Những công nghệ từ chiến trường đi vào cuộc sống

Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả của chiến tranh. Ảnh: @Pixabay.

Chiến tranh không hẳn là một chủ đề đáng để vui mừng, nhưng công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong nó. Khi các quốc gia xảy ra chiến tranh, nước nào có công nghệ tốt nhất mới có khả năng chiến thắng cao. Điều đó luôn là như vậy, cho dù nói về vũ khí được sử dụng hàng trăm năm trước hay công nghệ được sử dụng trong các cuộc xung đột gần đây hơn. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chia sẻ về cách các công nghệ quân sự trong thế kỷ 20 và 21 mở lối vào đời sống con người, cải thiện thế giới nói chung.

Máy bộ đàm

Máy bộ đàm cổ điển bắt đầu ra đời trong Thế chiến thứ hai. Ban đầu nó được phát triển để sử dụng cho bộ binh, sau đó thiết bị này cũng dành cho lính pháo binh dã chiến và các kíp xe tăng để cung cấp thông tin liên lạc thuận tiện trên chiến trường.

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - bo dam 1
Ảnh: @ Sgt. Erik Cardenas.

Trong thời bình, việc sử dụng máy bộ đàm lan rộng vào đời sống dân sự bắt đầu từ nơi an toàn công cộng, xuất hiện trên các công trường việc làm, bệnh viện, bảo vệ công ty. Giờ đây, con người có thể mua bộ đàm với nhiều kích cỡ và tính năng đa dạng khác nhau tùy vào mục đích và mức độ sử dụng. Trong ảnh là một trung sĩ tại Fort Myer, Virginia trình diễn “máy bộ đàm” trên chiến trường vào năm 1942. Bên phải một lính thủy đánh bộ Mỹ, với chiếc bộ đàm y tế.

Xe cứu thương

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - xe cuu thuong 2
Ảnh: @ Wikimedia Common.

Vào khoảng năm 1487, những chiếc xe cứu thương đầu tiên xuất hiện trên chiến trường. Chúng được quân đội Tây Ban Nha sử dụng để đón thương binh từ các vùng chiến sự. Việc sử dụng xe cứu thương đã thay đổi rất nhiều khi các phương tiện cơ giới ra đời và chúng cũng nhanh chóng đi vào cuộc sống dân sự.

Trong ảnh bên trái đoàn xe cứu thương Zouave của Mỹ đưa những người lính bị thương ra khỏi hiện trường, trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Bên phải một chiếc Xe cứu thương Landrover của Lực lượng Không quân Anh từ những năm 1970.

Băng keo siêu dính Duct Tape

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - bang keo 3
Ảnh: @ Wikimedia Common.

Duct Tape mà chúng ta biết ngày nay là dạng băng keo có độ dính mạnh, độ bền cao, đa dụng và có thể được sử dụng cho một số ứng dụng hàng ngày. Duct Tape ban đầu được phát minh như một nhu cầu thiết yếu của chiến tranh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một loại băng keo dính đã được phát minh được làm từ chất kết dính cao su được dán vào một tấm lót bằng vải bền.

Loại băng keo này có khả năng chống nước, bụi bẩn và đủ mạnh để thích hợp cho một số mục đích sử dụng bao gồm sửa chữa thiết bị quân sự, phương tiện và vũ khí.

Sản phẩm băng keo này đã được cải thiện qua nhiều năm, đến nỗi Duct Tape đã tạo dựng được tên tuổi về độ tin cậy và độ bền khi được NASA sử dụng trong chuyến bay vũ trụ. Bạn có thể cũng sử dụng loại băng keo này trong nhà của mình.

Đồ ăn đóng hộp

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - do an 4
Ảnh: @ Paul Mashburn [Cc By 2.0].

Giữ cho quân đội được tiếp tế lương thực đồ ăn, cung cấp đạn dược và thuốc men liên tục là một phần thiết yếu của chiến tranh thành công. Vào khoảng năm 1810, chính phủ Pháp đã đưa ra một phần thưởng lớn bằng tiền mặt cho bất kỳ ai có thể nghĩ ra một cách rẻ tiền để bảo quản một lượng lớn thực phẩm. Một nhà đầu tư đã phát hiện ra rằng, thức ăn đựng bên trong lọ không bị hư hỏng trừ khi vỏ hộp niêm phong bị rò rỉ và từ đó, các hộp đựng thức ăn kín ra đời. Đây là lý tưởng để cung cấp bảo quản thức ăn cho quân đội, mặc dù hơi cồng kềnh.

