Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đề cập đến việc đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa nhiễm virus corona. Trong khi chính phủ các nước đã kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang và nước sát khuẩn để rửa tay. Vậy khi nào nên đeo khẩu trang và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh của khẩu trang đến đâu?
Theo Reuters, chính phủ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam kêu gọi người dân luôn sẵn sàng đeo khẩu trang và dùng nước sát khuẩn để rửa tay. Ngược lại thời báo lớn của Singapore lại khuyến cáo “Đừng đeo khẩu trang nếu bạn cảm thấy khỏe mạnh”. Cơ quan Y Tế của Úc và Đài Loan cũng cho rằng người dân khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo việc sử dụng khẩu trang không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Giữa các thông tin trái ngược nhau, người dân cần hiểu khả năng bảo vệ của khẩu trang đến đâu và ai mới phải đeo.
Khẩu trang y tế vs N95 (mặt nạ phòng độc)
Sau đại dịch cúm 1918 Spanish Flu, các bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng khẩu trang y tế như thiết bị bảo vệ khỏi các vi rút khi có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Khẩu trang y tế có 2 mặt, mặt ngoài có khả năng chống nước có màu sẫm hơn, mặt trắng bên trong có khả năng hút ẩm. Khẩu trang không đeo kín mặt và chỉ che mũi miệng với giá bán khá rẻ.
N95 hay còn gọi là mặt nạ phòng độc dành cho nhân viên y tế phải làm việc và tiếp xúc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao. Khi dùng đúng cách khẩu trang có khả năng ngăn ngừa đến 95% các hạt có kích cỡ 0.3 micro (300 nm). Có 2 loại khẩu trang N95, một loại dành riêng cho nhân viên y tế với dòng chữ nhận diện “For occupational use” thường có giá đắt gấp đôi so với loại phổ thông dành cho mọi người “Not for occupational use”.
Nghiên cứu từ Los Alamos National Laboratory, New Mexico, Hoa Kỳ năm 2011 về hiệu quả của khẩu trang trong ngăn ngừa cúm Influenza A, khi được sử dụng đúng cách, khẩu trang N95 giảm được 20% khả năng lây bệnh và nhiễm bệnh cúm Influenza A. Việc người khỏe mạnh đeo khẩu trang không mấy tác dụng bảo vệ bằng việc người bệnh đeo để giảm khả năng lây lan. Nghiên cứu cũng chỉ ra chỉ cần 10% bệnh nhân đeo khẩu trang (N95) sẽ giảm 20% khả năng lây bệnh cho người khác. So với khẩu trang N95, khẩu trang y tế kém hiệu quả hơn bởi cần có đến hơn 50% bệnh nhân đeo thì mới chỉ giảm được 6% khả năng lây lan bệnh.
Thực tế cả hai loại khẩu trang không chênh nhau nhiều về khả năng bảo vệ, lý do bởi kích thước của virus nhỏ hơn rất nhiều so với khả năng lọc của cả 2 loại khẩu trang. May mắn là virus thường không đơn lẻ mà kết hợp với nhiều vật chất khác như chất nhờn, đàm, bụi… và hầu như tất cả đều được cả 2 loại khẩu trang lọc được. Do đó ưu điểm của N95 gần như không nhiều so với khẩu trang y tế có giá rẻ hơn rất nhiều.
Mặt khác các chuyên gia y tế khuyên dùng khẩu trang y tế hơn khẩu trang N95 bởi ngoài giá rẻ và sản xuất nhanh thì N95 khó đeo đúng cách hơn ngay cả với nhân viên y tế.
Bác sĩ Hung Truong chia sẻ, ông có làm thử nghiệm mang N95 đúng cách ở một bệnh viện Mỹ. Theo đó ông được phát một khẩu trang N95 để đeo, tiếp theo một dung dịch có mùi nồng được xịt vào mặt ông, nếu ngửi được mùi thì cách đeo chưa đạt. Bác sĩ phải chỉnh đến 3-4 lần sao cho thanh kim loại ở mũi ôm sát sống mũi, chỉnh phần dưới ôm sát mặt mới đạt. Cho thấy việc đeo đúng cách N95 khá khó và nếu đeo không đúng thì không hơn khẩu trang y tế.
Ai nên đeo khẩu trang?
