Internet vệ tinh, cơ hội lớn, cạnh tranh lớn

Thành công của tàu vũ trụ Crew Dragon trong việc nối tự động với Trạm vũ trụ ISS đã lấn át đi hành động nổi bật khác, mang đến khả năng kết nối Internet của gần 8 tỷ dân, cho dù ở bất kỳ đâu trên hành tinh xanh – Internet vệ tinh.

nối tự động với Trạm vũ trụ quốc tế ISS, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử tàu của một công ty tư nhân đưa người lên ISS thành công.

Theo đó, sự kiện lịch sử này đánh dấu cột mốc quan trọng cho SpaceX, sau khi tàu con thoi đã cất cánh thành công vào ngày 30/5, từ Cape Canaveral, Florida (Mỹ).

Tuy nhiên, một sự kiện đánh dấu bước ngoặc của ngành công nghiệp Internet vệ tinh trước đó đã không được chú ý. Elon Musk và đội ngũ cộng sự của ông đã chính thức đạt được số lượng vệ tinh phóng lên không gian, đủ để triển khai dịch vụ Internet trong một phạm vi nhất định.

Internet vệ tinh, cơ hội lớn, cạnh tranh lớn - 0f6e9046 349e 4eeb a198 0ed1b78329c9 shutterstock 1448877467 SpaceX vừa phóng thành công 60 vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp – Ảnh: Shutterstock.

10 giờ 30 phút sáng ngày 23/5 (theo giờ địa phương), SpaceX của doanh nhân tỷ phú Elon Musk đã phóng thành công 60 vệ tinh cỡ nhỏ, sau khi rời khỏi tàu vũ trụ Falcon 9 phóng đi từ Trạm Không quân Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Hành động phóng vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp của 60 vệ tinh cỡ nhỏ diễn ra trễ hơn 1 tuần so với lịch dự kiến vì lỗi hệ thống và gió lớn, khiến việc phóng bị huỷ bỏ 2 lần trước đó. Mỗi vệ tinh nặng khoảng 227kg và đây cũng là lần chuyên chở nặng nhất của Falcon 9 trong lịch sử.

Hiện tàu vũ trụ này đã quay trở lại an toàn sau khi rớt xuống một bờ biển ở Đại Tây Dương.

Như vậy, cùng với lần này, Starlink – dự án Internet vệ tinh toàn cầu của SpaceX đã có tổng cộng 482 chiếc, trở thành nhà khai thác dịch vụ Internet không gian từ vệ tinh lớn nhất hiện nay và đã đủ số lượng để triển khai dịch vụ Internet trong một phạm vi nhất định.

Musk cho biết, dự án sẽ tiếp cận khách hàng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Dự kiến, sẽ có 2.000 vệ tinh sẽ được phóng mỗi năm cho đến mục tiêu cuối cùng là 12.000 chiếc.

Kế hoạch thất bại của gã khổng lồ trước đó

Internet vệ tinh, cơ hội lớn, cạnh tranh lớn - internet ve tinh 1 Ảnh: The Verge.

Ngay cả Musk và công ty tỷ đô SpaceX của ông không phải là kẻ tiên phong về giấc mơ Internet trên không trung. Gần 10 năm trước, Google, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới đã bắt đầu kế hoạch đầy táo bạo này.

Dự án của Goolge – Project Loon chính thức được giới thiệu hồi năm 2013, thể hiện tham vọng phủ sóng Internet bằng cách sử dụng khinh khí cầu, để gửi các tín hiệu Internet không dây từ tầng bình lưu ở độ cao từ 18 km đến 25 km xuống mặt đất, bao gồm phủ sóng cả ở những nơi hẻo lánh và nghèo khó nhất thế giới.

Tuy vậy hiện thực rất khác xa với giả thuyết, khi dự án đã liên tiếp bị gián đoạn với nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đến từ việc đàm phán với chính phủ các quốc gia và cơ sở hạ tầng chưa ổn định. Hiện Project Loon chỉ mới bắt đầu hoạt động ở Kenya sau nhiều năm chờ đợi quốc gia này cho phép.

