GPS Navigator: Vượt trên cả một thiết bị định vị

Không muốn lựa chọn công nghệ GPS quen thuộc và đi theo lối của nhiều người đi, nhóm Tạ Công Mạnh, Hồ Ngọc Quang và Lê Tấn Phúc sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM quyết định chọn GPS làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể tạo được một thiết bị dẫn đường do chính mình làm chủ công nghệ với mức độ tìm đường chính xác dù trên phương tiện giao thông nào. Tinh thần sáng tạo, sự tự tin, nhiều chức năng mới, thiết bị dẫn đường GPS Navigator của nhóm đã chiến thắng, đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trong Thanh Thiếu nhi TP.HCM năm 2012.

Ba hòn đảo nhỏ của vùng lãnh thổ Tokelau sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời

Ngày 7/11 vừa qua, giới chức New Zealand cho biết rằng vùng lãnh thổ Tokelau do họ quản lí đã có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời để cấp điện cho cư dân. Nhiều tấm pin năng lượng đã được xây dựng trên ba hòn đảo Atafu, Nukunonu và Fakaofo và hồi đầu tuần này, panel cuối cùng đã vào vị trí của mình, sẵn sàng đưa hệ thống vào vận hành.

Lò đốt củi có thể sạc pin điện thoại

Một công ty của Mỹ đã phát minh ra sản phẩm bếp lò đốt củi có khả năng chuyển sức nóng từ lửa thành điện để sạc pin cho các thiết bị cầm tay như điện thoại di động hay máy tính bảng.

Sony giới thiệu bộ sạc pin dùng tay

Sony vừa giới thiệu một bộ sạc pin di động CL-A2LAS với dung lượng 4.000 mAh để dùng với các thiết bị sạc qua cổng USB. Điểm đặc biệt của bộ sạc này đó là một tay cầm cho phép người dùng quay để cung cấp năng lượng bổ sung khi đã hết điện, ngoài cách gắm ổ cắm điện như bình thường. Bạn sẽ phải quay tay cầm trong vòng ba phút để cung cấp điện năng đủ cho một -phút gọi điện.

GPS có thể cảnh báo sóng thần nhanh hơn hiện nay

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể cung cấp những lệnh cảnh báo sóng thần nhanh hơn hệ thống đang được triển khai hiện nay. Đây là khẳng định của những nhà nghiên cứu Đức sau khi tìm hiểu về trận động đất sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011.

Camera an ninh, chưa lấy được lòng tin

Trong vài tháng vừa qua, báo chí liên tiếp đưa tin những vụ cướp vàng xảy ra với mật độ ngày càng nhiều trên các tỉnh thành trong cả nước. Có những vụ án thực sự nghiêm trọng, đau thương đã giấy lên hồi chuông cảnh giác mọi người nói chung cũng như các hiệu vàng nói riêng. Tuy nhiên, cũng qua các vụ án ấy, việc ứng dụng công nghệ trong việc bảo về như chuông báo động, đặc biệt là camera ghi hình chưa cho thấy sự phát huy hiệu quả-các hình ảnh không nét để thấy rõ mặt tội phạm, hệ thống báo động không reo đúng lúc… Liệu trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp này, việc đầu tư lớn cho công nghệ bảo vệ có cần thiết?