Qualcomm hợp tác cùng NASA phát triển dự án trực thăng sao Hoả

Qualcomm vừa công bố dự án hợp tác cùng NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) trong dự án phát triển Trực thăng sao Hỏa để thúc đẩy sự đổi mới trong Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL).

Được phát triển từ năm 2014, dự án trực thăng sao Hỏa có ý nghĩa như một sự biểu diễn về công nghệ của JPL để cho thấy cách mà chiếc trực thăng sao Hoả mang tên Ingenuity sẽ có thể mở rộng giới hạn của việc khám phá, nghiên cứu và thu thập dữ liệu về không gian cho các nhiệm vụ và thiết kế trong tương lai như thế nào.

Nền tảng Qualcomm Flight tập hợp những tính năng phù hợp với yêu cầu của JPL

Dự án được xem là đỉnh cao của quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt và đổi mới, JPL sử dụng các sản phẩm của Qualcomm Technologies để mở rộng khả năng tự động của Ingenuity.

Qualcomm hợp tác cùng NASA phát triển dự án trực thăng sao Hoả - Ingenuity 1

Những thách thức đặc biệt với việc vận hành máy bay trực thăng sao Hoả chính là tín hiện mất đến vài phút mới đến được, việc điều khiển máy bay trong thời gian thực là điều không thể. Do đó máy bay phải vận hành với với độ trễ từ 3-22 phút.

Theo Qualcomm, nền tảng Qualcomm Flight của họ hoàn toàn giải quyết được vấn đề vận hành của máy bay trực thăng trên sao Hoả dù ban đầu nền tảng này không được thiết kế để du hành vũ trụ. Nền tảng đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tự động tiêu thụ điện năng thấp.

Bức xạ trên sao Hỏa và điều kiện khí quyển cũng là những điều cần cân nhắc quan trọng đối với JPL trong việc xác định lựa chọn nền tảng robot phù hợp. Nhiệt độ khắc nghiệt và chu kỳ thay đổi nhiệt độ có thể làm mòn các bộ phận rất nhanh. Một số dạng bức xạ không gian sẽ làm hỏng silicon dần dần hoặc đột ngột.

Thông qua phân tích của JPL, họ có thể xác định rằng một số đặc tính nhất định của công nghệ Qualcomm Flight sẽ giảm rủi ro gặp lỗi và đáp ứng đủ điều kiện cho chuyến bay đầu tiên đến hành tinh khác.

Qualcomm hợp tác cùng NASA phát triển dự án trực thăng sao Hoả - Ingenuity 3

Nền tảng Qualcomm Flight tập trung vào điện toán di động không đồng nhất, điều hướng thông qua đo thị giác quán tính và tính năng hỗ trợ bay – tất cả đều nằm trong một kích thước cực kỳ nhỏ và có độ bền cao chính là những tính năng cần thiết khi JPL xem xét các hạn chế của việc vận hành từ xa một chiếc trực thăng trên sao Hỏa và các thuật toán phức tạp mà nó sẽ cần phải tính toán.

Chuyến bay tự vận hành bằng trực thăng trên sao Hỏa rất quan trọng để điều hướng đến các khu vực mà Rover (thiết bị thám hiểm bề mặt hành tinh) không thể dễ dàng tiếp cận, đồng thời mở ra các khả năng mới cho việc khám phá, thu hình với độ phân giải cao và di chuyển xa hơn nhờ tốc độ nhanh hơn.

Nền tảng phát triển robot Snapdragon Flight

Dự án này cũng đã cho Qualcomm cơ hội đặc biệt để kiểm tra nền tảng trước các điều kiện khắc nghiệt mà Ingenuity sẽ phải tiếp xúc. Thử nghiệm này cũng tạo ra những bài học giá trị giúp ứng dụng vào các nhiệm vụ trong tương lai.

Qualcomm Flight cũng được sử dụng trong hệ thống liên lạc của Mars Rover. Khả năng tính toán của Qualcomm Flight trên Rover xử lý các bức ảnh do trực thăng chụp lại. Điều này cho phép cả Ingenuity và Rover làm việc song song để thu thập và chuẩn bị những bức ảnh đẹp nhất có thể để gửi về cho nhóm JPL ở Trái Đất.

