Công nghệ pin đột phá với khả năng sạc 1000 lần nhanh hơn

Công nghệ pin đã đạt được những bước phát triển trong thập kỷ qua nhưng hiện nay các nhà khoa học cho biết đã có một bước phát triển lớn về lưu trữ nguồn, cho phép các pin lithium-ion có thêm gấp 30 lần nguồn và khả năng sạc lại 1000 lần nhanh hơn “các công nghệ hiện tại”.

Công nghệ pin đột phá với khả năng sạc 1000 lần nhanh hơn - superbatteries


Đây là một đột phá công nghệ có thể làm thay đổi thế giới – “một cách thức mới toàn diện để suy nghĩ về pin”, theo các nhà sáng tạo ra khả năng mới này, nhóm các nhà khoa học tại đại học Illinois tại Urbana Champaign, do GS. William King là người đứng đầu, đã viết về công nghệ này trong số báo Nature Communications phát hành ngày 16/4.

Theo GS. King, công nghệ pin đã bị bỏ lại đằng sau công nghệ nguồn cấp. Trong một thông cáo báo chí GS. King cho biết tiểu công nghệ của ông có thể làm thay đổi điều này. Hiện nay nguồn pin đã có thể đạt hiệu suất cao như phần còn lại của công nghệ.

Các pin hiện nay khá mạnh mẽ, GS. King cho biết bạn có thể sử dụng thiết bị lưu trữ nguồn trong điện thoại di động của bạn để khởi động cả xe ô tô.

Làm thế nào mà nhóm nghiên cứu của GS.King có thể thực hiện được một bước đột phá kỳ diệu này”. Bí mật là nằm ở việc thu nhỏ các thành phần của pin truyền thống, là cực dương và cực âm. Sau đó các thành phần này được xử lý trong một cấu trúc vi mô 3D, các nhà nghiên cứu đã phát triển những gì như thông cáo báo chí đã viết là “một cách mới để tích hợp hai thành phần vào quy mô micro để một pin hoàn thiện có thể đạt được hiệu suất siêu cao.

Điều gì tiếp theo” Giống như phần lớn các đột phá, các nhà khoa học hiện nay đang làm việc để tiến tới công nghệ này có giá hợp lý, và điều chỉnh pin hiện nay phù hợp với các môi trường đóng gói chặt chẽ hiện nay của các smartphone và các thiết bị khác. Bạn hãy thử tưởng tượng sạc đầy chiếc điện thoại mỏng như chiếc thẻ tín dụng chỉ trong chưa tới một giây”, thông cáo báo chí của GS. King cho biết.

GS. King cũng cho rằng chúng ta sẽ sớm nhìn thấy công nghệ này. “Chúng tôi đã trải qua giai đoạn trong phòng thì nghiệm, hiện đang làm việc với các nhà tích hợp hệ thống”, GS King cho biết.

Công nghệ này sẽ phổ biến cho khách hàng trong vòng 1 – 2 năm. Những ứng dụng đầu tiên của công nghệ này sẽ có thể thay thế các siêu tụ điện ở các radio và các đồ điện tử cá nhân, GS. King cho biết thêm.

Hãy thử tưởng tượng pin loại này có thể làm gì cho thế giới chúng ta, điều này cũng phụ thuộc ngày càng lớn vào các thiết bị lưu trữ nguồn. Các xe ô tô điện có thể thực tế hơn và sẽ sạc ít thời gian hơn cả thời gian đổ xăng. Nguồn năng lượng mặt trời có thể được lưu trữ dễ dàng qua đêm với hiệu suất không thể tin được và nhiều thiết bị hiện tại hiện nay phải được cắm vào để có thể được các pin này sạc nguồn.

Điều thú vị về công nghệ này lại xuất phát từ trường Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, nơi sản sinh ra chiếc máy tính hư cấu HAL 9000 trong năm 2001 được gọi là một không gian của Odyssey (A Space Odyssey).

