Công nghệ sẽ “cứu” chúng ta

Những diễn biến gần đây về việc các nhà máy công nghệ cũ gây ra các thảm họa môi trường, gây lỗ lã, cùng những đề dân sinh khác cho thấy hơn bao giờ chiến lược “Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn” của chính phủ ngày càng chính xác. Khi tri thức và công nghệ mới thay thế cho tài nguyên thô, Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển nhanh và mạnh mà không cần phải trả giá về mặt môi trường.

“Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin ở mức bình quân 40% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 1,2 tỷ USD. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp phần cứng máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 700 triệu USD. Công nghiệp điện tử (dân dụng và công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD”.

Đây là chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010, đề ra từ năm 2005, cho đến nay, có một số mục tiêu đã đạt được, một số mục tiêu còn rất xa và hầu như rất khó để hoàn thành trong bối cảnh phát triển chung của xu hướng và kinh tế thế giới. Thứ trưởng Bộ TTTT, Nguyễn Minh Hồng vào tháng 3/2016 cho rằng, trong năm 2015, dù CNTT-TT Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào GDP quốc gia nhưng so với tiềm năng thì những đóng góp này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Doanh số phần lớn vẫn đến từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam đóng góp chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, còn với lĩnh vực CNTT thì doanh nghiệp Việt chưa có tỷ trọng tương xứng.
 
Khi đã nhắm đến công nghệ như ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế, ắt hẳn việc nắm bắt các xu hướng chuyển dịch công nghệ sẽ phải là mối lưu tâm hàng đầu, vì vậy, ngoài việc đề ra mục tiêu, quyết định hành động, việc liên tục cập nhật các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khi xu hướng thay đổi là điều nhất thiết phải có. Đó là bước đầu tiên để chúng ta đi đến với nền kinh tế tri thức.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức sản sinh ra, phổ cập và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. ở nền kinh tế này, GDP, trên 70% là do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại. Các công nghệ Nano, ICT, sinh học… được áp dụng sâu và rộng. Tất cả những định nghĩa và tiêu chí ấy đều phù hợp với quyết định và ý chí của chính phủ Việt Nam.

Để không phải phụ thuộc vào sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà máy công nghệ cũ, để không rơi vào viễn cảnh môi trường xuống cấp như nhiều vùng ở đại công xưởng Trung Quốc, để có một Việt Nam an toàn và phát triển, các thế mạnh về dịch vụ, nông nghiệp, CNTT… phải được đầu tư hơn. Không chỉ là tạo ra phần mềm, phát triển game… ngay cả nền du lịch an toàn, sống động, hấp dẫn, văn hóa hay một nền nông nghiệp sạch, ứng biến kịp với biến đổi khí hậu cung cấp sản phẩm cho toàn thế giới đều cần đến công nghệ mới, từ công nghệ số đến tự động hóa lẫn kết nối. Những điển hình như dự án Cầu Đất Farm, một vùng nông nghiệp được kiểm soát hoàn toàn bằng máy móc và robot, tiết kiệm nước và có chuyên gia trực tiếp điều khiển 24/24 qua các hệ thống phân tích cho thấy hướng đi đó.

Và cuối cùng, còn có một điều đáng hi vọng, nền kinh tế tri thức luôn cần đến tài sản con người, Việt Nam đang có một thế hệ công dân khác, trẻ trung, tiếp xúc nhiều hơn với thế giới, mang trong mình tư duy toàn cầu. Vẫn còn cơ sở để hi vọng công nghệ sẽ “cứu” chúng ta.

Trần Gia

Đưa robot cộng tác vào dây chuyền sản xuất

Với việc đưa robot của công ty Universal Robots (UR – chuyên phát triển và sản xuất robot công nghiệp) vào quá trình sản xuất đã giúp tập đoàn Wistron trở thành hãng thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng (ODM) đầu tiên trên thế giới ứng dụng robot cộng tác trong dây chuyền lắp ráp máy tính xách tay.

