Robot Canadam2 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế bị thủng một lỗ sau cú va chạm với mảnh vỡ không gian

Các mảnh vỡ quỹ đạo tấn công cánh tay robot ISS và để lại dấu vết. Ảnh: @NASA.

Ngay cả khi mảnh vỡ va vào trạm ISS là nhỏ, nhưng những mảnh vỡ nhỏ đó có thể di chuyển với tốc độ lên tới 25.266 km/giờ. Một cú va chạm mạnh gần đầy đã làm cánh tay robot bị thủng một lỗ.

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Canada cho Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là Canadianarm2, một cánh tay robot dài gần 18m được cố định trên trạm vũ trụ trong 20 năm, giúp thực hiện các nhiệm vụ bảo trì, và vận chuyển hàng hóa cho trạm ISS.

Thế nhưng, một mối quan tâm đáng kể đối với các phi hành gia trên ISS là các mảnh vỡ quỹ đạo quay vòng quanh hành tinh, và có thể gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho trạm vũ trụ này. Trong khi các mảnh vỡ quỹ đạo chưa bao giờ là một vấn đề phổ biến đối với ISS và các phi hành gia trên trạm, thì gần đây một vụ va chạm với các mảnh vỡ quỹ đạo đã xảy ra.

Cụ thể, cánh tay robot Canadianarm2 gắn với ISS được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và các vật thể khác bên ngoài trạm vũ trụ đã bị một mảnh vỡ quỹ đạo va vào.

Robot Canadam2 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế bị thủng một lỗ sau cú va chạm với mảnh vỡ không gian - nasa 2
Ảnh: @NASA.

Không rõ chính xác thời điểm vụ va chạm xảy ra. Sự hư hại đối với cánh tay robot đã được nhận thấy trong cuộc kiểm tra định kỳ cánh tay vào ngày 12/5 vừa qua. Cơ quan Vũ trụ Canada và NASA phối hợp với nhau để chụp ảnh chi tiết của khu vực và đánh giá tác động ở tại bộ phận bị tổn thương của cánh tay robot. Cơ quan vũ trụ Candada nói rằng, các phân tích cho thấy cú va chạm hiện tại không làm ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của cánh tay robot.

Các cơ quan vũ trụ báo cáo rằng, thiệt hại cho cánh tay robot chỉ giới hạn ở một phần nhỏ của cần và vùng chắn nhiệt. Canadianarm2 dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động theo kế hoạch đầy đủ, bao gồm cả việc nâng Dextre vào vị trí để thay thế hộp công tắc nguồn bị lỗi. Cả NASA và Cơ quan Vũ trụ Canada đều cho biết, họ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu để kết luận phân tích, và các hoạt động của cánh tay robot trong thời gian ngắn vẫn đang tiếp tục theo kế hoạch đề ra, cũng như họ sẽ đánh giá thêm các rủi ro trong tương lai.

Robot Canadam2 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế bị thủng một lỗ sau cú va chạm với mảnh vỡ không gian - nasa 1
Ảnh: @NASA.

NASA và các cơ quan đối tác có một danh sách dài các hướng dẫn để đảm bảo rằng phi hành đoàn trên trạm vũ trụ được an toàn. Cả NASA và CSA đều cho biết sự an toàn của các phi hành gia trên ISS là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các đối tác của trạm.

Mặc dù lần này ISS có vẻ đã gặp may, nhưng vấn đề về các mảnh vỡ không gian dường như đang gia tăng.

Kể từ khi phóng Sputnik 1 vào năm 1957, các mảnh vỡ không gian đã tích tụ. Theo một báo cáo từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, ước tính có khoảng 130 triệu mảnh vỡ của vật chất do con người tạo ra nhỏ hơn một milimet đang quay quanh Trái đất ngay lúc này. Ước tính đó không bao gồm bụi không gian tự nhiên. Do di chuyển với vận tốc cực lớn, ngay cả những mảnh vỡ nhỏ này cũng gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho ISS, cũng như các thiết bị vệ tinh, không gian khác đang hoạt động trong vũ trụ.

