Các nhà nguyên cứu vừa lên tiếng cảnh báo các chủng sốt rét kháng thuốc đang lây lan nhanh chóng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Các nhà khoa học của Viện Wellcome Sanger và Đại học Oxford của Anh kết hợp với Đại học Mahidol của Thái Lan cho biết đang theo dõi sự lây lan của chủng sốt KEL1/PLA1 – đã tiến hoá và đột biến theo hướng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn. Chúng đang lây lan mạnh và thay thế các kí sinh trùng sốt rét ở địa phương, trở thành chủng sốt rét nguy hiểm cho khu vực Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Báo cáo mới nhất của nhóm nghiên cứu dựa vào bộ gen cho thấy chủng này sau khi lan rộng đã có biến thể mới, nguy hiểm hơn với khả năng kháng thuốc mạnh hơn. Một số khu vực có đến 80% chủng sốt rét kháng thuốc thay thế cho những chủng sốt rét trước đó.
Chu kỳ sống của ký sinh trùng sốt rét
Sốt rét thường được điều trị bởi 2 loại thuốc artemisinin và piperaquine. Tuy nhiên năm 2013 đã ghi nhận trường hợp đầu tiên các ký sinh trùng đột biến, phát triển khả năng kháng với cả 2 loại thuốc trên. Một báo cáo cho thấy hơn một nửa bệnh nhân không được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
Theo ông Olivo Mioto, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết các loại thuốc vẫn hiệu quả ở thời điểm hiện tại nhưng cần phải khẩn cấp tìm phương pháp điều trị mới.
Đường đi của chủng sốt rét kháng thuốc
“Chủng sốt rét này đã lan rộng và trở nên nguy hiểm hơn”, Tiến sĩ Roberto Amato, Viện Wellcome Sanger, nhận định.
“Với sự lan rộng và tăng khả năng kháng thuốc, những phát hiện của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đến việc cấp thiết phải áp dụng các phương pháp điều trị thay thế ngay từ đợt điều trị đầu tiên”, Giáo sư Trần Tịnh Hiền, thuộc nhóm Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford cho biết.
Những nơi cần loại bỏ để hạn chế sự sinh sôi của muỗi.
Trên thế giới có khoảng 219 triệu ca sốt rét mỗi năm. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium của muỗi với các triệu chứng bao gồm: ớn lạnh từ nhẹ đến nặng, sốt cao, toát mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu, đau cơ, ngáp vặt… Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy hô hấp, suy nội tạng, rối loạn ý thức đe doạ đến tính mạng.
Khi có các triệu chứng của bệnh sốt rét cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị. Ngoài ra cần giữ khu vực ở thông thoáng và hạn chế tối đa môi trường để muỗi có khả năng phát triển mạnh.
Liên tiếp gần đây ở Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp bị điện giật tử vong khi vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng. Mới đây, một người phụ nữ ở Lào Cai được ghi nhận đã tử vong do điện thoại phát nổ khi sử dụng điện thoại trong lúc cắm sạc.
Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán lần thứ IV năm 2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) tổ chức sáng nay 25/7 thu hút đông đảo giới khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, máy học và ứng dụng của CNTT trong và ngoài nước.
Colossus, chiếc máy tính kỹ thuật số có thể được lập trình đầu tiên trên thế giới được sinh ra để phân tích và giải mã các mệnh lệnh và tin nhắn được mã hóa bằng máy mã hóa Lorenz SZ40 / 42.
Mới đây, một người phụ nữ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để xin tiền hỗ trợ cho con gái, chỉ trong 17 ngày cô đã xin được 183.500 Dh (khoảng 50.000 USD). Người phụ nữ này đã bị bắt ngay sau đó.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thời điểm hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc bấy giờ đã ra lệnh chuẩn bị sẵn một kế hoạch đau thương.