Chiều tối ngày 28/8, công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội đã bùng cháy dữ dội và lan sang cả nhà dân. Không thiệt hại về người, chỉ thiệt hại về tài sản, nhưng đám cháy đang để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân trong khu vực.
Chiều ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy. Đám cháy đã sinh ra nhiều khói, bụi nên không khí đã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân trong khu vực. Chính quyền nơi đây đang yêu cần người dân tự theo dõi sức khoẻ của mình và người thân, nếu có các biểu hiện bất thường như ho, sốt, đau ngực cần đi khám để xử lý kịp thời.
Khu vực ô nhiễm bị ảnh hưởng bởi đám cháy (ảnh internet)
Công ty Rạng Đông là nhà máy chuyên sản xuất bóng đèn và bình phích nước, vụ cháy ở khu vực kho chứa hàng hoá gây thiệt hại không chỉ những sản phẩm, vật tư trong kho mà còn phát tán ra không khí những hoá chất độc hại, đặc biệt là thuỷ ngân được dùng để làm tráng cách nhiệt phích nước và lưu huỳnh trong các bóng đèn.
Nguy cơ ngộ độc thuỷ ngân
Trong các hoá chất bị cháy của công ty Rạng Đông, thuỷ ngân là hoá chất nguy hại nhất. Thuỷ ngân được sử dụng một lượng lớn tráng bạc phủ bên ngoài phích nước để cách nhiệt. Đây là một dạng kim loại nặng, độc hại và có khả năng đã phát tán ra không khí, đất theo vụ cháy.
Chất độc thuỷ ngân dễ dàng được cơ thể hấp thụ qua da, hô hấp và ăn thực phẩm bị nhiễm thuỷ ngân ảnh hưởng đến thần kinh, nội tiết và các cơ hàm mặt. Thuỷ ngân độc đến mức chỉ một đến hai giọt trên da cũng có thể gây tử vong. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm hoặc hít thở không khí bị nhiễm thuỷ ngân trong thời gian dài có thể gây tổn thương não và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Một trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng bởi thuỷ ngân (ảnh Internet)
Các biểu hiện khác của ngộ độc thuỷ ngân là tay chân run giật, viêm lợi, thường xuyên chảy nước miếng, kém ăn, bất ổn về tâm lý, giảm thính giác, hẹp thị trường… Trường hợp vô tình nuốt phải thuỷ ngân có thể gây nôn ra máu, hoại tử ống thận dẫn đến suy thận, rối loạn nước và điện giải dẫn đến tử vong.
Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, nếu hít phải quá nhiều khói có khả năng gây viêm phổi cấp tính, thể trạng nhẹ sẽ tự giảm sau 1 tuần, diễn biến nặng hơn có thể gây suy hô hấp và tử vong. Vì vậy nếu có các biểu hiện của ngộ độc thuỷ ngân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Ngộ độc lưu huỳnh từ đám cháy
Dù chưa có ghi nhận về các trường hợp tử vong do ăn phải quá nhiều lưu huỳnh, nhưng khi cháy lưu huỳnh khi cháy sinh ra khí SO2, người dân gần đó khi hít phải khí này sẽ gây các bệnh về đường hô hấp. Không chỉ vậy lưu huỳnh còn gây ảnh hưởng môi trường trong thời gian dài do có thể tiêu diệt các loài vi sinh vật và sinh vật không xương sống. Lưu huỳnh có thể làm ô nhiễm nguồn nước, đất đai, gây nguy hiểm cho sinh vật sống và vi sinh. Việc sử dụng thức ăn, nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh sẽ gây ngộ độc.
Bột lưu huỳnh (ảnh Internet)
Ngộ độc lưu huỳnh thời gian dài sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, suy hô hấp, suy thận và tim mạch… Các biểu hiện của ngộ độc lưu huỳnh như đau đầu, tức ngực, ngạt mũi, chảy nước mắt… Ngộ độc lưu huỳnh không nghiêm trọng như ngộ độc thuỷ ngân, nhưng với người già và trẻ em có thể gây các biến chứng không mong muốn. Do đó để bảo đảm an toàn, nếu được người dân trong khu vực cần sơ tán đến khi không khí sạch hơn.