Trước hết là người bệnh, bởi họ có khả năng phát tán virus trong không khí mỗi khi hắc hơi. Với người khỏe mạnh chỉ nên đeo khẩu trang khi bắt buộc phải làm việc hoặc đi vào khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khẩu trang sẽ ngăn chặn các chất tiết như nước bọt trong không khí.
Công việc nguy cơ cao như: phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh của các bác sĩ, nhân viên y tế. Vùng dịch và đám đông trong vùng dịch hoặc phải làm việc và sinh hoạt trong không gian kín thời gian dài như văn phòng, xe bus, máy bay… cũng là nơi cần được bảo vệ.
Chỉ các bác sĩ nhân viên y tế được trang bị quần áo bảo hộ mới có khả năng bảo vệ cao nhất, khẩu trang có khả năng bảo vệ khá hạn chế nên đừng để việc đeo khẩu trang tạo ra cảm giác an toàn giả tạo và chủ quan với dịch bệnh.
Ngoài phòng dịch bệnh, khẩu trang còn được đeo để chống bụi mịn và nắng trong những môi trường ô nhiễm. Cả hai loại đều phải sử dụng đúng cách cùng với việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn mới phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ.
Đeo khẩu trang y tế kèm bảo vệ mắt. Nguồn ảnh :fb/DrWynnTran
Ngoài khẩu trang và rửa tay thường xuyên thì khu vực mắt cũng cần được bảo vệ do đó cần đeo kính để tăng thêm khả năng bảo vệ. Người nghi nhiễm nên hạn chế tiếp xúc với đám đông tự cách ly hoặc đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ đúng cách.
Nên nhớ khẩu trang không thể bảo vệ hoàn toàn bất kỳ ai trước dịch bệnh, việc có đeo khẩu trang hay không rõ ràng là lựa chọn của từng người. Người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh nên có trách nhiệm với cộng đồng bằng việc đeo khẩu trang và nhanh chóng đến trung tâm y tế để được hỗ trợ.
Đã có 7 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ (tính đến 21 giờ ngày 1/2/2020). Để tránh lây nhiễm, các bác sĩ Mỹ đã tìm cách giao tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm… bằng cách sử dụng robot.
Một chiếc smartphone trong tương lai có thể sử dụng đến 5 ngày cho một lần sạc là hoàn toàn có cơ sở nhờ công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash (Úc) đưa ra hồi đầu tháng này.
Câu trả lời là không, các bác sĩ tin rằng việc lạm dụng thực phẩm chức năng là nguyên nhân gây suy gan cấp tính cho cô gái 23 tuổi đang ở độ tuổi khỏe mạnh.
Trung Quốc vừa cho biết sẽ hoàn tất việc phát triển hệ thống định vị cạnh tranh GPS sau nhiều năm làm việc ngay trong tháng 12 này, với 2 vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng lên quỹ đạo “trước năm 2020”.
Dự án Thư Viện Thông Minh Lưu Động của Samsung, thư viện STEM thu nhỏ, đặt trên xe để có thể di chuyển đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều trường học ở cách xa trung tâm đã được nâng lên 4 xe và sẽ phục vụ nhiều huyện vùng sâu vùng xa hơn.
Trung Quốc vừa thắt chặt kiểm soát việc sử dụng Internet của nước này với đề xuất việc cấm phát trực tiếp và ra lệnh cho các tổ chức nhà nước thay thế thiết bị máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài bằng nhãn hiệu trong nước.
Từ gần trưa nay, tất cả mọi khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ và là một trong những sự kiện thiên văn học không thể bỏ qua.
Nếu pin smartphone không kéo dài như trước đây thì có thể bắt nguồn từ việc người dùng đã chăm sóc pin chưa được tốt. Đây là những giải thích khoa học về cách thức hoạt động của pin smartphone và cách người dùng có thể giữ chúng khỏe mạnh lâu hơn.
Một nghiên cứu mới được kéo dài 3 năm bởi UC San Francisco cho thấy thuốc lá điện tử có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi như hen suyễn, viêm phế quản và khí phế thũng.
Các nhà khoa học ở Singapore hôm qua 12/12 cho biết, họ đã tìm ra giải pháp thân thiện với môi trường để xử lý và biến rác thải nhựa thành năng lượng. Đây là tín hiệu tích cực trước việc các nước châu Á đang bị chỉ trích do thải ra môi trường quá nhiều rác thải nhựa.