Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái. Đó là vấn đề mấu chốt đi kèm giải pháp mà Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh đã nghiên cứu và đề xuất.
Trên thế giới, người ta quan niệm rằng, ở những lưu vực sông có ảnh hưởng của thủy triều, nơi nào còn chịu ảnh hưởng của sinh thái biển thì nơi đó nằm trong vùng phát triển kinh tế biển. Theo quan niệm đó, TP.HCM là một thành phố biển. Điều dễ thấy nhất là hàng ngày, TP.HCM vẫn bị tác động của thủy triều. Tác động đó mạnh mẽ hơn cả là vào những ngày triều cường, khi mực nước thủy triều lên cao nhất (xung quanh ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng).
Giải pháp tình huống, càng chống càng ngập
Trước đây, triều cường vẫn diễn ra như ngày nay, tuy nhiên hồi đó phần lớn khu vực các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 7, Quận 2 còn hoang vu, dân cư thưa thớt, là nơi nước lan tỏa khi thủy triều dâng lên nên trong nội đô không bị ngập. Dần dần, quá trình đô thị hóa đã chiếm mất diện tích chứa nước đó, trong khi lượng nước từ biển tràn vào khu vực này không đổi (khoảng 4 – 5 triệu mét khối mỗi lần triều cường), nên theo nguyên tắc bình thông nhau, ở đâu có mực nước thấp hơn mà có đường thông (sông, kênh rạch, cống ngầm,…) là nước tràn tới do lực đẩy của thủy triều. Kết quả là những nơi thấp nhất trong thành phố bị ngập trước tiên.
Ngập do triều cường ở TPHCM (Nguồn: Internet)
Đã có nhiều sáng kiến chống ngập như xây đê bao, nâng nền các công trình, xây cống ngăn triều, xây hầm chứa nước, thuê máy bơm,… Đó đều là các giải pháp tình huống. Bởi đê bao không có nghĩa với thủy triều vì nước không chỉ lan trên bề mặt mà còn chui qua mọi cống ngầm, kênh rạch. Nâng nền công trình là giải pháp vô cùng tốn kém mà kết quả lại không triệt để vì nước sẽ tràn sang chỗ thấp hơn. Xây hầm chứa nước thì lúc nước rút, cố bơm ra hết cũng là lúc đợt thủy triều mới tràn tới. Đối với việc xây cống ngăn triều, giả sử ngăn được thì các vùng xung quanh sẽ ngập trắng, còn không ngăn được thì chính những công trình này lại cản trở lượng nước từ thành phố thoát ra khi triều rút… Thủy triều ở TPHCM là bán nhật triều (2 lần trong 1 ngày đêm) nên cần phải có cơ chế giúp nước thoát thật nhanh khi thủy triều rút, nếu không, lượng nước cũ chưa rút hết mà đợt triều mới tràn tới thì ngập còn khủng khiếp hơn.
Chống ngập triệt để cho TPHCM – bài toán lớn liên quan đến cả vùng Đông Nam Bộ
Vậy có giải pháp chống ngập triệt để không? Câu hỏi này dẫn đến gốc của vấn đề là: Làm thế nào xử lý được lượng nước mà thủy triều “đẩy” vào thành phố. Câu trả lời đến từ một bài toán lớn hơn: TPHCM nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? Theo dự báo, khi mực nước biển dâng lên bởi biến đổi khí hậu thì lượng nước tràn vào khu vực Đông Nam Bộ sẽ tăng lên nhiều lần so với hiện nay. Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái.
đây).
Đê biển Vũng Tàu – Gò Công và 2 cửa ngăn triều (Nguồn: Tác giả)
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xử lý vấn đề này rất thành công, trong số đó, Hà Lan có thể xem là mẫu mực. Hình dưới đây cho thấy mực nước biển ở bên ngoài cửa cống lúc đỉnh triều cao hơn nhiều so với mực nước bên trong. Khi triều rút, cửa cống lại được mở ra cho tàu bè qua lại.
