Các nhà khoa học ở Singapore hôm qua 12/12 cho biết, họ đã tìm ra giải pháp thân thiện với môi trường để xử lý và biến rác thải nhựa thành năng lượng. Đây là tín hiệu tích cực trước việc các nước châu Á đang bị chỉ trích do thải ra môi trường quá nhiều rác thải nhựa.
Theo đó, rác thải nhựa sẽ được chuyển hoá thành axit fomic, có thể dùng để phát điện trong nhà máy điện, bằng cách sử dụng một chất xúc tác vừa không tốn kém, vừa không gây hại cho môi trường.
Sử dụng ánh sáng mặt trời để phân huỷ nhựa. Ảnh AFP
Các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore đã sử dụng một chất hóa học để phân huỷ nhựa thành dung dịch. Trong 6 ngày, dung dịch này bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời nhân tạo. Các nhà khoa học hy vọng quá trình này có thể diễn ra với ánh sáng mặt trời tự nhiên.
“Chúng ta đã có thể biến nhựa, vốn đang đầu độc các đại dương thành chất hóa học có ích. Chúng ta cũng hy vọng đây là giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường”, Soo Han Sen, người đứng đầu dự án nghiên cứu kéo dài hai năm ở NTU cho biết.
Nhựa được chuyển thành axit fomic. Ảnh: AFP.
Các biện pháp tái chế nhựa thường phải nung chảy nhựa đồng nghĩa tiêu tốn thêm nguồn năng lượng hoặc nguyên liệu, và tất yếu sẽ phát sinh ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và làm tổn hại tới khí hậu.
Dù vậy, giải pháp mới tìm ra này chỉ chuyển hóa được một lượng nhựa nhỏ thành axit fomic, và ông Soo cũng thừa nhận rằng sẽ có nhiều thách thức nếu muốn tăng quy mô. Sẽ cần thêm nhiều công sức cũng như nguồn lực tài chính để nghiên cứu phát triển giải pháp này. Tới nay, các nhà khoa học mới chỉ thí nghiệm trên nhựa nguyên chất, và chưa thử nghiệm với rác thải nhựa.
Nguồn: AFP
Thị trường smartphone toàn cầu trong quý III năm nay tăng trưởng 9,2% và Samsung vẫn duy trì sự dẫn đầu với 20,8% thị phần. Đáng chú ý, vị trí thứ 2 là Huawei sắp bị rơi vào tay của Apple với những khó khăn chồng chất dành cho nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ UC Berkeley, Berkeley Lab, Thủy cung Vịnh Monterey và Đại học Rice đã mô tả một thí nghiệm biến 20km cáp quang dưới biển thành hệ thống tương đương 10.000 trạm địa chấn.
Theo South China Morning Post, các nhà thiên văn của Đài Quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc phát hiện một hố đen có khối lượng gấp 70 lần mặt trời ngay trong dãy Ngân Hà và đặt tên là LB-1.
Ngày 23/11/2019, công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart khánh thành giai đoạn 1 của tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội), với hệ sinh thái sản phẩm điện thoại thông minh, thiết bị điện tử thông minh…
Các nhà khoa học từ Đại học RMIT đã phát triển một phương pháp giá cả hợp lý và có thể sản xuất hàng loạt vải thông minh chống thấm nước mới được tạo ra bằng kỹ thuật in laser trong vài phút, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chất liệu có thể dùng trong các thiết bị lưu trữ năng lượng.
Greenland đảo băng có trữ lượng nước ngọt lớn thứ 2 trên thế giới đang tan chảy tốc độ nhanh gấp đôi so với phần còn lại của Bắc Cực. Được xem là vùng băng giá cuối cùng trên trái đất vì các nhà khoa học tin rằng băng ở nơi này sẽ tồn tại lâu hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Greenland đảo băng có trữ lượng nước ngọt lớn thứ 2 trên thế giới đang tan chảy tốc độ nhanh gấp đôi so với phần còn lại của Bắc Cực. Được xem là vùng băng giá cuối cùng trên trái đất vì các nhà khoa học tin rằng băng ở nơi này sẽ tồn tại lâu hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Air Protein, công ty khởi nghiệp ở Berkeley, California cho biết đang phát triển công nghệ chế tạo thịt từ không khí. Trên lý thuyết, công nghệ sẽ sử dụng vi sinh vật xử lý khí CO2, nito, oxi, nước để chế thành thịt.
Nhà phát minh người Anh Richard Browning, người sáng lập công ty Gravity Industries đã phá kỷ lục bay của chính ông lập ra 2 năm trước bằng bộ đồ bay được công ty ông phát triển.
Theo Cult of Mac, một bệnh nhân nữ được ghi nhận bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt do sử dụng điện thoại liên tục cả đêm. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy hại thực sự của việc lạm dụng các thiết bị di động.