Dự án Galileo: Giải mã sự tồn tại người ngoài Trái đất thông minh và sức mạnh công nghệ của họ

Dự án Galileo của Avi Loeb được tài trợ đóng góp, cam kết của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau. Ảnh: @Pixabay.

Dự án Galileo do các nhà khoa học đại học Harvard dẫn đầu sẽ tìm kiếm bằng chứng về các công nghệ được tạo ra bởi các nền văn minh ngoài hành tinh thông minh.

Có giả thuyết cho rằng, ngoài không gian đang hoặc từng có những nền văn minh ngoài trái đất thông minh có khả năng xây dựng công nghệ có thể đi lại giữa các vì sao. Và giờ đây, một dự án nghiên cứu quốc tế đang sẵn sàng để tìm hiểu, giải mã câu chuyện thú vị này.

Theo đó, Dự án Galileo mới được điều hành bởi một nhóm các nhà khoa học đa tổ chức do Avi Loeb, giáo sư khoa học tại Khoa Thiên văn của Đại học Harvard đứng đầu. Ông cùng nhóm thuộc dự án sẽ tìm kiếm và điều tra bằng chứng có thể đại diện cho “các nền văn minh công nghệ ngoài Trái đất” đã từng tồn tại hoặc vẫn đang hoạt động trong vũ trụ.

Theo tuyên bố, dự án sẽ phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát thiên văn và quan sát bằng kính viễn vọng, đồng thời thiết kế các thuật toán mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm xác định những du khách tiềm năng giữa các vì sao, các vệ tinh do người ngoài hành tinh xây dựng và các hiện tượng trên không không xác định (UAP), hay vật thể bay không xác định (UFO).

Loeb cho biết trong một tuyên bố: “Với hàng loạt các hành tinh ngoài Trái Đất có tiềm năng sinh sống được khám phá liên tục trong thời gian gần đây, Dự án Galileo mới đề xuất rằng, con người không thể bỏ qua sự tồn tại có thể có của UAP, UFO”.

Loeb còn khẳng định: “Khoa học không nên từ chối những lời giải thích tiềm ẩn về người ngoài Trái đất chỉ vì sự kỳ thị của xã hội, hoặc chỉ vì định kiến văn hóa cứng ngắc không có lợi cho phương pháp khoa học của việc tìm hiểu thực nghiệm không gian. Bây giờ chúng ta phải ‘dám nhìn qua kính thiên văn mới’, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng”.

Dự án Galileo: Giải mã sự tồn tại người ngoài Trái đất thông minh và sức mạnh công nghệ của họ - Du an Galileo
Dự án Galileo mới được ví như công trình mang sứ mệnh đột phá tương tự những gì nhà thiên văn học tiên phong người Ý Galileo Galilei làm được, người có những khám phá đột phá đã thay đổi quan điểm của loài người về vũ trụ. Ảnh: @Pixabay.

Loeb, người cũng là giám đốc của Viện Lý thuyết và Tính toán tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian trước đây đã gợi ý rằng, vật thể vũ trụ kỳ quặc ‘Oumuamua – bay ngang qua Trái đất vào năm 2017″ được nhiều người xác định là một sao chổi hoặc tiểu hành tinh có thể là một ví dụ khác về công nghệ của người ngoài hành tinh.

Oumuamua chỉ được nhìn thấy trong một thời gian ngắn trước khi nó tiếp tục hành trình đến những ngôi sao xa xôi, và hình dạng giống điếu xì gà, chuyển động thất thường của nó đã cản trở nhiều nhà vật lý thiên văn trong việc định hình nguồn gốc thực sự. Loeb cũng là một trong số ít các nhà khoa học đã đề xuất rằng, vật thể này có thể là một loại thiết bị du hành vũ trụ do người ngoài Trái đất tạo ra.

“Chúng tôi chỉ có thể suy đoán Oumuamua có lẽ là một vật thể công nghệ ngoài Trái đất, chất chứa nhiều dữ liệu thiên văn khá tốt”, Loeb nói.

Dự án Galileo sẽ tập trung vào việc phát triển các chiến lược để tìm kiếm và theo dõi các đối tượng như vậy, từ không gian và từ kính thiên văn trên mặt đất. Các lĩnh vực nghiên cứu dự án khác sẽ bao gồm tìm kiếm các vệ tinh do người ngoài hành tinh xây dựng và các hiện tượng trên không không xác định (UAP), hay vật thể bay không xác định (UFO).

UFO hiện đang được quan tâm đặc biệt, sau khi Lầu Năm Góc công bố một báo cáo chưa được phân loại gần đây mô tả các thành viên quân đội nhìn thấy, Loeb cho biết. Trong số 144 lần nhìn thấy UAP từ năm 2004 đến năm 2021 được ghi lại trong báo cáo, chỉ có một trường hợp được xác định là có “độ tin cậy cao” và phần còn lại vẫn chưa được giải thích cụ thể.