Cùng năm, gã khổng lồ công nghệ khác là Facebook với mục tiêu phổ cập Internet, đến hơn 2/3 dân số toàn cầu được tiếp nhận những thông tin trên mạng đã ra mắt dự án Internet.org. Khác với Project Loon, dự án của Facebook không sử dụng khinh khí cầu mà bằng máy bay không người lái.

Internet.org hiện nay hầu hết sử dụng tại một vài quốc gia đang phát triển. Ứng dụng cho phép người dùng truy cập hạn chế một số ứng dụng cơ bản miễn phí, tính phí như: Facebook, Accu Weather và Google Search tại các quốc gia như Ấn Độ, Ghana, Comlombia, Kenya, Indonesia và Zambia.

Mặc dù khả năng của dự án được đánh giá cao và có tiến triển hơn Project Loon của Google nhưng Facebook vẫn gặp rào cản rất lớn với các chính phủ, đặc biệt là các quốc gia có tình hình chính trị và xã hội bất ổn.

Internet.org vì thế vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng sắp tới cũng như đảm bảo vùng phủ sóng cho tương lai.

Cuộc chơi của những ông lớn cho tương lai

Internet vệ tinh, cơ hội lớn, cạnh tranh lớn - 9cffa411 8a4c 4d6f 87a3 13fddc748cf1 getty 1207162241 Ảnh: Shutterstock.

Mặc dù đang “1 mình 1 ngựa” chiếm lĩnh lĩnh vực mới mẻ này, SpaceX của CEO Musk vẫn gặp các đối thủ đáng gờm từ trong và ngoài nước.

OneWeb, startup Anh vào ngày 22/3 vừa qua đã phóng thành công 34 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp, đạt tổng cộng 74 vệ tinh. Hành động này của OneWeb thể hiện tham vọng sẽ bắt kịp SpaceX, nhất là khi vào năm 2015, hãng và công ty Arianespace (Pháp) đã ký hợp đồng để phóng 21 tên lửa, đẩy 672 vệ tinh OneWeb lên không gian.

Cả OneWeb và SpaceX đều cam kết khả năng truyền của Internet vệ tinh sẽ cạnh tranh được so với các dịch vụ truyền thống qua dây hay mạng di động, sử dụng vệ tinh để phủ sóng Internet cho toàn bộ Trái đất, kể cả vùng nông thôn hẻo lánh và khu vực khó tiếp cận về giao thông.

CEO của OneWeb, Adrian Steckel cho biết công ty có kế hoạch kinh doanh dịch vụ này đại trà vào năm 2021, cùng dòng thời gian SpaceX với hướng phục vụ cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ.

Một cường quốc kinh tế khác là Trung Quốc cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Mới đây, vệ tinh Internet vạn vật của Trung Quốc với tên gọi Hede-4 đã theo tên lửa Long March-2D đi vào không trung, tại Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc.

Vụ phóng vệ tinh mới nhất của Bắc Kinh diễn ra sau hành động nối thành công tàu Crew Dragon với Trạm vũ trụ ISS đúng 1 ngày. Mặc dù vẫn chưa có nhiều thông tin về vệ tinh mới từ quốc gia đông dân nhất thế giới, tuy nhiên hành động manh nha này được nhận định “phà hơi nóng” đến các đối thủ đến từ các quốc gia Anh, Mỹ, hứa hẹn cho cuộc đua Internet trên không trung đầy gay cấn cho tương lai.

Nhường Internet siêu tốc độ dưới mặt đất

Internet vệ tinh, cơ hội lớn, cạnh tranh lớn - broadband Ảnh: Internet.

Bằng cách đem Internet lên không trung, việc truyền tải dưới mặt đất sẽ được giảm áp lực so với hiện tại. Vì vậy, tuyến cáp quang trên toàn thế giới sẽ được các nhà sản xuất tập trung nhiều hơn việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện tốc độ truyền trong tương lai. Tốc độ mạng vì thế sẽ rất hứa hẹn, rất nhanh.

Trên tạp chí Nature Communications mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash, Swinburne và RMIT của Úc cho biết họ đã lập kỷ lục tốc độ Internet mới là 44.2 Tbps – nhanh nhất thế giới.