Cống ngăn triều ở Rotterdam, Hà Lan (Nguồn: Internet)
Ở TPHCM, trước mắt, chúng tôi cho rằng nên tìm những cơ hội làm tăng dung tích chứa nước một cách tự nhiên ở những nơi nào có thể, trong đó, “nạo vét” lớp bùn dày dưới đáy các kênh, rạch chằng chịt ở TPHCM có thể tạo thêm chỗ chứa cho một lượng nước không nhỏ nhằm giảm tải cho những vùng trũng ngày triều cường. Chúng tôi để chữ “nạo vét” trong ngoặc kép vì trong thời đại số, ở trình độ công nghệ hiện nay, việc làm tan lớp bùn này mà không cần hút hay vét lên, vẫn an toàn với các loài thủy sinh sống trong các kênh rạch đó (vì không dùng hóa chất) không phải là quá khó (giải pháp công nghệ bio-reactor của Nhật Bản là một ví dụ bên cạnh các công nghệ tương tự trong nước).
Sau khi các kênh rạch được “nạo vét”, không chỉ có thêm chỗ chứa nước mà dòng chảy còn thuận hơn nhiều. Đó là chưa kể đến khả năng làm mất mùi xú uế mà các kênh nước đen trong thành phố tỏa ra hàng chục năm nay không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà quan trọng hơn, còn ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu người dân thành phố (đây là một đề tài mà chúng tôi sẽ đề cập trong dịp khác với lời giải tương đối đơn giản, chi phí thấp và hoàn toàn có thể xã hội hóa)./.
Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh
Ngày 7/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo đã phân lập thành công virus Corona tạo tiền đề để các chuyên gia Việt Nam tiến đến sản xuất các kit thử nhanh, vacxin và các liệu pháp dự phòng dịch bệnh Corona.
Viện huyết học khẩn thiết kêu gọi hiến máu trong bối cảnh nhiều lịch hiến máu được chuẩn bị từ trước đã bị hủy, hoãn vì lo ngại dịch bệnh Corona. Trong khi đó các bệnh nhân cần truyền máu định kỳ, các bệnh nhân cần cấp cứu đang chờ được tiếp máu nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng.
Megvii và Yahoo đã triển khai các hệ thống đo nhiệt độ từ xa dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) tại các ga đường sắt lớn ở Bắc Kinh, nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona khi hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài.
Báo cáo mới nhất sáng ngày 7/2, toàn thế giới có ít nhất 630 ca tử vong và 31,487 ca nhiễm, trong đó có 1.561 bệnh nhân được chữa khỏi. Bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách cơ thể chống lại virus khi bị nhiễm bệnh.
Với công nghệ chip vi lỏng mới nhất, thiết bị có thể phát hiện virus chỉ sau 40 phút từ khi lấy mẫu đến khi kiểm tra, nhanh hơn nhiều so với công nghệ phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hiện đang sử dụng, vốn phải mất từ 1,5 đến 3 giờ.
Đến ngày 6/2, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong, xác nhận có hơn 28.000 ca nhiễm. Đến thời điểm hiện tại có 565 ca nhiễm trên toàn thế giới. Virus nCoV được cho là khá giống với SARS 2003 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều bởi tốc độ nhiễm bệnh nhanh và lây nhiễm cả trong thời gian ủ bệnh.
RF Exposure Labs mới đây đã kết luận rằng bức xạ từ smartphone mới ra mắt của Apple cao hơn gấp đôi giới hạn an toàn do FCC đặt ra. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy lo ngại.
Nhằm chống lại sự lây lan của virus corona (2019-nCoV), các quan chức ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đang sử dụng drone để theo dõi công dân của mình.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đề cập đến việc đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa nhiễm virus corona. Trong khi chính phủ các nước đã kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang và nước sát khuẩn để rửa tay. Vậy khi nào nên đeo khẩu trang và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh của khẩu trang đến đâu?
Đã có 7 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ (tính đến 21 giờ ngày 1/2/2020). Để tránh lây nhiễm, các bác sĩ Mỹ đã tìm cách giao tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm… bằng cách sử dụng robot.