Kính hiển vi tự ghi nhận, xử lý dữ liệu sử dụng công nghệ NVIDIA

Trường ĐH Monash University tại Melbourne đã xây dựng một kính hiển vi thế kỷ 21 có thể ghi nhận và xử lý dữ liệu, theo đó, các nhà nghiên cứu có thể phân tích và tương tác với các dữ liệu được hiển thị hóa bằng hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều.

Bảo vệ loài ong trên toàn cầu bằng công nghệ vi xử lý Intel

Intel hợp tác với CSIRO – cơ quan khoa học quốc gia của Úc để dùng công nghệ theo dõi tình trạng sức khỏe của loài ong mật trên toàn thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực và ngăn cho ong không lìa tổ.

Giải mã nét mặt bằng webcam

Sáng 18/12/2013, Công ty Tư vấn và Phát triển thương hiệu Millward Brown đã giới thiệu tại Việt Nam Link™ with Facial Coding (phương pháp đánh giá quảng cáo Link™ kết hợp giải mã nét mặt). Đây là phương pháp phân tích dựa trên kết quả của phần mềm ứng dụng “khoa học thần kinh”. Cách làm này giúp đánh giá được cảm xúc của người xem mẫu quảng cáo thông qua các biểu hiện của cơ mặt trong quá trình xem. Các nhà quảng cáo sẽ nhận biết người xem từ cả trong vô thức đánh giá thế nào về từng giây của quảng cáo ấy.

Đi bộ 4 km sạc đầy iPhone

Thật ngán ngẩm khi thiết bị di động của bạn bị hết pin. Thay cho việc bạn phải cắm vào các ổ cắm điện trên tường và đợi được sạc đầy thì nay công ty ở Pittsburgh, Pa., Mỹ đã thiết kế một giải pháp cho vấn đề này thậm chí có thể giúp đỡ cho các nước đang phát triển.

Luyện não giữ sức khỏe

Có vẻ như cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn nghĩ rằng các game chỉ đem lại sự thoải mái và giúp thư giãn, nhưng các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng những công cụ này có thể thực sự giúp bạn tăng cường sức mạnh trí não, sự tự tin của bản thân, trí nhớ và nhiều hơn thế nữa…

Hệ thống giải toán trực tuyến toàn diện

Tuy không đoạt giải cao trong cuộc thi Nhân tài đất Việt 2012, nhưng hệ thống giải toán trực tuyến http://math.innorient.com của nhóm Innorient gồm 4 sinh viên khoa Công nghệ phần mềm trường đại học Công nghệ thông tin TPHCM hiện vẫn được duy trì và đều đặn 50 – 100 lượt truy cập mỗi ngày. Đó chính là động lực để nhóm tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống, mang nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế gần lại với nhau.

Công nghệ chấm lượng tử đột phá vào smartphone, máy tính bảng và tivi

Bạn đã nghĩ công nghệ màn hình khó có thể tốt hơn nữa, nhưng với chấm lượng tử (quantum dot) màn hình của bạn sẽ nhiều màu sắc hơn trong khi “ngốn” ít nguồn hơn.

Ứng dụng kỳ diệu của kiến trúc vi xử lý đồ họa

Tesla là một kiến trúc vi xử lý đồ họa của nVidia. Kiến trúc này không chỉ phục vụ cho những game thủ với khả năng xử lý đồ họa tốt, mà còn nhờ vào khả năng tính toán với tốc độ cao, các vi xử lý này cũng đã được áp dụng vào trong thực tế rất nhiều, từ các lĩnh vực y tế cho đến các lĩnh vực chuyên dụng hơn như quân đội.

Robot biết viết

Đầu tháng 3/2013,một nhóm học sinh lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM đã gây ấn tượng với rất nhiều người khi đem “Robot PTNK” đến trình diễn tại buổi ra mắt dự án “Vui chơi Robot – Học tốt Pascal” tại trường Saigontech.