Một thế kỷ khởi đầu

Trái Đất đã tồn tại hơn 45 triệu thế kỷ, và còn có một quãng thời gian rất dài tiếp theo trước khi Mặt Trời chết đi. Dù sau thế nào đi chăng nữa, hãy vui lên, chúng ta đã và đang được sống trong thế kỷ rất đặc biệt.

Đây là lần đầu tiên con người thực sự có được mối liên lạc với không gian bên ngoài địa cầu. Và đây cũng là lần đầu tiên con người tạo ra trí thông minh nhân tạo vượt trội, cũng như phát triển các bộ phận lai giữa máy móc và sinh học.

Đã gần 50 năm chúng ta có được những tấm hình đầu tiên chụp Trái Đất từ bên ngoài, cho thấy sự mỏng manh của địa cầu so với bề mặt thô ráp của Mặt Trăng mà các phi hành gia đáp chân lên. Nếu thực sự có người ngoài hành tinh đang quan sát chúng ta, họ sẽ thấy gì?

Sau hơn 4,5 tỷ năm phát triển và chuyển mình, Trái Đất thay đổi hình dạng đáng kể. Các lục địa di chuyển, băng vỡ ra và nước ấm lên, những sinh vật còn sống tiếp tục tiến hóa và số còn lại tuyệt chủng. Nhưng có một điều không hề thay đổi là thực vật luôn tồn tại mạnh mẽ ở bề mặt, tiếp năng lượng cho cả hành tinh vận hành, từ lõi Trái Đất cho đến các thực thể sinh học.

Trong vòng năm mươi năm, sẽ có nhiều khí CO2 được thải lên bầu khí quyển, với tốc độ tăng nhanh chóng mặt. Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhiều hành động không thể đoán trước được, như phóng vũ khí hạt nhân chẳng hạn.

Nếu hiểu biết về khoa học vũ trụ, người ngoài hành tinh sẽ dễ dàng đoán được rằng khí quyển của chúng ta sẽ hoàn toàn tan rã trong vài tỷ năm nữa, khi Mặt Trời tắt nắng và chết đi. Nhưng liệu họ có đoán được những “cơn sốt” trong hành trình đến thời điểm đó, khi mà con người góp phần làm giảm đi tuổi thọ của Trái Đất hơn một triệu năm với các hành động của mình, và tốc độ bào mòn đang tăng ngày một nhanh hơn.

Điều gì sẽ xảy ra trong vài trăm năm nữa? Liệu Trái Đất có chuyển mình thành một hành tinh xanh sạch? Và quan trọng hơn, những chuyến du hành vũ trụ ra ngoài không gian có tạo nên một cộng đồng đâu đó trên các hành tinh khác, như Sao hỏa và Mặt Trăng, hay bản thân các phi thuyền sẽ là những căn nhà di động trong không gian?

Tương lai của khoa học và công nghệ không gian

Trong 2 năm qua, chúng ta đã thấy phi thuyền Rosetta của ESA đưa một robot lên sao chổi và New Horizons của NASA đã gửi về các hình ảnh từ Diêm Vương Tinh, cách chúng ta 10.000 lần quãng đường từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Đây là các phương tiện và công cụ được đặt nền móng từ 15 năm trước đây, trong đó có 5 năm sản xuất và 10 năm để chúng đến được đích. Hãy cùng nghĩ xem với công nghệ hiện tại, chúng ta sẽ làm được nhiều hơn vậy như thế nào.

Một thế kỷ khởi đầu - Du hanh Vu tru va Ki nguyen hau con nguoi 3

Trong thế kỷ này, toàn bộ Thái Dương Hệ – bao gồm các hành tinh trong chuỗi như Mặt Trăng và thiên thạch – sẽ được khám phá và vẽ bản đồ bằng những robot dò đường siêu nhỏ. Bước tiếp theo sẽ là khai khoáng và tổng hợp chất trong không gian. Việc tổng hợp các chất và nguyên liệu tìm thấy trong không gian tại nơi tìm thấy chúng sẽ tốt hơn là đem về Trái Đất. Và nửa sau của thế kỷ sẽ là các robot khổng lồ được đưa lên các căn cứ đó, lắp ráp tại chỗ và thu thập nguồn năng lượng khổng lồ cũng như xây dựng những hệ thống mạng lưới máy tính lớn. Phiên bản kế tiếp của kính tiềm vọng Hubble Telescope, với những tấm thấu kính siêu mỏng và hoạt động ở trọng lực bằng không, sẽ tiếp tục mở rộng tầm nhìn của chúng ta lên các vì sao, những dải thiên hà và vũ trụ rộng mở.

Con người sẽ đóng vai trò gì trong những chuyến đi này? NASA có một chú robot tự hành là Curiosity, hiện đang rong ruổi trên bề mặt Sao Hỏa. Có thể Curiosity sẽ bỏ qua những khám phá mà các nhà địa chất luôn phát hiện được, nhưng trong tương lai, công nghệ robot sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt và những chuyến du hành không người lái sẽ được thực hiện trên diện rộng, thì độ chi tiết của các hành tinh ngoài không gian sẽ được ghi lại ngày một nhanh và nhiều hơn.