Thực tế, Dự án Galileo này không nên nhầm lẫn với Dự án Galileo của Đại học Rice (một nguồn thông tin trực tuyến về cuộc đời và công việc khoa học của Galileo Galilei), cũng lấy tên từ nhà thiên văn học tiên phong người Ý, sống từ năm 1564 đến năm 1642. Galileo đã sử dụng kính thiên văn của ông thiết kế riêng để quan sát các thiên thể, dẫn đến những khám phá đáng kinh ngạc như miệng núi lửa, vành đai của sao Thổ và bốn mặt trăng của sao Mộc, theo tiểu sử của trang web Space.com đưa tin.

Liệu Dự án Galileo mới có giải quyết dứt điểm câu hỏi về sự tồn tại của những người ngoài Trái đất thông minh (và sức mạnh công nghệ có mục đích của họ) hay không, chắc chắn nhân loại phải chờ thêm một thời gian nữa. Nhưng chắc chắn một điều rằng, việc tích cực tìm kiếm bằng chứng vật lý như vậy sẽ cải thiện đáng kể cơ hội tìm thấy đầu tiên về công nghệ của người ngoài hành tinh. Một thông tin đáng mừng khác đó là trong hai tuần qua, dự án này đã nhận được tổng số tiền quyên góp là 1,755 triệu đô la từ các nhà tài trợ.

Rạng Đông  -Theo Livescience

https://www.livescience.com/galileo-project-hunts-alien-tech.html

Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc muốn xây dựng lò phản ứng hạt nhân thương mại “sạch” đầu tiên

LiveScience báo cáo rằng Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân thương mại “sạch” đầu tiên bằng cách sử dụng Thori lỏng và muối nóng chảy.

Ấn Độ phát triển vật liệu cứng tự phục hồi vết nứt, có thể dùng trong điện thoại tương lai

Trong vài năm qua, chúng ta đã hơn một lần nghe nói về ý tưởng những lớp kính sáng tạo tuyệt vời đến mức có thể tự phục hồi sau hư hỏng. Nghe như một câu chuyện cổ tích không bao giờ thành hiện thực. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiên phong hiện thực hóa điều đó.

Công cụ iAge ước tính tuổi miễn dịch của bạn và dự đoán nguy cơ mắc bệnh

Một công cụ mới có tên iAge, có thể đánh giá mức độ viêm mãn tính trong cơ thể của một người để xác định “tuổi miễn dịch” của họ. Các nhà khoa học báo cáo rằng, con số này cho biết khi nào và liệu người đó sẽ trở nên yếu ớt hoặc phát triển bệnh tim sau này trong cuộc đời.

Tại Hàn Quốc: Đi vệ sinh có tiền thưởng, biến phân người thành nguồn điện

Các giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (Hàn Quốc) đã thiết kế một nhà vệ sinh có thể chuyển đổi khí mê-tan từ phân người thành nguồn năng lượng cung cấp cho tòa nhà của Viện.

Sự thật thú vị về hành vi chớp mắt của con người

Bạn đã bao giờ tham gia vào một cuộc thi nhìn chằm chằm mà không chớp mắt? Thực tế mà nói, bạn khó có thể mở mắt trong thời gian dài, vì chớp mắt vốn là bản chất tự nhiên cần có của con người, nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cần phải chớp mắt?

“Giữ Lại Dấu Chân Sao La” cùng Google và WWF-Việt Nam

Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.

Phát hiện kỳ thú: Bọ cánh cứng có thể thong thả đi bộ phía dưới bề mặt nước y như trên cạn

Đi bộ trên mặt nước là một hành vi phổ biến đối với một số hiếm loài côn trùng, bằng cách khai thác sức căng bề mặt của nước. Nhưng một câu chuyện kỳ lạ cho thấy, con bọ cánh cứng đã thực hiện cũng hành vi tương tự này, nhưng ở một hình thức khác quái lạ, đó là đi ngược dưới bề mặt của mặt nước.

Những bức ảnh ghi nhận sự xuất hiện của ‘người ngoài hành tinh’

Dù bạn có tin vào người ngoài hành tinh hay không, thì những năm qua vẫn có rất nhiều bức ảnh chụp vật thể bay kỳ lạ không giải thích được, kèm theo đó là các sự kiện với những câu chuyện thú vị được đặt ra.

Tỷ phú Jeff Bezos sẽ đưa người phụ nữ 82 tuổi thực hiện ước mơ bay vào vũ trụ

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos vừa thông báo, hành khách thứ tư trên chuyến bay đầu tiên của công ty du lịch vũ trụ Blue Origin của ông sẽ là Wally Funk, một người từng tham gia Mercury 13- một chương trình tuyển dụng nữ phi hành gia vào những năm 1960.

NASA thử nghiệm đồng hồ nguyên tử không gian sâu

Đồng hồ nguyên tử không gian sâu, thiết bị đầu tiên thuộc loại này được thử nghiệm, là một bước tiến quan trọng đối với việc điều hướng tự động theo thời gian thực trong Hệ mặt trời.