Dự án trạm xăng không gian, chế tạo nhiên liệu tên lửa từ rác thải vũ trụ

Công ty khởi nghiệp Úc tham gia nỗ lực toàn cầu để tái chế các mảnh vỡ không gian nguy hiểm. Ảnh: @AFP.

Công ty khởi nghiệp Úc mô tả sáng kiến này tương tự như một trạm xăng, nhưng nằm ngoài Trái đất .

Quỹ đạo mà hành tinh của chúng ta phụ thuộc đang bị tắc nghẽn bởi các mảnh vỡ từ các tàu vũ trụ cũ. Còn các vệ tinh đã chết và các bộ phận tên lửa đã qua sử dụng đang di chuyển xung quanh với tốc độ lên tới 28.000 km/h, có thể gây ra mối đe dọa cho các vệ tinh liên lạc và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ở tốc độ đó, dù chỉ một con vít nhỏ hay một vết sơn cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ sở như ISS, cũng như con người ở trong đó.

Mặt khác, một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng, các mảnh vỡ trong không gian vũ trụ có thể tăng thêm nữa, do nhiều cơ quan vũ trụ cũng đang liên tục phóng vệ tinh của họ để cung cấp dịch vụ vệ tinh của riêng mình.

Để giảm thiểu khả năng này trong tương lai, có một nỗ lực quốc tế đang được tiến hành để tìm cách tái chế các mảnh vỡ này thành nhiên liệu tên lửa trong không gian. Một công ty Úc, một Nhật Bản và hai công ty Mỹ là một phần của nỗ lực đó. Mỗi công ty có một công việc cụ thể để làm nên dự án này.

Dự án trạm xăng không gian, chế tạo nhiên liệu tên lửa từ rác thải vũ trụ - rac vu tru 1
Một công ty Úc đã công bố kế hoạch chuyển rác không gian thành nhiên liệu, sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho hệ thống đẩy điện tên lửa trong không gian. Ảnh: @AFP.

Công ty khởi nghiệp Neumann Space của Úc đang làm việc với ba công ty khác để biến rác không gian thành nhiên liệu cho “hệ thống đẩy điện tên lửa trong không gian”. Neumann Space sẽ làm việc với công ty khởi nghiệp Astroscale của Nhật Bản, công ty này đã chứng minh cách họ có thể sử dụng vệ tinh để thu các mảnh vỡ trong không gian, và Nanorocks – một công ty của Mỹ đang hướng tới việc sử dụng robot tiên tiến để lưu trữ và cắt các mảnh vỡ trên quỹ đạo. Một công ty khác của Mỹ tên là Cislunar cũng là một phần của dự án hợp tác này. Họ sẽ giúp phát triển một xưởng nấu không gian để làm tan chảy các mảnh vỡ và tạo ra các thanh kim loại từ đó.

Và sau cùng hệ thống đẩy tên lửa của Neumann Space có thể sử dụng các thanh kim loại đó làm nhiên liệu. Hệ thống đẩy tên lửa này có thể ion hóa kim loại, sau đó tạo ra lực đẩy để tác động điều hướng vật thể quanh quỹ đạo ra khỏi vùng nguy cơ để đạt được sự an toàn cho Trái Đất trong tương lai. Giám đốc điều hành của Neumann, ông Herve Astier cho biết, đó là một kế hoạch tương lai và sẽ không dễ dàng như trên lý thuyết, nhưng chúng tôi được NASA tài trợ nên chúng tôi đã chế tạo một nguyên mẫu và nó hoạt động.

Dự án trạm xăng không gian, chế tạo nhiên liệu tên lửa từ rác thải vũ trụ - rac vu tru
Đây là một sáng kiến tuyệt vời để đối phó với số lượng mảnh vỡ trôi nổi bên ngoài Trái đất, chẳng hạn như tên lửa đã chết và các bộ phận tàu vũ trụ không sử dụng được khác. Ảnh: @AFP.

Dự án tái chế mảnh vỡ không gian của công ty Neumann Space không phải là duy nhất đang được thực hiện. NASA cũng có một dự án khác trong việc chế tạo nhiên liệu tên lửa trên sao Hỏa bằng cách sử dụng vi khuẩn, một số enzym không khí, nước và ánh sáng mặt trời — và có thể cung cấp nhiên liệu tên lửa cần thiết cho các phi hành gia quay trở lại Trái đất.

Hiện tại các tàu vũ trụ trên đường đến sao Hỏa được cung cấp nhiên liệu tên lửa có nguồn gốc từ khí mê-tan và oxy lỏng, và lượng nhiên liệu này cũng được vận chuyển dự phòng dành sử dụng trong chuyến trở về. Mang theo lượng nhiên liệu này đi kèm với một mức giá khổng lồ là 8 tỷ đô la dành cho một chiều.

Tuy nhiên, dự án mới nhất của NASA sẽ đưa hai vi khuẩn và một số enzym lên sao Hỏa – thay vì khí mê-tan. Một nhà máy nhiên liệu tên lửa cỡ 4 quả bóng đá trên sao Hỏa cũng sẽ cần thiết để sản xuất nhiên liệu tên lửa cải tiến. Phương pháp này sẽ sử dụng ít năng lượng hơn 32% so với vận chuyển khí mê-tan từ Trái đất. Trên hết, nó sẽ tạo ra oxy để hỗ trợ phi hành đoàn con người.