Ngộ độc chì từ sản phẩm, thiết bị
Ngoài thuỷ ngân và lưu huỳnh trong đám cháy còn có nhiều hoá chất độc hại bị phát tán khi cháy trong đó có chì, một loại kim loại nặng thường được thấy trong các chất liệu đốt như xăng dầu, sơn, công nghệ tráng phủ trên kim loại… Ngoài việc phát tán vào không khí trong đám cháy, chì có thể làm ô nhiễm đất, mạch nước ngầm và thẩm thấu lên thực vật và động vật sinh trưởng trên nền đất bị nhiễm chì.
Khi tiếp xúc với không khí, nước, bụi, thực phẩm bị nhiễm chì… cơ thể sẽ có các triệu chứng đau bụng, táo bón, nhức đầu, khó chịu, rối loạn trí nhớ, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân… Trong những trường hợp nặng ngộ độc chì có thể gây thiếu máu, động kinh, hôn mê, hoặc tử vong. Ngộ độc chì có biểu hiện nhẹ nhưng lại gây biến chứng nghiêm trọng. Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân cần nhanh chóng đến cơ quan y tế để kiểm tra.
Biểu hiện của một người bị nhiễm độc chì (ảnh Internet)
Ban hành khuyến cáo và thu hồi khuyến cáo
Các chuyên gia trong các ngành liên quan nhận định, khói bụi của vụ cháy này có thể kèm theo thuỷ ngân, lưu huỳnh, photpho, bột kẽm, chì, và nhiều hóa chất khác gây nguy hại cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Các cơ quan chức năng cũng đã cử cán bộ y tế đến kiểm tra sức khoẻ của người dân. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ghi nhận các ảnh hưởng về sức khoẻ của đám cháy.
Cũng trong ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình nhanh chóng đưa ra khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm được nuôi trồng trong bán kính 1km từ tâm đám cháy trong 21 ngày. Người già, trẻ em, người bệnh cần được sơ tán khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi khói bụi trong 10 ngày. Người dân trong khu vực nên đeo khẩu trang, uống nhiều nước sạch, không sử dụng nước và thực phẩm nuôi trồng trong khu vực trong thời gian 21 ngày.
Cập nhật:
à Vương Thị Vân Khánh – Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân cho biết, Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã ký quyết định thu hồi văn bản khuyến cáo do ban hành không đúng thẩm quyền và không có cơ sở. Hiện quận đang phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết hậu quả vụ cháy và sẽ công khai khi có kết quả.
Mức bức xạ của một số mẫu điện thoại Samsung Galaxy và Apple iPhone cao hơn mức an toàn đang khiến nhiều người lo lắng mỗi khi mang chúng trong túi quần, áo.
Ngày 27/8, tàu vũ trụ Soyuz MS-14 chở robot dạng người đầu tiên của Nga mang tên Fedor đã kết nối thành công tại Trạm vũ trụ quốc tế sau nỗ lực ghép nối lần thứ 2.
Thuốc lá điện tử sẽ ngay lập tức gây hại lên hệ thống mạch máu của người hút ngay từ lần hút đầu tiên.
Chính xác điều gì đã khiến một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới trở nên hấp dẫn trong chiến lược của Mỹ?
Từ vụ việc chiếc VinFast Fadil gặp nạn ở Hải Dương nhưng không bung túi khí khiến người dùng hoang mang về khả năng bảo vệ của túi khí trên xe hơi khi có tai nạn. Khi nào túi khí bung và cơ chế hoạt động thế nào cũng là một trong những kiến thức mà người dùng cần trang bị.
Người dùng thường được khuyến cáo không được đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây cháy nổ. Thực tế nó có xảy ra không?
Kết quả nghiên cứu mới nhất về khí thủng phổi (emphysema – tình trạng tổn thương thành phế nang phổi) cho thấy, mức ô nhiễm cao trong các thành phố lớn đang khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh khí thủng phổi. Tốc độ phát triển bệnh tương đương với việc người ta hút một gói thuốc mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu ở Úc đang phát triển một kỹ thuật để tách hạt vi nhựa ra hỏi nước bằng cách sử dụng ống nano carbon. Các chế phẩm sinh ra sau đó hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường.
Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?
Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.