Tuy nhiên, dù gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng khó lòng mơ tưởng đến một cuộc di cư ra ngoài Trái Đất. Không có nơi đâu trong Thái Dương Hệ có được môi trường có thể sống được, kể cả khi so với đỉnh Everest. Sẽ là một suy nghĩ nguy hiểm nếu xem rằng, vũ trụ sẽ là nơi giải quyết vấn đề “thoát khỏi Đất mẹ”. Sẽ không có Hành tinh B nào cho chúng ta trong thời gian gần sắp tới.

Không gian bên ngoài bầu khí quyển luôn là môi trường khắc nghiệt cho cơ thể con người. Vì lý do đó, kể cả khi chúng ta có thể tập trung cải thiện được nguồn gen cũng như công nghệ người lai máy (cyborg) trên Trái Đất, việc thích nghi cho từng bầu khí quyển khác nhau, trọng lực khác nhau… sẽ là vấn đề cực kì lớn. Đây sẽ là bước tiếp theo để con người chuyển hóa thành một thực thể mới: thời kì tiến hóa hậu nhân loại. Có thể, vài tỷ năm sau, khi Mặt Trời chết đi, những cá thể chứng kiến khoảnh khắc đó đã không còn được gọi là “con người” mà chúng ta biết.

Một thế kỷ khởi đầu - Du hanh Vu tru va Ki nguyen hau con nguoi 5

Những đợt khám phá vũ trụ của con người chỉ nên được giới hạn trong Mặt Trăng và hệ Thái Dương của chúng ta, bởi vì thời gian di chuyển đến những nơi xa hơn, với các công nghệ hiện tại, vượt quá giới hạn tuổi thọ của một đời người. Và điều này sẽ còn tiếp diễn kể cả khi những đột phá về mặt sinh học được mở ra – bao gồm cả sức mạnh hạt nhân, các vật chất, phản vật chất mang tính hủy diệt, hoặc sử dụng tia laser siêu mạnh. Du hành không gian sẽ là cuộc chơi của những doanh nghiệp hậu thế, trong nhiều kỉ nguyên nữa.

Bắt tay người ngoài hành tinh

Có thể có rất nhiều thực thể sống trên Sao Hỏa, hoặc là cả một tàn tích của các sinh vật đã từng sống trong suốt lịch sử của hành tinh đó. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận có thể đã có sự sống trên Sao Mộc và Mặt Trăng của nó – Europa, hay Mặt Trang Enceladus của Sao Thần Nông. Nhiều người sẽ đánh cược vào các giả thuyết đó, và không phải ai cũng tin rằng có một bầu khí quyển phức tạp ở những nơi như vậy. Vì vậy, chúng ta sẽ phải tìm hiểu ở những vì sao xa hơn, vượt ra khỏi Dải Ngân Hà, có thể cách Trái Đất hàng triệu triệu hành tinh, để có được một bản sao non trẻ của địa cầu.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, bầu trời đêm đem lại nhiều điều thú vị và hứng khởi cho những người khám phá hơn là cho tổ tiên của chúng ta. Các phi hành gia đã khám phá nhiều ngôi sao mới xoay quanh chúng ta, nhờ vào công nghệ và hàng loạt công cụ đo lường chính xác khác. Cũng không thiếu những hành tinh bị mất đi sao nhiều triệu năm rực cháy đến cạn năng lượng.

Một thế kỷ khởi đầu - a step

Những kính viễn vọng của chúng ta hiện tại không thể với tới được những hành tinh giống như Trái Đất. Tuy nhiên, những thế hệ tiếp theo chắc chắn sẽ ra mắt những thiết bị siêu khủng, to lớn hơn, và dĩ nhiên, quan sát được xa hơn. James Webb Space Telescope là một ví dụ, với đường kính của thấu kính là 6,5m, được xây dựng vào năm 2018. Trong khoảng năm mươi năm nữa, một cỗ máy với tên gọi E-ELT (European Extremely Large Telescope – Kính viễn vọng vô cùng lớn của Châu Âu) đang được lắp đặt trên một đỉnh núi ở Chile sẽ được hoàn thành. Thiết bị bao gồm các lớp thấu kính có đường kính 39m, có khả năng xem được những dao động ở các hành tinh có kích thước lớn như Trái Đất, và các ngôi sao xoay quanh những hành tinh tương tự như Mặt Trời. Ở Mỹ, hiện cũng đã có khoảng 2 chiếc kính như vậy với kích thước nhỏ hơn được xây dựng.

