Ý tưởng về những chú robot có khả năng biến đổi giữa từ một chiếc xe thành người máy trong phim Transformer quả thật rất thú vị. Và bạn hãy thử tưởng tượng xem nó còn tuyệt tới mức nào nếu như robot có thể biến đổi thành bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn. Đây chính là mục tiêu mà các nhà khoa học tại đại học MIT nhắm đến.
Họ đang có ý định xây dựng một chuỗi các module có động cơ từ tính được nối với nhau. Mỗi mắt xích trong đó được gọi là một “milli-motein”. Chúng sở khả năng gập lại theo nhiều hình dạng, góc độ khác nhau trong không gian ba chiều, giống với phương thức mà các phân tử protein sinh học xếp mình lại để vừa với kích thước nhỏ bé của tế bào.
Với nguyên lí gập như trên, các milli-motein còn có thể kết hợp với những chuỗi mắt xích đứng gần nó để cấu thành một khối to hơn, làm được nhiều việc hơn. Chính vì thế, trên lý thuyết, sản phẩm của đại học MIT có thể biến thành bất kì thứ gì mà người dùng mong muốn, miễn là có đủ số mắt xích cần thiết. Những milli-motein sẽ có kích thước rất đa dạng, từ nhỏ như các phân tử cho đến những khối to lớn hơn có thể gập thành một vật to bằng con người. Ngoài ra, một khi đã biến hình hoàn tất, nó sẽ không tốn thêm năng lượng để duy trì trạng thái của mình.
Một chuỗi bốn “milli-motein” bao gồm bốn module kích thước 1cm được kết nối với nhau
Tôn Bảo (Theo MIT)
Ở 1 thị trấn nhỏ ở Newbury, Berkshire, một lập trình viên UK đã gửi cho cộng sự của mình một vài dòng tin chào hỏi sử dụng một kỹ thuật đặc biệt vào lúc đó được gọi là Short Messaging Service. Đó là ngày 3/12/1992, người lập trình viên, Neil Papworth, của Sema Group, đã truyền 1 thông điệp qua PC tới điện thoại của Richard Jarvis, nhân viên của Vodaphone một thông điệp đó chỉ vọn vẹn 2 chữ “Merry Christmas”. Từ đó một dịch vụ ra đời phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin 1 cách riêng tư vui vẻ và dễ dàng được biết tới với cái tên SMS sau này.
Các thiết bị thông dụng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tạo nhịp tim… có thể được sạc pin từ nguồn nhiệt, các thao tác hoặc rung động của cơ thể con người.
Năm 1958, một kỹ sư của Texas Instruments tên là Jack Kilby đã lần đầu tiên tạo ra một vi mạch tích hợp, chứa các bóng bán dẫn mà giống như một công tắc bật tắt tương ứng với các bit dữ liệu 0 và 1. Kể từ đó, với những nỗ lực không mệt mỏi các kỹ sư đã cố găng tăng gấp đôi số bóng bán dẫn trên mỗi chip trong máy tính cứ sau các chu kỳ hai năm. Thông thường, giải pháp được đưa ra là giảm một nửa kích thước của bóng bán dẫn.
Không muốn lựa chọn công nghệ GPS quen thuộc và đi theo lối của nhiều người đi, nhóm Tạ Công Mạnh, Hồ Ngọc Quang và Lê Tấn Phúc sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM quyết định chọn GPS làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể tạo được một thiết bị dẫn đường do chính mình làm chủ công nghệ với mức độ tìm đường chính xác dù trên phương tiện giao thông nào. Tinh thần sáng tạo, sự tự tin, nhiều chức năng mới, thiết bị dẫn đường GPS Navigator của nhóm đã chiến thắng, đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trong Thanh Thiếu nhi TP.HCM năm 2012.
Ngày 7/11 vừa qua, giới chức New Zealand cho biết rằng vùng lãnh thổ Tokelau do họ quản lí đã có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời để cấp điện cho cư dân. Nhiều tấm pin năng lượng đã được xây dựng trên ba hòn đảo Atafu, Nukunonu và Fakaofo và hồi đầu tuần này, panel cuối cùng đã vào vị trí của mình, sẵn sàng đưa hệ thống vào vận hành.
Một công ty của Mỹ đã phát minh ra sản phẩm bếp lò đốt củi có khả năng chuyển sức nóng từ lửa thành điện để sạc pin cho các thiết bị cầm tay như điện thoại di động hay máy tính bảng.
Sony vừa giới thiệu một bộ sạc pin di động CL-A2LAS với dung lượng 4.000 mAh để dùng với các thiết bị sạc qua cổng USB. Điểm đặc biệt của bộ sạc này đó là một tay cầm cho phép người dùng quay để cung cấp năng lượng bổ sung khi đã hết điện, ngoài cách gắm ổ cắm điện như bình thường. Bạn sẽ phải quay tay cầm trong vòng ba phút để cung cấp điện năng đủ cho một -phút gọi điện.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể cung cấp những lệnh cảnh báo sóng thần nhanh hơn hệ thống đang được triển khai hiện nay. Đây là khẳng định của những nhà nghiên cứu Đức sau khi tìm hiểu về trận động đất sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011.
Trong vài tháng vừa qua, báo chí liên tiếp đưa tin những vụ cướp vàng xảy ra với mật độ ngày càng nhiều trên các tỉnh thành trong cả nước. Có những vụ án thực sự nghiêm trọng, đau thương đã giấy lên hồi chuông cảnh giác mọi người nói chung cũng như các hiệu vàng nói riêng. Tuy nhiên, cũng qua các vụ án ấy, việc ứng dụng công nghệ trong việc bảo về như chuông báo động, đặc biệt là camera ghi hình chưa cho thấy sự phát huy hiệu quả-các hình ảnh không nét để thấy rõ mặt tội phạm, hệ thống báo động không reo đúng lúc… Liệu trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp này, việc đầu tư lớn cho công nghệ bảo vệ có cần thiết?