Dự án này sẽ định hình sự phát triển công nghệ trong tương lai để khám phá không gian thông qua việc tận dụng công nghệ thương mại và nghiên cứu, giúp thúc đẩy sự đổi mới hơn nữa trong lĩnh vực robot tại Qualcomm Technologies. Kể từ khi giới thiệu Qualcomm Flight, Qualcomm đã giới thiệu các nền tảng Robot Qualcomm khác cho nhiều sự án mới trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm
Một tỷ năm nữa Trái đất sẽ hết oxy, động thực vật bị tuyệt chủng, chỉ còn lại vi khuẩn

Nghiên cứu bằng hệ thống máy tính lượng tử, các nhà khoa học cho rằng, khoảng một tỷ năm nữa, bầu khí quyển của Trái đất sẽ chứa rất ít oxy, mặt trời già đi, động thực vật bị tuyệt chủng hàng loạt… Trái đất khi đó sẽ quay về giống như lúc bắt đầu thuở sơ khai cách đây 2,5 tỷ năm.

Ngành an ninh mạng cần phụ nữ cầm trịch để mở rộng lăng kính chống tội phạm

Một nghiên cứu mới cho thấy các công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới liên tục không bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quản lý hàng đầu.

Gliese 486 b: Hành tinh ‘siêu trái đất’ giúp tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ

Hành tinh đá Gliese 486 b có thể sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý của giới thiên văn trong vài năm tới.

Ai đang dẫn đầu bằng sáng chế 5G?

Ai dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về bằng sáng chế 5G? Một cách để trả lời câu hỏi này là phân tích số lượng bằng sáng chế 5G thuộc sở hữu của các công ty khác nhau trên toàn cầu.

Những cơ sở nghiên cứu độc đáo của các dự án khoa học viễn tưởng năm 2021

Năm 2021, hàng loạt các dự án khoa học viễn tưởng được triển khai nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học. Các cơ sở nghiên cứu khoa học theo đó cũng được xây dựng cải tiến theo mô hình rất đặc thù.

Người xem stream trên điện thoại cao gấp 4 lần trong mùa dịch

Trong báo cáo mới nhất về ngành stream trên thiết bị di động, Adjust cho biết 52,5% người dùng toàn cầu stream nhiều nội dung hơn trên điện thoại kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát

NVIDIA ra mắt dòng card đồ họa riêng cho giới đào tiền “ảo”, giữa lúc cháy hàng

Dòng card đồ họa dành riêng cho giới đào tiền ảo sẽ gồm 4 dòng sản phẩm 30HX, 40HX, 50HX và 90HX. Tất cả đều được phát triển với bộ xử lý đồ họa hoàn toàn mới được NVIDIA gọi là CMP (Cryptocurrency Mining Processor – Bộ xử lý Khai thác Tiền điện tử).

Dassault Systèmes ra sản phẩm thiết kế 3D công nghệ đám mây

Các sản phẩm mới dựa trên công nghệ đám mây đã được công bố tại sự kiện 3DEXPERIENCE World 2021, hướng đến xây dựng kiến thức và phương pháp bằng việc tiếp cận các ứng dụng ưu việt dành cho thiết kế 3D, kỹ thuật và phối hợp làm việc

Công nghệ bảo mật bằng mạch máu sẽ thành xu hướng vì khó làm giả

Công nghệ bảo mật sinh trắc học ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, ngoài bảo mật vân tay, gương mặt, mống mắt, giọng nói… các nhà nghiên cứu đang phát triển công nghệ bảo mật bằng mạch máu trên mu bàn tay.

Tàu thăm dò Perseverance đã đáp thành công xuống bề mặt sao Hỏa

Cuối cùng thì Perseverance- tàu thăm dò sao Hỏa mới nhất của NASA cũng chính thức đáp xuống bề mặt sao Hỏa thành công vào rạng sáng nay 19/2, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hành trình khám phá Hành tinh đỏ, tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại và thu thập các mẫu đá, đất đá bị vỡ để mang về Trái đất.