Theo ICTPress

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù

Dự án “Đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi” của nhóm tác giả Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh, sinh viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM đã giành giải Nhất của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012. Dự án đã được chuyển giao cho Hội người mù TP.HCM ngay tại lễ tổng kết diễn ra vào tháng 1/2013. TH&NT đã có cuộc phỏng vấn bạn Đặng Mạnh Cường – đại diện nhóm, để hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án.

Dùng bọt nano để hấp thụ độc tố trong máu

Những miếng bọt nano nhỏ xíu bắt chước các tế bào hồng cầu, có khả năng hấp thụ các độc tố gây tử vong trong máu, bao gồm cả nọc độc rắn và vi khuẩn.

Những mẫu sáng chế đáng chờ đợi của Apple

Màn hình cong hiển thị 3D, đồng hồ iWatch… là những mẫu sản phẩm mà cả thế giới công nghệ đang mỏi mắt ngóng trông hãng Apple tung ra thị trường.

Máy tính xách tay đến 2018

Thị trường máy tính xách tay mà chúng ta biết đang trong giai đoạn trì trệ. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, các hãng liên tục giới thiệu những sản phẩm mới mang tính đột phá của mình. Và sau đây là những dự đoán về sự phát triển của máy tính xách tay trong những năm kế tiếp. Hãy cùng thử hướng đến năm 2018…

Khai thác hiệu quả thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng – ICP-MS

Agilent Technologies, công ty sản xuất thiết bị đo và phân tích hóa học (Mỹ) đã tổ chức buổi gặp gỡ người sử dụng thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng (Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry – ICP-MS) tại Hà Nội và TPHCM để chia sẻ cách sử dụng thiết bị ICP-MS hiệu quả.

Kỷ nguyên công nghiệp Internet

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người ngày nay. Chỉ với một cái click chuột, bạn có thể khám phá mọi thứ trên thế giới với một kho thư viện khổng lồ trên Internet. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, lợi ích mà Internet mang lại đã có những thay đổi to lớn theo nhiều chiều hướng khác nhau, đặc biệt với sự xuất hiện của ngành công nghiệp Internet (Industrial Internet).

Theo dõi sức khỏe phổi qua smartphone

Những người thường bị triệu chứng của hen suyễn hoặc những vấn đề về phổi khác thường chỉ có thể kiểm tra được sức khỏe của mình tại các phòng khám vài lần mỗi năm thông qua việc thổi vào một thiết bị chuyên biệt. Những biện pháp xét nghiệm tại nhà thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện được vấn đề sớm hơn, tránh được khả năng phải nhập viện hoặc cấp cứu.

Sản phẩm công nghệ cao “Made in Viet Nam”

Trong số hàng trăm sản phẩm công nghệ cao được triển lãm tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM cuối tháng 10/2012 vừa qua, những sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam đã thu hút đông đảo người tham quan trong và ngoài nước như: sản phẩm Robot AKBOT-T1 của Công ty Robot Việt Nam sản xuất; dịch vụ Cloud Camera và Fiber Camera của công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI); phần mềm Giaothong247 của công ty TMA; Thiết bị và máy đọc mã vạch, máy tính tự động của Công ty Datalogic Việt Nam sản xuất…

Công nghệ nano và những căn bệnh hiểm nghèo

Ung thư, HIV và lao là những căn bệnh hiểm nghèo hiện đang là những nhức nhối trong ngành y học, trong đó 2 căn bệnh đầu tiên có nguy cơ chữa khỏi vô cùng thấp. Theo WHO, căn bệnh ung thư đang phát triển rất nhanh trên thế giới với tỉ lệ người chết là 70% và là căn bệnh được xếp đầu danh sách cần phải được sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sử dụng công nghệ nano. Trong khi đó, ở những nước phát triển khác, công nghệ nano được ứng dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và lao.

Trong tương lai sẽ có pin được làm từ… rễ cây?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại pin hoàn toàn mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh thay vì các loại quặng kim loại hữu hạn như cobalt – nguyên liệu sản xuất hầu hết các loại pin hiện nay.