Lý giải triệu chứng mất khả năng khứu giác ở bệnh nhân Covid-19

Mất khả năng khứu giác hay còn gọi là mất khả năng cảm nhận mùi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở người mắc Covid-19, nhưng cơ chế hình thành triệu chứng trước đây vẫn chưa được hiểu rõ. Giờ đây, các chuyên gia khoa học quốc tế đã có câu trả lời thích đáng cho vấn đề này.

Ban đầu, các bác sĩ ở Trung Quốc đã mô tả các triệu chứng phổ biến của bệnh Covid-19 bao gồm ho, sốt và khó thở. Nhưng khi căn bệnh này lan rộng trên toàn cầu, danh sách triệu chứng này đã mở rộng bao gồm có thêm cả chứng mất khả năng cảm nhận mùi, mất vị giác, tiêu chảy, mệt mỏi, sưng mí mắt, sưng ngón chân…

Và trong số đó, một trong những triệu chứng thường được báo cáo phổ biến nhất ở người bệnh đó là chứng mất khứu giác. Hầu hết các bệnh nhân đã báo cáo họ không thể phân biệt mùi hương khi mắc bệnh.

Mất khả năng khướu giác hay còn gọi là mất khả năng cảm nhận mùi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở người mắc Covid-19, nhưng cơ chế hình thành triệu chứng này trước đây vẫn chưa được hiểu rõ. Giờ đây, các chuyên gia khoa học quốc tế đã có câu trả lời thích đáng cho vấn đề này.
Các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không mất khả năng khứu giác vĩnh viễn, mà sẽ phục hồi sớm nếu hết nhiễm trùng. Ảnh: @Neurosciencenews.

Vào ngày 30/7, một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Y Harvard cho biết, họ đã tìm ra lý do tại sao một số người mắc Covid-19 lại bị mất khướu giác phổ biến đến như vậy.
Chứng này còn được gọi là anosmia, triệu chứng này được xem là chỉ số cảnh báo sớm phổ biến nhất khi một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, ngoài các triệu chứng phổ biến khác như ho và sốt.

Trong công trình mới được công bố trên tạp chí Science Advances, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, chức năng khứu giác bị thay đổi là triệu chứng phổ biến của Covid-19, nhưng không rõ tại sao nó lại xảy ra. Để tìm câu trả lời, nhóm nghiên cứu đã xác định các loại tế bào trong biểu mô khứu giác, xem tình trạng chúng ra sao khi bị SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi vào cơ thể virus này tấn công các tế bào hỗ trợ các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác, khiến nó bị bất hoạt, không cho các tế bào thần kinh khứu giác phát hiện và truyền tín hiệu từ mũi đến não.

Nói một cách rõ hơn, tế bào thần kinh khứu giác không liên kết với gen mã hóa protein thụ thể ACE2 mà SARS-CoV-2 dựa vào đó để xâm nhập vào tế bào chủ, mà chính các tế bào hỗ trợ chức năng cho các tế bào trên lại bị tổn thương nhiều nhất.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi các tế bào hỗ trợ có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và định hình cấu trúc cho các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác, cũng như một số quần thể tế bào gốc và tế bào mạch máu xung quanh. Việc chúng bị ảnh hưởng phần nào làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác, dẫn đến chứng mất khả năng cảm nhận mùi, Sandeep Robert Datta, phó giáo sư sinh học thần kinh Viện Blavatnik tại HMS cho biết trong một tuyên bố.

Sandeep Robert Datta còn nói thêm rằng, trong hầu hết các trường hợp, các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không mất khả năng khứu giác vĩnh viễn dẫn đến chứng anosmia dai dẳng, mà khi hết nhiễm trùng, bệnh nhân có thể lấy lại chức năng khứu giác bình thường.

Mất khả năng khướu giác hay còn gọi là mất khả năng cảm nhận mùi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở người mắc Covid-19, nhưng cơ chế hình thành triệu chứng này trước đây vẫn chưa được hiểu rõ. Giờ đây, các chuyên gia khoa học quốc tế đã có câu trả lời thích đáng cho vấn đề này.
Các tế bào hỗ trợ chứ không phải tế bào thần kinh khứu giác dễ bị tổn thương trước SARS-CoV-2. Ảnh: @Abneuro.