Trong những năm sau đó, thực phẩm đóng hộp đã lên ngôi. Trong suốt Thế chiến I, những người lính thường sống sót nhờ khẩu phần thực phẩm đóng hộp chất lượng bao gồm thịt bò đóng hộp, xúc xích đóng hộp, thịt lợn và đậu và những thứ tương tự.  Ngày nay, thực phẩm đóng hộp đã xuất hiện trên thị trường dân dụng, và trở thành mặt hàng chủ lực của các cửa hàng tạp hóa và kệ siêu thị.

Trong ảnh là một chiếc lọ đựng đồ ăn Appert thời Napoléon, bên cạnh là bức ảnh chụp khẩu phần ăn của Không quân Hoa Kỳ năm 1966.

Ngân hàng máu và truyền máu

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - mau 5
Ảnh: @ Wikimedia Common.

Sự tàn sát và tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy sự cần thiết của các ngân hàng máu và kỹ thuật truyền máu.

Trung úy người Canada Lawrence Bruce Robertson là người đầu tiên thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật truyền máu để cứu những người bị thương. Sự thành công của các kỹ thuật của ông đã dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều.

Lần truyền máu đầu tiên phải được thực hiện từ người này sang người khác do các vấn đề về đông máu. Các kỹ thuật truyền máu và các giải pháp lưu trữ nhanh chóng được cải thiện và các ngân hàng máu được thành lập để cứu trợ những người thương vong.

Những tiến bộ của y học đã sớm chứng kiến ​​các kỹ thuật này được đưa vào thế giới dân sự, thời kỳ mà việc truyền máu và hiến tặng vẫn tiếp tục phát triển cho đến hiện tại.  Về hình ảnh, bên trái là một tấm áp phích thông tin về thời đại Thế chiến II. Ở bên phải, binh lính Roy W. Humphrey ở Toledo, Ohio đang được truyền máu sau khi anh bị thương bởi mảnh đạn ở Sicily vào năm 1943.

EpiPen

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - ong tiem 6
Ảnh: @ Wikimedia Common.

EpiPen ban đầu bắt đầu hoạt động trong quân đội như một thiết bị phóng tự động nhằm mục đích sử dụng cho binh lính trong trường hợp tiếp xúc với chất độc chiến tranh hóa học và chất độc thần kinh.

Thiết kế cho phép tiêm thuốc cần thiết nhanh chóng, an toàn và dễ dàng. Công nghệ này đã tiến vào lĩnh vực dân sự với các thiết bị cầm tay dành cho những người bị dị ứng nghiêm trọng để tiêm nhanh Epinephrine trong các tình huống khẩn cấp. Vì thế, vô số sinh mạng đã được cứu kể từ đó.

Trong ảnh, bên trái là ống tiêm tự động quân sự ban đầu được sử dụng để tiêm nhanh thuốc giải độc khí thần kinh. Bên phải là ứng dụng dân sự sử dụng adrenaline để làm giảm các phản ứng dị ứng.

Radar thời tiết

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - radar 7
Ảnh: @ Wikimedia Common.

Radar là một công nghệ khác bắt đầu ra đời vào những năm 1800 khi các nhà vật lý người Đức phát hiện ra rằng, sóng vô tuyến có thể được phản xạ từ các vật thể rắn.

Kiến thức này sau đó được sử dụng trong Thế chiến II khi Watson-Watt đạt được những tiến bộ trong công nghệ cho phép lực lượng đồng minh sử dụng radar để phòng không trong Trận chiến nước Anh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những người vận hành máy radar đã phát hiện ra rằng, thời tiết có thể cản trở việc đọc và gây ra tiếng vọng trên máy. Khi radar phát triển, công nghệ được phát triển cho phép các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện và giải mã thời tiết. Điều này cho phép radar dự đoán thời tiết bao gồm mưa, tuyết, mưa đá và nhiều hơn thế nữa.

