Công viên kỷ Jura phiên bản đời thực – dự án sẽ là một thảm họa?

Người đồng sáng lập Neuralink, Max Hodak cho biết họ có công nghệ để xây dựng một Công viên kỷ Jura thực sự trong vòng 15 năm tới. Ảnh: @Getty images.

Các nhà khoa học có thể đang quá bận tâm về việc liệu họ có thể làm được hay không, mà không dừng lại để suy nghĩ xem họ có nên làm hay không.

Max Hodak, một nhà đồng sáng lập của Neuralink – công ty khởi nghiệp cấy ghép não gần đây đã nhúng một con chip vào não khỉ, cho phép loài linh trưởng này chơi trò chơi điện tử đã gợi ý rằng, họ có công nghệ để xây dựng một Công viên kỷ Jura thực sự và phát ngôn này nhanh chóng gây chú ý.

Trong một bài tweet, Max Hodak đã viết: “Chúng tôi có thể xây dựng công viên Jurassic nếu chúng tôi muốn. Sẽ không phải là loài khủng long đích thực về mặt di truyền nhưng đó sẽ là kết quả của 15 năm lai tạo, kết hợp với kỹ thuật để có được những loài vật tiểu thuyết phiên bản đời thực siêu kỳ lạ”.

Công viên kỷ Jura phiên bản đời thực - dự án sẽ là một thảm họa? - cong vien ky Jura 1
Ảnh: @Getty images.

Anh ấy còn chia sẻ: “Đa dạng sinh học chắc chắn sẽ mang nhiều giá trị, và cả việc bảo tồn sinh học cũng mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thế nên, tại sao chúng ta dừng lại ở đó? Tại sao chúng ta không tạo ra sự đa dạng mới lạ hơn?”.

Giáo sư sinh học Jeff Goldblum và Tiến sĩ Ian Malcolm lập tức lên tiếng nói rằng, dự án này sẽ là một thảm họa lớn chả khác gì trong Công viên kỷ Jura, bộ phim ăn khách năm 1993 của Steven Speilberg chuyển thể từ tiểu thuyết của Michael Crichton. Trong đó khủng long được tạo ra bằng cách ghép vật liệu di truyền có trong hổ phách hóa thạch với gen lưỡng cư để tạo thành bộ gen hoàn chỉnh cho mỗi loài.

Công viên kỷ Jura phiên bản đời thực - dự án sẽ là một thảm họa? - cong vien ky Jura 2
Ảnh: @Getty images.

Nhưng trở lại dòng tweet gây chú ý của Hodak về một Công viên kỷ Jura thực sự, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu những con khủng long không xác thực về mặt di truyền – giống như những con trong Công viên kỷ Jura “thực”, chúng lại được tạo ra bằng cách ghép các gen khác nhau lại với nhau thì việc tạo ra chúng cũng giống như tạo ra bất kỳ loại sự sống nào khác từ đầu.

Đó là một bước tiến xa hơn của việc tạo ra một bản sao giống hệt nhau của một loài sống. Nó thậm chí còn là một bước tiến xa hơn của việc nhân bản một loài động vật đã tuyệt chủng, bằng cách sử dụng các mẫu vật liệu di truyền lai tạo lại với nhau. Và chắc chắn điều này đang đi ngược lại với các giá trị, niềm tin, chuẩn mực đạo đức của nhiều người dựa trên cả ý tưởng tôn giáo và triết học.

Hodak bào chữa cho điều này bằng cách là đang tìm kiếm cái gọi là “sự đa dạng mới lạ”, và muốn “bảo tồn đa dạng sinh học”, một ý tưởng về mặt giả thuyết có thể là tốt, nhưng cũng có thể là sai lầm khủng khiếp trong thực tế nếu mọi thứ được hiện thực hóa.

Trước phát ngôn này, Tiến sĩ Malcolm còn nhận định một câu nói thấm thía: “Các nhà khoa học có thể đang quá bận tâm về việc liệu họ có thể làm được hay không, mà không dừng lại để suy nghĩ xem họ có nên làm hay không”.

Theo Popularmechanics

Có thể bạn quan tâm
Lò nhiệt hạch hạt nhân ‘nhỏ nhưng có võ’ sẽ sớm được thương mại hóa

Phản ứng nhiệt hạch hạt nhân đã được tận dụng cách đây nhiều thập kỷ. Nhưng giờ đây, đã đến lúc công nghệ này được thay đổi và đưa lên một tầm cao mới, dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2030.

Giới thiên văn rối bời trước loài sứa không gian bí ẩn vừa xuất hiện

Các nhà thiên văn học chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Vật thể không gian bí ẩn chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này có tên khoa học là USS Jellyfish.

Xem NASA thả tàu vũ trụ vào một vũng nước khổng lồ

Thử nghiệm va chạm mới nhất của NASA đối với tàu vũ trụ Orion thế hệ tiếp theo sẽ cung cấp cho các kỹ sư nhiều dữ liệu hữu ích, khi họ tiếp tục tinh chỉnh phương tiện để sử dụng trong các sứ mệnh Mặt trăng Artemis sắp tới.

Giải thưởng 50.000 USD về ứng dụng AI phân tích hình ảnh y tế của VinBigdata đã có chủ

Ngày 7/4/2021, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố kết quả của Cuộc thi Ứng dụng AI phát hiện điểm bất thường trên ảnh X-quang lồng ngực với tổng giải thưởng trị giá 50.000 USD.

Ngăn chặn nứt màn hình gập, Apple sẽ dùng công nghệ vật liệu ma trận polyme

Văn phòng Quản lý Bằng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã phát hành một ứng dụng mới của Apple, liên quan đến công nghệ mới giúp cải thiện độ bền của màn hình linh hoạt.

Nghiên cứu kim cương nhân tạo giá trị hơn cả kim cương tự nhiên

Từ lâu các nhà khoa học đã tưởng tượng về một ngày họ có thể tạo ra những viên kim cương nhân tạo thực sự mạnh hơn kim cương tự nhiên, và điều này đang dần trở thành hiện thực.

Chó Robot tuần tra trên đường phố Đức

Ngày 1/4 chú chó robot tên “Spot” của công ty Boston Dynamics đã có màn trình diễn ấn tượng trên quảng trường trung tâm Rathausmarkt của thành phố Hamburg, Đức.

Android tối ưu chức năng giúp người mù, điếc vẫn dùng được điện thoại

Không để những người khiếm khuyết phải tự mày mò dùng điện thoại, Android Accessibility (Hỗ trợ) mặc định trên cả điện thoại và máy tính bảng Android trợ giúp người mù và người điếc vẫn có thể sử dụng và tương tác, dễ dàng và an toàn hơn.

Vaccine Covid-19 và tầm quan trọng của y học cá thể hóa

Với xu hướng tiến đến y học cá thể hóa, việc thực hiện xét nghiệm gen sẽ cho biết được nguy cơ di truyền mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính, cũng như nguy cơ nhiễm virus liên quan đến đường hô hấp, trong đó có virus SARS-COV-2 .

Bill Gates muốn rải phấn lên tầng bình lưu làm mờ Mặt trời để giảm nóng cho Trái đất

Tỷ phú Bill Gates sẽ thực hiện dự án rải hàng triệu tấn phấn vào tầng bình lưu trong tương lai để phản chiếu ánh sáng mặt trời, và làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu, nhưng các nhà phê bình lo ngại nó có thể là thảm họa.