Hỗ trợ bảo mật công nghệ sinh học cho người khuyết tật

Các chuyên gia của Kaspersky Lab mới đây trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng đám mây cho các bộ phận giả trên cơ thể người đã phát hiện một số vấn đề bảo mật cho phép bên thứ ba truy cập, thao tác, đánh cắp hoặc thậm chí xóa dữ liệu riêng tư của người dùng.

Hỗ trợ bảo mật công nghệ sinh học cho người khuyết tật - Motorica Bionic(1)Phát hiện này đã được chia sẻ với Motorica – một công ty khởi nghiệp công nghệ cao của Nga, chuyên phát triển các bộ phận giả để hỗ trợ người khuyết tật – từ đó cho phép họ giải quyết các vấn đề an ninh mạng.

Internet vạn vật (IoT) giờ đây không chỉ là mạng lưới kết nối của các thiết bị thông minh hay nhà thông minh, mà là về các hệ sinh thái tự động ngày càng tiên tiến và phức tạp. Ở đó hiện diện kết nối của công nghệ y học trực tuyến. Trong tương lai, những công nghệ như vậy có thể biến các thiết bị từ chỉ hỗ trợ thuần túy trở thành xu hướng chủ đạo và được sử dụng để mở rộng khả năng của cơ thể thông qua quá trình điều khiển học. Từ đó, bất kỳ rủi ro bảo mật nào có khả năng bị kẻ tấn công khai thác đều có thể được giảm thiểu nhờ những sản phẩm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ an ninh mạng.

Các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab ICS CERT, hợp tác với Motorica đã thực hiện đánh giá an ninh mạng về giải pháp phần mềm thử nghiệm cho tay giả điện tử do Motorica phát triển. Bản thân giải pháp là một hệ thống đám mây từ xa, được trang bị giao diện để theo dõi trạng thái của tất cả các thiết bị cơ học – sinh học tích hợp sẵn. Giải pháp cũng cung cấp cho các nhà phát triển một bộ công cụ để phân tích tình trạng kỹ thuật của các thiết bị như xe lăn thông minh, tay và chân nhân tạo.

A picture containing textDescription generated with high confidence

Infographic về phương thức phát sinh vấn đề bảo mật khi sử dụng các bộ phận giả trên cơ thể

hêm hoặc xóa người dùng ưu tiên và thường xuyên (có quyền quản trị viên).

“Công nghệ hiện đại đang đưa chúng ta đến thế giới mới với các thiết bị hỗ trợ sinh học. Điều quan trọng bây giờ là những đơn vị phát triển công nghệ sinh học cần hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp bảo mật mạng, giúp ngăn chặn những cuộc tấn công vào cơ thể người” – ông Ilya Chekh, CEO của Motorica nói.

Khi công nghệ sinh học đang phát triển, cần xem xét công nghệ này có thể gặp vấn đề bảo mật nào để đưa ra phương án giải quyết đúng. Kaspesky Lab cũng đã xây dựng trang web Earth 2050 với cập nhật các dự báo trong tương lai.

Ô Lâu

Giày chạy bộ ứng dụng công nghệ NASA của Adidas chạy trên đường Sài Gòn

Trong hoạt động chạy tiếp sức với quãng đường dài 9km mới đây của adidas Runners Saigon, mẫu giày chạy mới nhất của adidas ứng dụng công nghệ Tailored Fiber Placement sử dụng dữ liệu từ hệ thống bắt chuyển động ARAMIS của NASA đã xuất hiện.

Sân chơi Giờ Lập trình 2018 kết thúc, 136 ngàn học sinh tham gia

Giờ Lập trình – một phong trào toàn cầu nhằm giới thiệu về Khoa học máy tính với việc lập trình chỉ trong 1 giờ đồng hồ, được triển khai ở Việt Nam từ 17/11 đến 20/12/2018 thu hút hơn 136.541 học sinh, 26 tỉnh tham gia.

Trường Giáo Dục Chuyên Biệt 15/5 được tặng hệ thống năng lượng mặt trời

Sáng ngày 28/12/2018, Công ty TNHH Kỹ thuật Đạt (DAT) và Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) tổ chức lễ khánh thành và trao tặng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cho trường Giáo Dục Chuyên Biệt 15/5, Quận 11, TPHCM. Đây là ngôi trường đang nuôi dạy các em có khiếm khuyết về thính giác, ngôn ngữ và chứng tự kỷ các dạng khác.

Thư Viện Thông Minh Lưu Động, Samsung chở STEM đến trường vùng sâu Việt

Samsung Vina phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM ra mắt Thư Viện Thông Minh Lưu Động. Đây là một thư viện STEM thu nhỏ đặt trên xe, có thể di chuyển đến nhiều nơi, phục vụ nhu cầu đọc sách, tra cứu thông tin và trải nghiệm giáo dục STEM của thanh thiếu nhi Việt Nam, ngay tại những nơi thiếu điều kiện nhất. thiếu điều kiện tiếp cận với các phương pháp học mới.

Hội nghị Y sinh học Châu Á lần IV, khẳng định đóng góp nghiên cứu y sinh Việt Nam

Hội nghị Y sinh học Châu Á (Pan Asian Biomedical Science Conference) lần thứ IV đã được tổ chức thành công tại Đà Nẵng, từ ngày 5/12 – 7/12/2018. Đây là Hội nghị lần đầu tiên được đăng cai tổ chức tại Việt Nam, với sự tổ chức của Khoa Y Dược, Đại học Đà Nẵng và sự tài trợ chính của Tập Đoàn đầu tư GSIC, khẳng định đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu y sinh học thế giới.

Việt Nam giành giải Future Innovator tại cuộc thi Robotics quốc tế WRO 2018

Đoàn Robotacon Việt Nam đã giành được giải thưởng Future Innovator từ cuộc thi Robotics Quốc Tế WRO Thái Lan 2018, cuộc thi dành cho học sinh từ 8 đến 20 tuổi được tổ chức từ ngày 16 đến 18/11, tại Chiang Mai, Thái Lan.

Việt Nam giành giải Future Innovator tại cuộc thi Robotics quốc tế WRO 2018

Đoàn Robotacon Việt Nam đã giành được giải thưởng Future Innovator từ cuộc thi Robotics Quốc Tế WRO Thái Lan 2018, cuộc thi dành cho học sinh từ 8 đến 20 tuổi được tổ chức từ ngày 16 đến 18/11, tại Chiang Mai, Thái Lan.

SAM R34/35 LoRa: kết nối không dây tầm xa, tiết kiệm pin hệ thống

Công nghệ LoRa (Long Range) sẽ mở rộng phạm vi bao phủ của Internet of Things (IoT) bằng cách kết hợp khả năng kết nối không dây tầm xa với mức tiêu thụ điện năng thấp.

Samsung giới thiệu màn hình gập, Trí tuệ Nhân tạo, IoT tại SDC 2018

Hội nghị các nhà phát triển ứng dụng Samsung 2018 (SDC 2018) giới thiệu những cải tiến đối với Bixby, SmartThings và màn hình Infinity Flex.

Max4D của Vietlott có cách chơi mới không cần đúng thứ tự vẫn trúng

Từ hôm nay, 31/10/2018, Vietlott sẽ bổ sung thêm 2 cách chơi mới cho sản phẩm Max4D, bên cạnh cách chơi cơ bản và chơi tổ hợp cũ. Các cách chơi mới của Max 4D là chơi Bao và chơi Cuộn sẽ tăng khả năng trúng của người chơi.