“Để tiếp tục hưởng lợi từ khoa học, công nghệ và dữ liệu mà hoạt động trong không gian mang lại, điều quan trọng là chúng ta phải tuân thủ tốt hơn các hướng dẫn để giảm thiểu mảnh vỡ không gian hiện có trong thiết kế và vận hành tàu vũ trụ”, người đứng đầu Văn phòng Kiểm soát Mảnh vỡ Không gian của ESA, Tim Florer cho biết trong một tuyên bố.

Có thể bạn quan tâm
Ngắm quang cảnh đẹp tuyệt vời trên sao Hỏa lần đầu được công bố

Dù có biệt danh là Hành tinh Đỏ, nhưng với sao Hỏa nó còn nhiều thứ thú vị hơn là chỉ có đá và bụi đỏ. Nhiều bộ ảnh do NASA chụp lại cho thấy rất nhiều vẻ đẹp và sự hấp dẫn tiềm ẩn của hành tinh này.

Bức thư viết tay của thiên tài vật lý Albert Einstein chứa phương trình E = mc2 bán giá khủng

Bức thư đầy đủ do Einstein viết cho nhà vật lý đối thủ Silberstein bằng tiếng Đức. Đây cũng là một trong bốn ví dụ được biết đến về phương trình nổi tiếng do chính tay nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein viết ra.

Những công nghệ từ chiến trường đi vào cuộc sống

Chiến tranh không hẳn là một chủ đề đáng để vui mừng, nhưng công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong nó. Khi các quốc gia xảy ra chiến tranh, nước nào có công nghệ tốt nhất mới có khả năng chiến thắng cao. Điều đó luôn là như vậy, cho dù nói về vũ khí được sử dụng hàng trăm năm trước hay công nghệ được sử dụng trong các cuộc xung đột gần đây hơn. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chia sẻ về cách các công nghệ quân sự trong thế kỷ 20 và 21 mở lối vào đời sống con người, cải thiện thế giới nói chung.

Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Đầu tháng tới, NASA sẽ đưa một loạt các thí nghiệm khoa học lên một khoang chở hàng gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Điều thú vị là một trong những thí nghiệm này liên quan đến các con mực nhỏ vô cùng đáng yêu.

Nghiên cứu cách lợn thở bằng mông để tìm giải pháp thay máy thở cho người điều trị Covid-19

Chuột và lợn đều có chung một siêu năng lực bí mật: Chúng đều có thể sử dụng ruột để thở, và các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này bằng cách bơm oxy tới mông của chúng qua trực tràng.

Nàng robot Ai-Da tự họa chân dung

Bức tranh đặt ra câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong xã hội loài người.

NASA khám phá tiềm năng của công việc làm vườn trong không gian

Làm thế nào các phi hành gia thoát khỏi sự nhàm chán bằng cách làm vườn trong không gian?

Bí mật về hệ thống tim mạch của hươu cao cổ

Đứng cao tới 6m, hươu cao cổ đòi hỏi mức huyết áp cao đáng sợ, nhưng chúng vẫn thoát khỏi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không như ở những con người mắc chứng huyết áp cao. Vậy sự thật bí ẩn đằng sau điều này là gì?

Sẽ có nhiều ‘khu rừng ma’ xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn

Một nghiên cứu ở Bắc Carolina về khái niệm rừng ma có thể đại diện cho một điềm báo, về những gì có thể đến với các hệ sinh thái ven biển trên toàn thế giới.

Máy bay vận tải Airbus thử nghiệm thành công Hệ thống tiếp nhiên liệu tự động trên không

Máy bay vận tải tiếp nhiên liệu đa năng Airbus A330 MRTT đã hoàn thành giai đoạn phát triển hệ thống tiếp nhiên liệu tự động (A3R) sau chiến dịch bay thử thành công.