Hiện nay, công nghệ radar thời tiết hiện đại dự đoán chính xác hơn về thời tiết cho những ngày và tuần tới. Trong ảnh, bên trái là Bão Abby tiến sát bờ biển Honduras của Anh vào tháng 7 năm 1960. Còn bên phải là radar của Cục Khí tượng Berrimah, ở Lãnh thổ phía Bắc của Úc.

Xe Jeep

Những công nghệ từ chiến trường đi vào   cuộc sống - jeep 8
Ảnh: @ Wikimedia Common.

Xe Jeep mang tính biểu tượng là một phương tiện có thể nhận ra ngay lập tức với hình dáng khác biệt. Nó là một phương tiện bốn bánh đa dụng và có đầy đủ tính năng, được thiết kế để sử dụng trong tất cả các chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là phương tiện chính của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh trong Thế chiến II và tiếp tục phổ biến trong những năm hòa bình.

Trong ảnh là một chiếc xe Jeep Willys MA của Quân đội Hoa Kỳ được đưa vào hoạt động vào năm 1942 và bên phải là một chiếc V6 CJ-5 mui trần vào năm 2008.

Có thể bạn quan tâm
Những con mực đáng yêu đầu tiên sẽ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Đầu tháng tới, NASA sẽ đưa một loạt các thí nghiệm khoa học lên một khoang chở hàng gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Điều thú vị là một trong những thí nghiệm này liên quan đến các con mực nhỏ vô cùng đáng yêu.

Nghiên cứu cách lợn thở bằng mông để tìm giải pháp thay máy thở cho người điều trị Covid-19

Chuột và lợn đều có chung một siêu năng lực bí mật: Chúng đều có thể sử dụng ruột để thở, và các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này bằng cách bơm oxy tới mông của chúng qua trực tràng.

Nàng robot Ai-Da tự họa chân dung

Bức tranh đặt ra câu hỏi về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong xã hội loài người.

NASA khám phá tiềm năng của công việc làm vườn trong không gian

Làm thế nào các phi hành gia thoát khỏi sự nhàm chán bằng cách làm vườn trong không gian?

Bí mật về hệ thống tim mạch của hươu cao cổ

Đứng cao tới 6m, hươu cao cổ đòi hỏi mức huyết áp cao đáng sợ, nhưng chúng vẫn thoát khỏi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không như ở những con người mắc chứng huyết áp cao. Vậy sự thật bí ẩn đằng sau điều này là gì?

Sẽ có nhiều ‘khu rừng ma’ xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn

Một nghiên cứu ở Bắc Carolina về khái niệm rừng ma có thể đại diện cho một điềm báo, về những gì có thể đến với các hệ sinh thái ven biển trên toàn thế giới.

Máy bay vận tải Airbus thử nghiệm thành công Hệ thống tiếp nhiên liệu tự động trên không

Máy bay vận tải tiếp nhiên liệu đa năng Airbus A330 MRTT đã hoàn thành giai đoạn phát triển hệ thống tiếp nhiên liệu tự động (A3R) sau chiến dịch bay thử thành công.

Sự thật về đám cháy thây ma sống dậy tàn phá Trái Đất

Những ngọn lửa này cháy âm ỉ dưới lòng đất trong nhiều tháng, rất lâu sau khi ngọn lửa trên bề mặt biến mất. Sau đó, chúng trở lại với một sự báo thù mới – được gọi là đám cháy thây ma.

Vũ khí chiến tranh tự trị có thể mắc sai lầm đắt giá

Kelsey D. Atherton là một nhà báo công nghệ quốc phòng sống tại Albuquerque, New Mexico. Trong công trình của ông về máy bay không người lái, AI gây chết người và vũ khí hạt nhân, ông đã đưa ra cái nhìn đầu tiên về rủi ro của vũ khí chiến tranh tự trị.

Giòi và tảo sẽ là thức ăn bền vững trong tương lai của nhân loại

Ăn uống lành mạnh và bền vững trong tương lai có thể đòi hỏi một số sáng tạo thực sự nghiêm túc nên chuẩn bị từ bây giờ.