Nikolay Korchunov, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga, cũng vừa là chủ tịch Hội đồng Bắc Cực lo ngại các vi khuẩn bị mắc kẹt trong băng giá hàng chục nghìn năm có thể "thức giấc" trở lại, do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Phát biểu với kênh truyền hình Zvezda vào ngày 13/12/2021, nhà ngoại giao cấp cao Nikolay Korchunov, đồng thời cũng là Chủ tịch Ủy ban các quan chức cấp cao tại Hội đồng Bắc Cực tiết lộ rằng, Nga đã đề xuất một dự án về an toàn sinh học lên Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền đối với đất liền trong Vòng Bắc Cực. Ở đây, ông lo ngại các vi khuẩn bị mắc kẹt trong băng giá hàng chục nghìn năm có thể “thức giấc”, do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Korchunov nói: “Nguy cơ khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại hồi sinh là rất lớn. Với lý do này, Nga đã khởi xướng một dự án an toàn sinh học trong Hội đồng Bắc Cực”, ông nói và lưu ý rằng tổ chức này sẽ có nhiệm vụ tìm ra toàn bộ phạm vi “rủi ro và nguy hiểm” liên quan đến sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu với khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai.
Thực ra, ông Korchunov không phải là người đầu tiên cảnh báo về mối đe dọa này của biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhà khoa học Nga Sergei Davydov cũng cảnh báo rằng, lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể khiến các thành phần thuộc hệ sinh thái cổ đại, trong đó có cả virus, vi khuẩn nguy hiểm “sống lại”. Davydov cho biết phần lớn lãnh thổ của Nga phủ lớp băng vĩnh cửu không tan trong hàng triệu năm, và các loại virus cổ đại, một số loại cực kỳ nguy hiểm có thể vẫn tồn tại bên trong đó.
Khoảng 65% lãnh thổ Nga được xếp vào loại băng vĩnh cửu, nghĩa là mặt đất vẫn bị đóng băng vĩnh viễn ngay cả trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên, những năm gần đây khi nhiệt độ tăng lên do Trái đất nóng lên, các quan chức Nga đã bắt đầu đánh giá nguy cơ có thể có của việc tan băng vĩnh cửu có tác động như thế nào đến nguy cơ giải phóng vi khuẩn đã bị đóng băng suốt hàng nghìn năm qua.
Trong những năm gần đây, có nhiều động vật bị đóng băng đã được phát hiện khi lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan chảy trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Nga. Điển hình là phần còn lại của tê giác lông cừu đã tuyệt chủng khoảng 14.000 năm trước, hay đầu của một con sói 40.000 năm tuổi, nó được bảo quản hoàn hảo đến nỗi nó vẫn còn lông.
Việc phát hiện ra những mẫu vật được bảo quản tốt như vậy có thể là tốt cho giới khoa học để tiếp tục nghiên cứu về sự sống cổ xưa, tuy nhiên nó cũng làm dấy lên nỗi lo sợ rằng, có những mầm bệnh vi khuẩn chết người vẫn đang ở chế độ “ngủ đông” trong mẫu vật chủ, và chúng có thể sống sót sau khi được rã đông.
Jean Michel Claverie, một nhà nghiên cứu virus học tại Đại học Aix-Marseille năm ngoái đã nói rằng, ông đã có bằng chứng “cực kỳ tốt” cho thấy “bạn có thể hồi sinh vi khuẩn từ lớp băng vĩnh cửu sâu”. Ở đây, ông đã tìm thấy Pithovirus, một vi khuẩn 30.000 năm tuổi bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, tại phòng thí nghiệm nó đã thức dậy và bắt đầu tấn công vi khuẩn amip.
