Khai mạc Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán 2019

Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán lần thứ IV năm 2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) tổ chức sáng nay 25/7 thu hút đông đảo giới khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, máy học và ứng dụng của CNTT trong và ngoài nước.

Khai mạc Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán 2019 - CAMON3PLENARY

ICCSE 2019 với sự tham gia chia sẻ từ những nhà khoa học hàng đầu đến từ Canada, Nhật Bản

Hội thảo quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Tính toán (The International Conference on Computing Science and Engineering – ICCSE) là hoạt động khoa học truyền thống của Viện Khoa học và Công nghệ tính toán, với định hướng trở thành một diễn đàn thường xuyên để trao đổi tri thức mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tính toán, nâng cao nhận thức về vai trò, ứng dụng của tính toán nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ tính toán tại Việt Nam.

Hội thảo ICCSE lần thứ IV năm 2019 có sự tham dự của những nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trên thế giới trong các lĩnh vực Lý sinh học và Y học tính toán, Hóa học tính toán, Vật liệu, Toán học ứng dụng, và Khoa học tính toán môi trường. Bao gồm GS.TS. Nguyễn Văn Thanh Vân (Đại học McGill, Canada), GS.TS. Yuko Okamoto (ĐH Nagoya University, Nhật), GS.TS. Hồ Tú Bảo (Viện JAIST, Nhật – Viện Toán cao cấp và Viện John von Neumann, Việt Nam).

Với các phiên thảo luận chuyên sâu, các nhà khoa học, chuyên gia đã đề cập nhiều về những nghiên cứu mới trong ngành Hóa học tính toán và vật liệu, Lý-Sinh học tính toán và Thiết kế thuốc, đặc biệt là những cập nhật, chuyển biến mới nhất của các nghiên cứu về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.

TS. Nguyễn Việt Dũng, Thành Ủy Viên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

TS. Nguyễn Việt Dũng, Thành Ủy Viên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đánh giá cao chương trình Hội thảo khi đã đề cập đến những vấn đề nóng cần giải quyết của thế giới và cả Việt Nam đang đối mặt về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu…, tiếp tục mở ra các hướng nghiên cứu tiếp cận với các ứng dụng cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển của Thành phố. Sở cũng đồng thời ghi nhận trong thời gian qua, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán đã thu hút các chuyên gia, nhà khoa học Việt kiều quay trở về đóng góp, xây dựng thành phố trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đối với lĩnh vực y – sinh học và hóa học. Kỳ vọng trong thời gian tới, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cơ bản, tiếp tục quan tâm giải quyết các bài toán cấp bách khác gắn liền với mục tiêu phát triển của thành phố liên quan đến chống ngập, kẹt xe, giảm ô nhiễm và các bài toán ứng dụng trong kinh tế – xã hội.

GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán

Chia sẻ những thành tựu, dự án nghiên cứu đã thực hiện, GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán cho hay, hiện nay Viện có 40 cán bộ, nhân viên, nghiên cứu viên, cộng tác thường xuyên với 6 Giáo sư Việt kiều và người nước ngoài, và thu hút nhiều Tiến sĩ, Nghiên cứu viên cao cấp từ các đơn vị Trường, Viện trong và ngoài nước thường xuyên hợp tác và làm việc. Viện cũng là một trong những thành viên tích cực của mạng lưới PRAGMA, một hiệp hội nghiên cứu đa quốc gia gồm hơn 40 Trung tâm, Viện nghiên cứu trong khu vực Thái Bình Dương.

Viện đã “Xây dựng hệ thống dự báo chất lượng không khí vùng TP.HCM (nghiệm thu năm 2017), “Xây dựng WEBGIS tính toán chỉ số chất lượng nước và chất lượng không khí TP.HCM” (nghiệm thu năm 2018), Xây dựng giao diện ứng dụng trực tuyến để cập nhật và cung cấp các thông tin chỉ số môi trường không khí, môi trường nước; “Phát triển hệ thống hỗ trợ tự động tạo biên bản cuộc họp sử dụng công nghệ nhận dạng tiếng nói” (nghiệm thu năm 2019) – một phần mềm ứng dụng thử nghiệm cho các cuộc họp Quốc hội, sản phẩm được đánh giá là ứng dụng các kỹ thuật mới của trí tuệ nhân tạo để nhận dạng giọng nói chuyển sang văn bản tiếng Việt với độ chính xác hơn 80%.

Hiện tại nhóm nghiên cứu của Viện đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 thông qua dự án “Xây dựng hệ thống sensor quan trắc một số chỉ số môi trường không khí phục vụ dự báo chất lượng không khí theo thời gian thực cho TP.HCM với mục tiêu phát triển thiết bị IoT quan trắc chất lượng không khí và xây dựng hệ thống quản lý cung cấp các số liệu chất lượng không khí TP.HCM theo thời gian thực.

GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng cho biết thêm, định hướng trong tương lai, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán sẽ tiếp tục thu hút nguồn nhân lực cao cấp, tăng cường số đề tài nghiên cứu mang tính quốc tế, và định hướng triển khai xây dựng, thương mại hóa các sản phẩm phần mềm công nghệ tính toán trong các lĩnh vực có thể mạnh như Y – Sinh, Hóa học tính toán, Tính toán Môi trường để có thể phát triển bền vững với mô hình độc lập hoạt động, tự chủ tài chính.

Khai mạc Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán 2019 - TOANCANH03

Ô Lâu

 


 
Colossus – Câu chuyện về chiếc máy tính đã giúp Thế Chiến II kết thúc sớm

Colossus, chiếc máy tính kỹ thuật số có thể được lập trình đầu tiên trên thế giới được sinh ra để phân tích và giải mã các mệnh lệnh và tin nhắn được mã hóa bằng máy mã hóa Lorenz SZ40 / 42.

Ăn xin thời công nghệ, kiếm 50.000 USD trong 17 ngày

Mới đây, một người phụ nữ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để xin tiền hỗ trợ cho con gái, chỉ trong 17 ngày cô đã xin được 183.500 Dh (khoảng 50.000 USD). Người phụ nữ này đã bị bắt ngay sau đó.

Cần biết nút tắt khẩn cấp ở đâu khi bị tai nạn từ thang cuốn

Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.

Cần biết nút tắt khẩn cấp ở đâu khi bị tai nạn từ thang cuốn

Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.

RMIT in thành công đĩa đệm cột sống 3D, thay thế u xương bị cắt bỏ

Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.

Những nơi trú ẩn lý tưởng khi thảm họa xảy ra

Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?

Những nơi trú ẩn lý tưởng khi thảm họa xảy ra

Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?

NASA chuẩn bị kế hoạch đau thương khi Aldrin và Armstrong đặt chân lên mặt trăng

Thời điểm hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc bấy giờ đã ra lệnh chuẩn bị sẵn một kế hoạch đau thương.

Phát hiện ve chó trong mắt người

Loại bọ ve chuyên hút máu động vật, vốn thường xuất hiện trên cơ thể chó (thường gọi là ve chó) vừa được tìm thấy trong… mắt người.

Dùng điện thoại, máy tính khiến trẻ em Việt Nam dễ béo phì

Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, học sinh Việt Nam ở mọi lứa tuổi luôn có những vấn đề về dinh dưỡng và vận động. Nổi lên đó là việc béo phì ở học sinh tiểu học và còi xương ở học sinh trung học.