Ngày 27/8, tàu vũ trụ Soyuz MS-14 chở robot dạng người đầu tiên của Nga mang tên Fedor đã kết nối thành công tại Trạm vũ trụ quốc tế sau nỗ lực ghép nối lần thứ 2.
Fedor được đưa lên không gian trong tàu vũ trụ Soyuz MS-14 bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a. Là chuyến bay không người lái đầu tiên được thử nghiệm hệ thống cứu hộ khẩn cấp mới và Fedor ngồi ở vị trí chỉ huy thay các phi hành đoàn. Tàu vũ trụ Soyuz thường được sử dụng để vận chuyển các thiết bị khoa học, thiết bị y tế, thực phẩm… cho phi hành đoàn trên trạm không gian.
Lần ghép nối đầu tiên với ISS đã thất bại hôm 24/8, bởi sự cố liên quan đến hệ thống tự động ghép nối của tàu. Chỉ sau đó ít ngày, lần thứ 2 ghép nối vào ngày 27/8 đã diễn ra thành công tốt đẹp, tàu vũ trụ Soyuz chở theo Fedor đã ghép nối thành công với trạm vũ trụ ISS.
Robot tên Fedor có kích thước bằng người thật, có thể mô phỏng các chuyển động của con người, được thiết kế để thay con người thực hiện các sứ mệnh nguy hiểm ngoài không gian.
Là thế hệ robot mới nhất của Nga, Fedor có thiết kế giống với con người có thể thực hiện nhiều hành động phức tạp, được cải tiến về vật liệu và thuật toán hỗ trợ các chuyển động chính xác hơn khi thực hiện nhiệm vụ không gian trên các trạm vũ trụ.
Fedor có chiều cao 1,8m, nặng 160kg, robot có tài khoản cá nhân Instagram và Twitter liên tục cập nhật hình ảnh và việc học tập của mình. Fedor đang học các kỹ năng mới như mở chai nước, gắt nối kết nối điện, sử dụng công cụ như kềm…
Theo chia sẻ, Fedor có khả năng như điều khiển tàu vũ trụ, lái xe giải cứu, dập lửa, hàn ngoài không gian, làm việc trong môi trường phóng xạ, khai mỏ… Lần này robot được đưa lên trạm không gian để thử nghiệm khả năng chịu đựng trong môi trường không trọng lực.
Fedor không phải là robot đầu tiên được đưa lên vũ trụ, trước đó NASA đưa robto Robonaut 2 do General Motors để thử nghiệm các nhiệm vụ đơn giản từ năm 2011 đến 2014 hay robot mang tên Astrobee với khả năng tìm kiếm đồ vật trên trạm vũ trụ. Nhật Bản cũng đã đưa robot Kirobo của Toyota lên trạm không gian để tâm sự cùng các phi hành gia.
Theo kế hoạch, robot Fedor sẽ có mặt trên ISS cho đến ngày 6/9 năm nay, sau đó sẽ quay trở lại trái đất.
Thuốc lá điện tử sẽ ngay lập tức gây hại lên hệ thống mạch máu của người hút ngay từ lần hút đầu tiên.
Chính xác điều gì đã khiến một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới trở nên hấp dẫn trong chiến lược của Mỹ?
Từ vụ việc chiếc VinFast Fadil gặp nạn ở Hải Dương nhưng không bung túi khí khiến người dùng hoang mang về khả năng bảo vệ của túi khí trên xe hơi khi có tai nạn. Khi nào túi khí bung và cơ chế hoạt động thế nào cũng là một trong những kiến thức mà người dùng cần trang bị.
Người dùng thường được khuyến cáo không được đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây cháy nổ. Thực tế nó có xảy ra không?
Kết quả nghiên cứu mới nhất về khí thủng phổi (emphysema – tình trạng tổn thương thành phế nang phổi) cho thấy, mức ô nhiễm cao trong các thành phố lớn đang khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh khí thủng phổi. Tốc độ phát triển bệnh tương đương với việc người ta hút một gói thuốc mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu ở Úc đang phát triển một kỹ thuật để tách hạt vi nhựa ra hỏi nước bằng cách sử dụng ống nano carbon. Các chế phẩm sinh ra sau đó hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường.
Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?
Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.
Chúng ta không biết trọng lực là gì. Nếu nói câu này với một người bình thường, hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời kèm sự ngạc nhiên: “Hả? Sao lại không biết? Trọng lực là lực của lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống đất”. Nhưng cũng câu nói đó với một nhà vật lý, câu trả lời bạn nhận được sẽ là: Đúng, chúng ta chưa biết trọng lực thật sự là gì.
Tia nước áp lực cao được ứng dụng rất rộng trong công nghiệp từ những năm 1983 trong ngạnh khai thác mỏ đến hàng không vũ trụ… nhiều người cho là tia nước hoàn toàn có thể thể biến thành vũ khí có sát thương lớn ngoài việc chỉ ứng dụng vòi rồng để chống bạo loạn như hiện nay.