Dự án SETI, với tên gọi Search for Extra Terrestrial Intelligence – Tìm kiếm thực thể sống thông minh bên ngoài Trái Đất, là một dự án được khởi động trong năm 1959, nhằm tìm kiếm các tín hiệu radio từ các đối tượng biết suy nghĩ ngoài vũ trụ. Dự án SETI sử dụng các thiết bị khuếch đại sóng radio trên toàn thế giới để quét bầu trời và tìm những vòng lặp đặc biệt trong sóng radio, được xem là có thể do những nền văn minh khác trong Dải Thiên Hà gửi đến. Thiết bị khuếch đại radio được sử dụng bởi sóng radio có thể di chuyển rất xa trong không gian mà không bị hút bởi các đám mây dày hoặc bụi vốn xuất hiện rất nhiều trong nhiều khu vực ngoài vũ trụ. Ngoài ra, giải pháp này có thể được sử dụng cả ngày lẫn đêm. Con người đã gửi nhiều dải sóng tín hiệu vào không gian trong hơn 60 năm qua. Toàn bộ các tín hiệu radio và truyền hình của chúng ta đi vào vũ trụ với vận tốc ánh sáng và hi vọng một ngày nào đó sẽ được hồi đáp.

Một thế kỷ khởi đầu - Du hanh Vu tru va Ki nguyen hau con nguoi 4

Nhưng người ngoài hành tinh ở các hành tinh khác? Nhiều nơi thực sự có sự sống, nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ có thực thể sống, kể cả ở những hình thái nguyên sơ nhất, chứ chưa nói đến các cá thể “tiên tiến” hay “thông minh”. Chúng ta không biết được sự sống bắt đầu trên Trái Đất như thế nào – đó vẫn là một bí ẩn mà các thế hệ vẫn cố gắng khám phá. Có thể chúng ta tồn tại từ những phản ứng sinh hóa học bí ẩn bị “lỗi”, và để bắt đầu sự sống trên các hành tinh khác, một điều kiện cần như thế cũng phải diễn ra.

Có lẽ Dải Thiên Hà đã có một dạng sống đầy tiên tiến, và hậu duệ của chúng ta sẽ được “kết nạp” vào cộng đồng đó với danh nghĩa “lính mới”. Hoặc cũng có thể rằng Trái Đất của chúng ta là sản phẩm “lỗi” duy nhất của tạo hóa.

Có thể bạn quan tâm
Metaverse – Khởi đầu hay kết thúc?

Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, đã âm thầm nuôi dưỡng ý tưởng cho Metaverse từ lâu và đến thời điểm này mới công bố nó cho toàn thế giới. Một “Vũ trụ ảo” để con người có thể lên đó giao tiếp với nhau, làm mọi thứ từ học tập, mua sắm, công việc,vui chơi, giải trí … khi đó con người sẽ chơi một “game nhập vai thế giới thật.

Nông nghiệp số, giấc mơ khởi từ cánh đồng Bình Định

Chuyển đổi số nông nghiệp khởi hành ở Bình Định, nông dân bắt đầu biết sử dụng công nghệ phục vụ sản xuất, biết sử dụng công nghệ như chuyến tàu để mang khu vườn của mình đến tận nhà khách hàng.

Vật liệu lượng tử, niềm hy vọng giúp giảm tiêu thụ năng lượng

Các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra rằng việc sử dụng vật liệu lượng tử có thể làm giảm đáng kể năng lượng được sử dụng trong công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).

Khi AI can thiệp vào việc điều trị các bệnh di truyền và ung thư

Bằng trí tuệ nhân tạo (AI), giờ đây người ta có thể xác định được các dị dạng tế bào khi các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách nhằm giải quyết những loại vấn đề di truyền này để ngăn ngừa bệnh tật.

Đeo kính VR, bò cảm thấy thư giãn như đang dạo trên đồng cỏ và tạo ra nhiều sữa hơn

Một nông dân đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, anh đã mô phỏng đồng cỏ xanh tươi trên kính thực tế ảo (Virtual Reality- viết tắt là VR) để giảm bớt căng thẳng cho những con bò trong nỗ lực để chúng sản xuất nhiều sữa hơn.

Solve for Tomorrow 2021: 1.500 bài thi, robot leo tường được giải nhất

Gần 1.500 bài dự thi giải pháp cho các vấn đề về môi trường, y tế/ sức khỏe, giáo dục và xã hội
từ 315 trường trung học ở 52 tỉnh thành trên toàn quốc, đã được gửi về cuộc thu Solve for Tomorrow 2021 do Samsung tổ chức

Cấy ghép thành công tim heo chỉnh sửa gen lên người

Một người đàn ông mắc bệnh tim, ở tiểu bang Maryland (Mỹ), đã được cấy ghép thành công tim heo chỉnh sửa gen.

Một thế giới toàn robot dưới góc nhìn của Hyundai

Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai luôn nhìn vào tương lai của robot xuất hiện ở khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta.

Chú chó sưởi ấm cho chủ suốt 13 giờ, khi chủ mắc kẹt trên núi tuyết

Chú chó cứu sống chủ nhân của nó bằng cách nằm trên người anh ta trong suốt 13 giờ đồng hồ cho đến khi anh ấy được cứu, sau khi ngã trong một chuyến đi bộ đường dài ở vùng núi Croatia.

Người khổng lồ “ẩn thân”trong ngôi làng ở Ý

Một người đàn ông tên là Pio Andrea Peri 32 tuổi đã sử dụng thiết bị bay không người lái chụp lại toàn bộ ngôi làng cổ tại một thị trấn ở Italia, và kết quả mang lại hết sức kinh ngạc, độc đáo.