Ước tính về lý thuyết, tốc độ này tải nội dung của 50 đĩa Blu-ray Ultra HD 100GB chỉ trong vòng một giây. Hơn nữa, báo cáo cũng nói rằng tốc độ Internet truyền tải tốt trên chiều dài 75km cáp quang tiêu chuẩn, sử dụng một nguồn chip tích hợp duy nhất. Điều này sẽ có lợi cho cơ sở hạ tầng hiện nay.

Tuy vậy, việc áp dụng tốc độ mạng cao không phải đến trong một sớm một chiều. Khi được thương mại hoá, các nhà nghiên cứu nói rằng tốc độ này sẽ được ưu tiên cho các trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp và tập đoàn, sau đó mới đến các ngôi nhà dân cư.

Có thể bạn quan tâm
Tàu vũ trụ SpaceX nối Trạm vũ trụ ISS trong 19 giờ

21h10 đêm Chủ Nhật (giờ Việt Nam), Doug Hurley, một trong hai phi hành gia của NASA đã báo cáo tàu con thoi Crew Dragon đã hoàn tất ghép tự động với Trạm vũ trụ quốc tế ISS, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử tàu của một công ty tư nhân đưa người lên ISS thành công.

Cây ngã đổ bất ngờ, cách nào để phòng tránh?

Người dân sống ở vùng nội ô, đô thị có lẽ đã quen với cảnh các cây cổ thụ bất ngờ bật gốc và ngã, gây cản trở và ùn tắc giao thông, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người. Vậy cách phòng tránh như thế nào?

Hà Lan đã tạo được kháng thể chống lại virus Covid-19

Các nhà khoa học đã tạo được kháng thể 47D11 trong phòng thí nghiệm, kết quả ban đầu cho thấy kháng thể này tiêu diệt được Covid-19 và SARS. Thành công hứa hẹn sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Năm 2020 có thể là năm đạt kỷ lục nóng nhất

Ghi nhận của cơ quan khí tượng Mỹ NOAA, 3 tháng đầu năm 2020 được ghi nhận có nhiệt độ cao đứng thứ 2 trong 141 năm gần đây, chỉ sau 3 tháng đầu năm 2016. Cơ quan này cũng dự đoán năm 2020 sẽ là năm có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận hoặc ít nhất cũng nằm trong top 5 những năm có nhiệt độ cao nhất.

WHO cảnh báo hộ chiếu miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang khuyến cáo chống lại khái niệm “hộ chiếu miễn dịch”. Đây là giấy chứng nhận chứng minh ai đó đã nhiễm Covid-19 và bình phục.

Khi thành phố cách ly, động vật hoang dã tràn ra đường kiếm ăn

Các biện pháp cách ly chống dịch Covid-19 buộc người dân ở trong nhà nên đường phố vắng vẻ. Động vật hoang dã cũng nhanh chóng phát hiện ra sự vắng mặt của con người và đã di chuyển vào trong thành phố kiếm ăn.

Vũ trụ trông như thế nào vào ngày sinh của bạn?

Ngày 24/4 là kỷ niệm 30 năm kính thiên văn Hubble du hành trong không gian và gởi về những hình ảnh quý giá của vũ trụ. Năm 2020 là năm cuối cùng hoạt động của Hubble, vì NASA sẽ thay thế Hubble bằng kính thiên văn mới mạnh hơn để quan sát vũ trụ bao la. Kỷ niệm khoảng thời gian hoạt động của Hubble, NASA đã mở miễn phí kho ảnh mà kính thiên văn này chụp suốt 30 năm.

Ủy ban châu Âu ra mắt nền tảng chia sẻ dữ liệu chống Covid-19

Ủy ban châu Âu (EC) cùng với một số đối tác đã ra mắt Nền tảng dữ liệu COVID-19 châu Âu để thu thập và chia sẻ nhanh chóng các dữ liệu nghiên cứu có sẵn về Covid-19.

Điện thoại Vsmart sẽ nhận diện gương mặt ngay khi đeo khẩu trang

Ngày 20/4/2020, Viện VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang; công nghệ này sẽ có mặt trên Vsmart và VinAI sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19.

5 điều cần biết về ứng dụng theo dõi COVID-19 của Apple và Google

Sự hợp tác mang tính thời cuộc của Apple và Google trong việc chống Covid-19 mới manh nha nhưng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, từ người dùng, các chuyên gia cho đến những nhà cầm quyền.