Một số ứng cử viên vắc-xin phòng Covid-19 đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và sắp đến tay người dùng.
Dĩ nhiên, các loại thuốc thử nghiệm cần phải chứng minh rằng chúng có hiệu quả trong phòng chống Covid-19, nơi phản ứng miễn dịch mà chúng gây ra có thể ngăn ngừa nhiễm trùng Covid-19. Không có gì đảm bảo rằng bất kỳ ứng cử viên vắc-xin nào sẽ vượt qua Giai đoạn 3 với kết quả đủ tốt để đảm bảo được phê duyệt theo quy định.
Tuy nhiên, khi vắc-xin đã sẵn sàng thì chỉ có một số người có nguy cơ nhất định mới được tiêm chủng ngừa trong năm nay, bao gồm cả người già và nhân viên tuyến đầu. Người dân nói chung sẽ chỉ được tiếp cận với vắc-xin COVID-19 sớm nhất vào đầu năm 2021.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng 150 nhóm nghiên cứu cũng đã bắt đầu cuộc hành trình tìm vắc-xin Covid-19 , với nhiều trong số này sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trong những tháng tới.
Vấn đề đặt ra là, việc một số công ty đã đạt đến Giai đoạn 3 cũng là lúc nhiều người đặt ra câu hỏi về giá của những vắc-xin này sẽ như thế nào? Không phải tất cả các loại vắc-xin Covid-19 sẽ có giá như nhau ngay cả khi chúng cung cấp cùng một kết quả và cần cùng số lượng mũi tiêm để hoàn thành. Một số công ty sẽ tìm kiếm lợi nhuận ngay lập tức, trong khi những công ty khác sẽ cung cấp có kiểm soát nhằm mục đích thu lợi từ nhu cầu vắc-xin cao ngất trời.
Theo một nguồn tin cho biết với The Financial Times rằng Moderna đặt mục tiêu bán vắc-xin của mình với giá 50-60 USD cho mỗi lần điều trị hai liều. Thuốc mRNA của công ty sẽ được sử dụng cho các tình nguyện viên Giai đoạn 3 với hai liều. Tuy nhiên, giá sẽ áp dụng cho các nước giàu như Mỹ và cũng là các thị trường mà Moderna ưu tiên giai đoạn đầu. Giá của Moderna gây ra mối quan tâm và khó khăn đáng kể trong các cuộc đàm phán, đặc biệt trong bối cảnh nhiều công ty khác cam kết giá thấp hơn nhiều.
Cụ thể, AstraZeneca dự kiến sẽ bán thuốc Oxford cho một số chính phủ châu Âu với giá chỉ 3-4 USD cho mỗi liều. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi AstraZeneca đã ký một thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD với chính phủ Mỹ để cung cấp 300 triệu liều vắc-xin, tức giá vắc-xin ở mức 3-4 USD. AstraZeneca cũng đã ký thỏa thuận với các quốc gia khác như Vương quốc Anh và Ấn Độ để cung cấp vắc-xin, với mục đích sản xuất hàng loạt 2 tỷ liều sau khi thuốc được phê duyệt. Các nhà nghiên cứu tham gia vào dự án thuốc Oxford cho biết, họ đang nhắm đến việc giảm chi phí vắc-xin và khẳng định mối quan hệ đối tác với AstraZeneca là một “mối quan hệ đối tác phi lợi nhuận”.
Pfizer đang nghiên cứu vắc-xin BioNTech của Đức cũng đã bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 vào tuần này. CEO Albert Bourla của Pfizer tiết lộ với The Wall Street Journal rằng công ty sẽ bán loại thuốc này với giá khoảng 20 USD mỗi liều.
Một lưu ý rằng, Pfizer tin virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất trong thời gian sớm, và vắc-xin là cần thiết trong nhiều năm tới. Điều này rất giống với nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng miễn dịch Covid-19 có thể không kéo dài hơn 1 năm.
