàn phá Trái Đất

Những ngọn lửa này cháy âm ỉ dưới lòng đất trong nhiều tháng, rất lâu sau khi ngọn lửa trên bề mặt biến mất. Sau đó, chúng trở lại với một sự báo thù mới – được gọi là đám cháy thây ma.

Vũ khí chiến tranh tự trị có thể mắc sai lầm đắt giá

Kelsey D. Atherton là một nhà báo công nghệ quốc phòng sống tại Albuquerque, New Mexico. Trong công trình của ông về máy bay không người lái, AI gây chết người và vũ khí hạt nhân, ông đã đưa ra cái nhìn đầu tiên về rủi ro của vũ khí chiến tranh tự trị.

Giòi và tảo sẽ là thức ăn bền vững trong tương lai của nhân loại

Ăn uống lành mạnh và bền vững trong tương lai có thể đòi hỏi một số sáng tạo thực sự nghiêm túc nên chuẩn bị từ bây giờ.

500 năm những món quà của người da đỏ vẫn giá trị

Bạn có biết trong ngôi nhà của bạn, trên bàn ăn của bạn, với sức khỏe của bạn, với những món đồ công nghệ thời thượng bạn đang cầm… đều có một phần là tặng phẩm của người da đỏ, những món quà được trao từ một lịch sử bi tráng.

Người có tên “Elon” sẽ xâm chiếm sao Hỏa, điều đã được tiên đoán từ 70 năm trước

Kế hoạch xâm chiếm các hành tinh khác của Elon Musk có thể đã được một nhà khoa học người Đức dự đoán từ 70 năm trước.

TikTok cấm trẻ “dưới 13 tuổi” sử dụng sau khi cô bé 10 tuổi người Ý dùng thắt lưng siết cổ vì đu trend

Mạng xã hội chia sẻ video TikTok đã xóa hơn 500.000 tài khoản ở Ý, sau sự can thiệp của cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu nước này vào đầu năm nay.

Ám ảnh ca cấy ghép đầu khỉ thành công đầu tiên trên thế giới

Trong lịch sử, từng có các thí nghiệm táo bạo đã đẩy giới hạn của y học ra xa chuẩn mực đạo đức, nhân văn của con người. Và câu chuyện thí nghiệm của Tiến sĩ Robert White là một ví dụ.

Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập

Các nhà khoa học vừa phát hiện, một hỗn hợp nhiên liệu hạt nhân nóng chảy ở Chernobyl vẫn âm ỉ và đang bắt đầu phản ứng sau 35 năm qua kể từ khi xảy ra vụ nổ lớn nhất trong lịch sử điện hạt nhân.

Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước

Sergei Shoigu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga gợi ý rằng, ông muốn nhân bản một nhóm chiến binh cổ đại.