Có thể thấy, khi vấn đề rác không gian ngày càng trầm trọng hơn, các tổ chức trên khắp thế giới đang cố gắng đưa ra các giải pháp, từ nam châm đến “móng vuốt không gian” cho đến máy móc. Hiện các nhà nghiên cứu Australia cũng đang nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Trong đó, công ty Sabre Astronautics đã giành được tài trợ của NASA để phát triển một cánh buồm kéo, sẽ phóng từ một tàu vũ trụ để thâu các rác thải ra khỏi quỹ đạo nguy cơ va chạm cao.

Tập đoàn Hệ thống quang điện Sydney cũng đang hợp tác với Đại học Canberra để phát triển công nghệ laser đẩy rác vũ trụ ra khỏi các vụ va chạm tiềm ẩn hoặc hướng chúng ra khỏi quỹ đạo nguy cơ. Trong khi đó, Viện Máy học Úc có một khoản tài trợ để cải thiện khả năng phát hiện và theo dõi các mảnh vỡ không gian, và một radar giám sát mới ở Tây Úc cũng sẽ giúp điều đó được thực hiện dễ dàng, chính xác hơn.

Theo Theguardian/Gadgets/Businessinsider

Có thể bạn quan tâm
Đất hoá đá – chìa khóa giải mật cách xây dựng của các công trình hàng ngàn năm

Hàng ngàn năm qua, có rất nhiều bí mật cho đến ngày nay vẫn chưa có ai đưa ra lời giải thích thuyết phục. Những công trình Kim tự tháp, đền Angkor hay tháp Chăm được xây dựng thế nào? Với những thành công trong việc chế tạo hợp chất từ vật liệu Ô dước và nguyên lý đất hóa đá, một nhóm nhà khoa học nghiên cứu của Việt Nam đã phát hiện khá thú vị: các công trình bí ẩn đó được đúc tại chỗ!

Trường hợp hiếm hoi cơ thể phụ nữ tự đào thải virus HIV theo cách tự nhiên

Một phụ nữ đến từ Argentina đã tự thoát khỏi căn bệnh thế kỷ HIV mà không cần dùng thuốc hoặc điều trị. Và đây cũng là trường hợp thứ hai được ghi nhận thuộc loại này trên thế giới.

Phát hiện mặt nạ vàng cổ đại Peru 1.000 năm tuổi sơn bằng… máu người

Một chiếc mặt nạ 1.000 năm tuổi được phát hiện trên đầu của một bộ xương cổ đại được sơn bằng máu người, theo một nghiên cứu mới.

Giải mã và cảnh báo mới về ‘ngọn lửa bất tử’ dưới thác nước Eternal Flame

Thiên nhiên không bao giờ ngừng làm chúng ta kinh ngạc! Có một số nơi trên thế giới tràn ngập điều bí ẩn, sự kiện cũng như các hiện tượng kỳ lạ, mà câu chuyện giữa thác Eternal Flame ở New York có ngọn lửa luôn bùng cháy bất tử là một điển hình.

Đoàn phi hành gia thu hoạch những quả ớt đầu tiên trồng trên Trạm vũ trụ quốc tế

Phi hành đoàn cuối cùng cũng đã có cơ hội nếm thử ớt sau khi bắt đầu thử nghiệm trồng trên Trạm Vũ Trụ Quốc tế (ISS) từ tháng 7/2021.

Đã bắt hai tin tặc và sẽ dẫn độ về Mỹ, án phạt tù dự kiến trên 100 năm mỗi người

Hai hacker quốc tịch nước ngoài có thể phải chịu án phạt tù lên đến hơn 1 thế kỷ, vì những hành vi phạm pháp cũng như hậu quả tàn khốc mà họ đã gây ra.

Trang trại điện mặt trời nổi trên nước to bằng 70 sân bóng tại Thái Lan đi vào hoạt động

Một trang trại điện mặt trời nổi có quy mô tương đương với khoảng 70 sân bóng đã bắt đầu sản xuất điện ở Thái Lan, phản ánh nỗ lực của đất nước này để đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2050.

Trung Quốc gây ra mối lo ngại ngày càng tăng đối với quân đội Mỹ

Việc Trung Quốc xây dựng quân đội và thúc đẩy phát triển tên lửa có khả năng hạt nhân đang khiến Quốc hội và các quan chức quốc phòng Mỹ lo lắng.

NASA chia sẻ ảnh bề mặt trái đất được chụp từ vệ tinh Landsat 9

Những hình ảnh bề mặt trái đất chụp từ vệ tind Landsat 9 được NASA cung cấp miễn phí trên website của USGS.

Thời tiết cực đoan đã và đang trở thành bình thường “mới” trên thế giới

Theo Khí tượng Thế giới WMO, các đợt nắng nóng gay gắt và lũ lụt với mức độ tàn phá ngày càng lớn đang trở thành các hiện tượng bình thường mới trên khắp thế giới.