JPMorgan Chase & Co. ước tính rằng doanh số vắc-xin Covid-19 hàng năm của Pfizer có thể đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2020, giả sử mức giá ban đầu là 20 USD vẫn được duy trì. Thuốc BioNTech cũng sẽ cần hai liều cho mỗi bệnh nhân, theo giao thức được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, ông Bourla nói rằng giá vắc-xin cho các thị trường nghèo hơn sẽ phải chăng hơn.
Liên minh vắc-xin GAVI, đồng dẫn đầu cơ sở COVAX, cho biết với Reuters rằng sẽ đảm bảo giá cả hợp lý cho vắc-xin Covid-19 nhưng hiện tại họ không có mục tiêu giá cụ thể. Mục đích của GAVI là đàm phán định giá theo từng cấp cho các nước giàu và nghèo hơn. CEO GAVI, Seth Berkley, giải thích rằng rò rỉ giá từ Liên minh châu Âu gần đây cho thấy giá vắc-xin của họ đạt 40 USD cho mỗi liều không phải là con số chính xác. Theo ông, mục tiêu 40 USD là ước tính cho các quốc gia giàu có.
Sáng kiến COVAX được đồng điều hành bởi GAVI, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CEPI Coalition for Epidemic Preparedness Innovations (CEPI) nhằm mục đích cung cấp 2 tỷ liều vắc-xin trên khắp các quốc gia đăng ký vào cuối năm 2021. Ông Berkley giải thích rằng còn quá sớm để nói chính xác vắc-xin Covid-19 sẽ có giá bao nhiêu vì các xét nghiệm chưa kết thúc.
Xét cho cùng, điều đó không thay đổi thực tế rằng một số công ty sẽ tìm kiếm lợi nhuận lớn, trong khi những công ty khác sẽ không, ít nhất là trong giai đoạn ban đầu. Bất kể vắc-xin Covid-19 sẽ có giá bao nhiêu nhưng có thể một số chính phủ sẽ cung cấp vắc-xin miễn phí cho công dân của họ, mặc dù vẫn chưa thấy bất kỳ chính sách tiêm chủng COVID-19.
So với trước đây, dịch Covid-19 vẫn chưa tàn phá sức khỏe con người tàn khốc như những đại dịch lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, đại dịch mới lần này chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới.
Việc sử dụng internet thường xuyên hơn có liên quan đến mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn ở những người lớn tuổi.
Phổi có thể là mục tiêu phổ biến nhất của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19, tuy nhiên mầm bệnh có thể gây ra tất cả các loại ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
“Cạp đất mà ăn” đã trở thành câu cửa miệng khi nói đến sự đói nghèo. Nhưng thực tế ít ai ngờ rằng, có nhiều nơi trên thế giới, đất như là món phổ biến để chống đói hoặc ăn vặt.
Hãy tưởng tượng bỗng một ngày nào đó các bệnh viện hay phòng khám nha khoa xuất hiện các trợ lý ảo AI hỗ trợ nha khoa, thì mọi thứ sẽ như thế nào?
Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, ông Elon Musk vừa tuyên bố rằng, Trí tuệ nhân tạo (AI – artificial intelligence) sẽ thông minh hơn rất nhiều so với con người vào năm 2025.
Một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) mới ra đời, gây sốt mạnh mẽ bởi khả năng xác định, phân loại ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác gần như hoàn hảo chưa từng có.
Covid-19 như lời nhắn của tử thần gởi từ quá khứ rằng, trong lịch sử, dịch bệnh đã giết rất nhiều người và loài người luôn phải tìm cách vượt qua virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bé nhỏ mà tái sinh.
Mì ăn liền (hay còn gọi mì gói), là món ăn nhanh quen thuộc được cho không tốt cho sức khỏe, thủ phạm gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tim mạch, thiếu dinh dưỡng, ung thư… Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng sai của người dùng mới là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích rằng, loại khẩu trang tự chế 3 lớp có thể chống lại virus tốt nhất.