Giải phóng carbon dioxide và khí metan làm nóng toàn cầu
Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng, sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu cũng có thể giải phóng carbon dioxide và khí metan, mang lại những hậu quả nguy hiểm hơn nữa cho hành tinh chúng ta, khi các chất hữu cơ bị mắc kẹt trong nó lộ diện và bắt đầu thối rữa. Cả hai loại khí này đều góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, từ đó sẽ đẩy nhanh quá trình tan chảy, trong một vòng luẩn quẩn mà các nhà khoa học cảnh báo là ‘điểm tới hạn’ sẽ đẩy nhanh tốc độ và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trừ khi nó được ngăn chặn hoặc giảm nhẹ ngay từ bây giờ.
Băng vĩnh cửu tan chảy cũng gây ra rủi ro cho cơ sở hạ tầng và thị trấn của Nga, những nơi đã được xây dựng trên nền đất đóng băng vĩnh cửu, và người dân khu vực cũng hiện đang chứng kiến sự thay đổi bề mặt địa chất dưới chân mình khi bắt đầu tan băng. Một vụ tràn dầu lớn ở khu vực Bắc Cực năm ngoái xảy ra được cho xuất phát từ nguyên nhân một bể chứa dầu diesel bị sập do nền đất bị dư chấn biến đổi từ việc băng vĩnh cửu tan dần từ bên dưới bề mặt.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày càng lên tiếng về mối đe dọa của sự tan chảy băng vĩnh cửu và sự ấm lên toàn cầu nói chung. Phát biểu tại một hội nghị quốc gia vào năm ngoái, ông nói với công chúng rằng: ‘Nó ảnh hưởng đến hệ thống đường ống, các khu dân cư được xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu trước giờ.
Theo Gbnews/Dailymail
Các nhà khoa học gần đây đã ghi lại được cảnh một con cá có cái đầu trong suốt, đôi mắt màu xanh lục nằm ẩn sâu trong đầu và có thể nhìn xuyên trán, nó có tên là cá Barreleye.
Hai đơn vị này đã thử nghiệm hiệu suất và khả năng của giải pháp 5G mới nhất từ Samsung với bộ khuếch đại sóng radio 64T64R Massive MIMO trên mạng lưới thương mại thử nghiệm của Viettel tại Đà Nẵng, Việt Nam
Giọng nói của ba phi hành gia Trung Quốc gồm Zhai Zhigang (Trác Chí Cương), Wang Yaping (Vương Á Bình), và Ye Guangfu (Diệp Quang Phú) vang dội trong các lớp học khoa học trực tuyến dưới mặt đất, khi các học sinh chú ý lắng nghe với đầy sự thích thú.
Elon Musk cho biết, công ty Neuralink của ông hy vọng sẽ bắt đầu cấy chip não của mình vào người vào năm 2022, muộn hơn so với những gì ông dự đoán trước đó. Ông cho biết, những người đầu tiên nhận được chip này sẽ là những người bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng.
Một nhóm các nhà khoa học tại một trường đại học ở phía Tây Nhật Bản đã phát triển một loại khẩu trang có thể phát sáng nếu chúng phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19, bằng cách sử dụng kháng thể chiết xuất từ trứng đà điểu.
Các món bít tết làm từ thịt bò in 3D nguyên liệu từ thực vật hiện đang dần được phục vụ trong các nhà hàng Châu Âu.
Các học viên Nga đã phát triển một robot do thám được ngụy trang như một hòn đá để tác chiến ở vị trí trong điều kiện được bảo vệ bởi các tay súng bắn tỉa – kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.
Mới đây, 2 đề tài nghiên cứu liên quan đến công nghệ xử lý tiếng nói của nhóm kỹ sư Zalo AI đã được công nhận tại Hội nghị châu Á – Thái Bình Dương về trí tuệ nhân tạo quốc tế – PRICAI 2021.
Có một số giả thuyết về cách biến thể Omicron phát triển. Theo một số nhà khoa học, biến thể Omicron của Covid-19 có thể đã tiến hóa ở một vật chủ là loài động vật gặm nhấm, chứ không phải ở con người.
Cuộc sống của Brian Shelton bị căn bệnh tiểu đường loại 1 hoành hành, cho đến khi một phương pháp điều trị mới mang lại cho ông một “cuộc đời khác”.