Quan trọng hơn, bệnh nhân Covid-19 thường phục hồi khứu giác trong suốt nhiều tuần nhanh hơn nhiều, so với những người bị mất khứu giác do chứng anosmia gây ra, ở chứng này các chủng virus đặc thù sẽ gây tổn thương trực tiếp tới các tế bào thần kinh khứu giác. Ngoài ra, nhiều loại virus gây mất mùi tạm thời bằng cách kích hoạt các vấn đề hô hấp như nghẹt mũi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân Covid-19 gặp phải chứng anosmia lại không bị tắc mũi.


“Tôi nghĩ đó là tin tốt, bởi vì một khi chứng nhiễm trùng đã hết, các tế bào thần kinh khứu giác dường như không cần phải được thay thế hoặc thiết tạo lại từ đầu. Tuy nhiên, chúng tôi cần nhiều dữ liệu hơn để hiểu rõ hơn về các cơ chế đặc biệt này”, Sandeep Robert Datta nói.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và theo dõi những người dễ bị tổn thương nhất bởi dịch Covid-19.

(Theo News-medical)

Có thể bạn quan tâm
Những mức giá có thể dành cho vắc-xin Covid-19

Một số ứng cử viên vắc-xin phòng Covid-19 đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và sắp đến tay người dùng.

Con người đang thích nghi với đại dịch theo cách chưa hề có trong tiền lệ

So với trước đây, dịch Covid-19 vẫn chưa tàn phá sức khỏe con người tàn khốc như những đại dịch lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, đại dịch mới lần này chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới.

Dùng internet thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi

Việc sử dụng internet thường xuyên hơn có liên quan đến mức độ hài lòng cuộc sống cao hơn ở những người lớn tuổi.

SARS-CoV-2 có thể có tác động lâu dài đối với tim

Phổi có thể là mục tiêu phổ biến nhất của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19, tuy nhiên mầm bệnh có thể gây ra tất cả các loại ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

“Cạp đất ăn” để sống sót qua thảm họa

“Cạp đất mà ăn” đã trở thành câu cửa miệng khi nói đến sự đói nghèo. Nhưng thực tế ít ai ngờ rằng, có nhiều nơi trên thế giới, đất như là món phổ biến để chống đói hoặc ăn vặt.

Trợ lý ảo AI với tài phân tích ảnh chụp nha khoa 3 chiều tuyệt đỉnh

Hãy tưởng tượng bỗng một ngày nào đó các bệnh viện hay phòng khám nha khoa xuất hiện các trợ lý ảo AI hỗ trợ nha khoa, thì mọi thứ sẽ như thế nào?

Elon Musk: “Trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua con người vào năm 2025”

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, ông Elon Musk vừa tuyên bố rằng, Trí tuệ nhân tạo (AI – artificial intelligence) sẽ thông minh hơn rất nhiều so với con người vào năm 2025.

Công nghệ AI phát hiện ung thư tuyến tiền liệt nam giới với độ chính xác hoàn hảo

Một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) mới ra đời, gây sốt mạnh mẽ bởi khả năng xác định, phân loại ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác gần như hoàn hảo chưa từng có.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa

Covid-19 như lời nhắn của tử thần gởi từ quá khứ rằng, trong lịch sử, dịch bệnh đã giết rất nhiều người và loài người luôn phải tìm cách vượt qua virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bé nhỏ mà tái sinh.

Chế độ dinh dưỡng sai, đừng đổ tội cho mì gói

Mì ăn liền (hay còn gọi mì gói), là món ăn nhanh quen thuộc được cho không tốt cho sức khỏe, thủ phạm gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tim mạch, thiếu dinh dưỡng, ung thư… Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng sai của người dùng mới là nguyên nhân gây ra bệnh tật.