Một thiết bị mới thử nghiệm có thể giúp diệt trừ muỗi bằng cách bắt chước bộ phận thính giác đặc biệt của loài côn trùng quen thuộc này.
Mặc dù muỗi không có tai theo nghĩa truyền thống, nhưng chúng có râu được bao phủ bởi những sợi lông tơ. Những sợi lông này rung lên khi bị sóng âm thanh tác động, nó truyền tín hiệu xuống khoảng 15.000 tế bào thần kinh đến trung tâm thính giác của não con vật.
Khi một cá thể muỗi khác ở gần, con muỗi đó sẽ phát ra sóng âm thanh bị biến dạng từ quá trình đôi cánh đập nhanh đặc thù mỗi con. Từ đó, con muỗi chủ sử dụng ăng-ten lông vũ của mình tiếp nhận sóng âm để xác định giới tính và loài của những con muỗi khác, dựa trên cách thức khác biệt mà các sóng âm bị bóp méo khi được truyền tới.
Thực tế, mặc dù không có tai kép như hầu hết các loài động vật có vú nhưng muỗi lại có thính giác đáng nể. Chúng sử dụng những sợi lông cực nhỏ trên râu để cung cấp thông tin cho 15.000 sợi tế bào thần kinh, để giúp chúng nghe và theo dõi vị trí cũng như tốc độ của chính mình và đồng loại một cách dễ dàng.
Tiến sĩ Tim Ziemer cùng các nhà khoa học tại Đại học Bremen của Đức đã phát triển một thiết bị dựa trên micro lấy cảm hứng từ những chiếc râu ăng-ten lông vũ đó. Thiết bị này có thể phát ra sóng âm thanh, sau đó sử dụng sự kết hợp của các công cụ nhận dạng giọng nói và thuật toán máy học để phân tích độ méo của sóng âm nhận lại được.
Kết quả là, thiết bị này cũng có thể xác định loài và giới tính của những con muỗi bay gần đó. Ngoài ra, do cấu trúc giống như ăng-ten của thiết bị được thiết lập tốt hơn, tích hợp các kỹ thuật xử lý âm thanh thông minh, nên nó dễ dàng lọc bỏ tiếng ồn xung quanh gây nhiễu âm thanh trong quá trình thu thập.
Người ta hy vọng rằng, một khi thiết bị này được phát triển hơn nữa, công nghệ mới này có thể được triển khai trên thực địa để nhắm mục tiêu muỗi mang bệnh, đồng thời hạn chế việc sử dụng thuốc diệt muỗi hóa học bừa bãi ra môi trường, là tiền đề giúp ngăn muỗi giao phối, cũng như nó cũng có thể được sử dụng để người dùng biết khi nào có muỗi mang mầm bệnh ở gần đó.
Theo Newatlas
Theo tờ Atascadero News, những người leo núi đã phát hiện cột kim loại 3 mặt cao khoảng 3m, bề ngoài tương tự với cột kim loại từng xuất hiện ở Utah và Romania nhưng sáng đẹp hơn.
Bạn có tin không? Đã từng có thời người ta tiếp xúc với mức độ bức xạ có hại để tạo ra loại thủy tinh uranium – một đồ thủy tinh huỳnh quang có thể phát sáng màu xanh lá cây dưới ánh sáng đen. Một số nhà sưu tập đồ cổ vẫn lưu trữ loại vật dụng kỳ lạ này mãi cho tới ngày hôm nay.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Lancaster đã phát triển thành công một vật liệu kết tinh mới có thể thu và lưu trữ năng lượng mặt trời trong vài tháng ở nhiệt độ phòng, và dạng năng lượng này có thể được được xả khi không cần thiết dưới dạng tỏa nhiệt.
Hơn 150 người trong bộ đồ ông già Noel đã lái moto nước phản lực ở Úc để cố gắng phá Kỷ lục Guinness Thế giới trong đợt nắng nóng gay gắt, và gây quỹ từ thiện cho cộng đồng.
Chuột có mào châu Phi- một loài gặm nhấm khó bắt sống trong các khu vực rừng rậm ở Đông Phi có một cơ chế phòng vệ rất kỳ lạ để chống lại những kẻ săn mồi, bằng cách mượn chất độc từ bên ngoài để phủ lên lông của chúng.
Tại Lễ Tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của TP.HCM năm 2020 (HAI-2020), một sinh viên của trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM) đã đoạt giải Xuất sắc, nhờ một đề án công nghệ AI hết sức thực tiễn.
Điện thoại thông minh từ lâu đã được biết đến là nơi chứa đủ loại vi khuẩn và vi trùng. Chính vì vậy, một công ty khởi nghiệp ở Anh đã nghiên cứu và chế tạo ra một smartphone kháng khuẩn đầu tiên, với công nghệ hết sức ưu việt, máy có tên là CAT S42.
Làm vườn là một công việc rất hữu ích cho nhiều người, nhưng vẫn có một số công việc li ti liên quan đến sân vườn có thể gây rắc rối. Robot Yardroid được thiết kế để tự xử lý những công việc đó, bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI).
Một người đàn ông 59 tuổi ở Zelenograd, Nga đã sống với tình trạng khó thở bằng mũi nghiêm trọng trong hơn nửa thế kỷ, chỉ vì một đồng xu mà ông đã nhét vào mũi khi còn nhỏ, và bỏ quên nó trong suốt nhiều năm qua.
Một bộ ba nhà nghiên cứu tại Đại học Johannes Kepler đã sử dụng công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo để cải thiện việc tìm kiếm những người bị lạc trong rừng, bằng camera chụp ảnh.