Mức bức xạ của một số mẫu điện thoại Samsung Galaxy và Apple iPhone cao hơn mức an toàn đang khiến nhiều người lo lắng mỗi khi mang chúng trong túi quần, áo.
Thông tin từ Chicago Tribune cho thấy mức bức xạ tần số vô tuyến (RF) trên một số điện thoại phổ biến cao hơn mức khai báo của các nhà sản xuất điện thoại.
Chicago Tribune cho biết họ đã tiến hành đo bức xạ RF đối trên nhiễu mẫu điện thoại theo các quy tắc và hướng dẫn của Ủy ban truyền thông Mỹ FCC. Các mẫu được đem đo gồm: iPhone 7, iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus, Galaxy S9, Galaxy S8, Galaxy J3, Moto E5 Play, Moto G6 Play và Vivo 5 Mini. Riêng chiếc iPhone 7 được đo bức xạ trên nhiều mẫu khác nhau vì kết quả cao bất thường.
Các thử nghiệm cho thấy mức phát thải cao nhất khi điện thoại ở cách cơ thể 2 mm hoặc 5 mm. Mặc dù vậy, trong hướng dẫn của mình, FCC cho biết các phép đo bức xạ RF là để điện thoại cách xa cơ thể người dùng từ 5 đến 15 mm, tương đương với việc mang nó trong bao da.
Trong thực tế, việc mang điện thoại trong bao da hiện nay chỉ phổ biến ở nữ giới, bởi họ thường mang đồ bó sát hoặc quần jean có túi không thực sự sâu. Còn đàn ông thường có thói quen bỏ điện thoại trong túi quần jeans hoặc áo sơ mi.
Do đó, Tribune yêu cầu các nhà nghiên cứu kiểm tra từ khoảng cách 2 mm – độ dày thông thường của túi áo sơ mi hoặc quần jeans. Lí do là vì tốc độ hấp thụ tăng theo cấp số nhân khi rút ngắn khoảng cách, vượt xa mức an toàn (SAR) theo đề xuất là 1,6 watt trên mỗi kg (1,6W/kg), trung bình trên 1 gram mô.
Từ đó, một câu hỏi được đặt ra: Người dùng có an toàn không khi mang điện thoại trong túi quần hoặc áo sơ mi?
Khi kết quả được công khai, Apple và Motorola đã phản đối và cho rằng điện thoại của họ có cảm biến khi ở gần tai người sẽ tự động giảm lượng bức xạ RF phát ra.
Thế nhưng theo Moulton – ông chủ phòng thí nghiệm Tribune, các phép đo chỉ ra rằng hầu hết điện thoại vẫn cho thấy mức bức xạ RF cao khi các mẫu iPhone 7 được thử nghiệm ở khoảng cách 2 mm đã cho kết quả gấp đôi so với tiêu chuẩn an toàn, iPhone 8 cao gấp 3 lần, trong khi Moto E5 Play gấp bốn lần tiêu chuẩn.
Các mẫu điện thoại Galaxy của Samsung đều có kết quả bức xạ cao hơn 2 lần so với tiêu chuẩn. Đặc biệt Galaxy S8 đạt 8,22 w/kg – cao gấp năm lần so với tiêu chuẩn và là mức phơi cao nhất được tìm thấy trong bất kỳ thử nghiệm nào từ Tribune. Chỉ có hai điện thoại có bức xạ RF dưới tiêu chuẩn trong thử nghiệm, đó là iPhone 8 Plus và BLU Vivo 5 Mini.
Đầu tuần qua, một nhóm người dùng Mỹ đã gửi đơn kiện lên tòa án Quận Bắc California (Mỹ) vì cho rằng smartphone Apple, Samsung phát bức xạ sóng vô tuyến (RF) vượt ngưỡng an toàn. Theo đơn kiện, nhóm người dùng cáo buộc Apple và Samsung không minh bạch về bức xạ sóng vô tuyến, không đưa ra cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn liên quan. Đơn kiện cũng đồng thời liệt kê các tác động của bức xạ vô tuyến, như tăng nguy cơ ung thư, căng thẳng tế bào, tổn thương di truyền, thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ thống sinh sản, thiếu hụt học tập và trí nhớ, rối loạn thần kinh và tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung ở người.
An Nhiên
Ngày 27/8, tàu vũ trụ Soyuz MS-14 chở robot dạng người đầu tiên của Nga mang tên Fedor đã kết nối thành công tại Trạm vũ trụ quốc tế sau nỗ lực ghép nối lần thứ 2.
Thuốc lá điện tử sẽ ngay lập tức gây hại lên hệ thống mạch máu của người hút ngay từ lần hút đầu tiên.
Chính xác điều gì đã khiến một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới trở nên hấp dẫn trong chiến lược của Mỹ?
Từ vụ việc chiếc VinFast Fadil gặp nạn ở Hải Dương nhưng không bung túi khí khiến người dùng hoang mang về khả năng bảo vệ của túi khí trên xe hơi khi có tai nạn. Khi nào túi khí bung và cơ chế hoạt động thế nào cũng là một trong những kiến thức mà người dùng cần trang bị.
Người dùng thường được khuyến cáo không được đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây cháy nổ. Thực tế nó có xảy ra không?
Kết quả nghiên cứu mới nhất về khí thủng phổi (emphysema – tình trạng tổn thương thành phế nang phổi) cho thấy, mức ô nhiễm cao trong các thành phố lớn đang khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh khí thủng phổi. Tốc độ phát triển bệnh tương đương với việc người ta hút một gói thuốc mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu ở Úc đang phát triển một kỹ thuật để tách hạt vi nhựa ra hỏi nước bằng cách sử dụng ống nano carbon. Các chế phẩm sinh ra sau đó hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường.
Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?
Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.
Chúng ta không biết trọng lực là gì. Nếu nói câu này với một người bình thường, hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời kèm sự ngạc nhiên: “Hả? Sao lại không biết? Trọng lực là lực của lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống đất”. Nhưng cũng câu nói đó với một nhà vật lý, câu trả lời bạn nhận được sẽ là: Đúng, chúng ta chưa biết trọng lực thật sự là gì.