Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
WHO bác bỏ thông tin việc tái nhiễm virus
Đầu tháng 3, nhà dịch tễ học, bà Maria Van Kerkhove là người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO đã bác bỏ thông tin về các trường hợp người nhiễm Covid-19 được chữa khỏi bệnh tái nhiễm trở lại. Bà cho rằng nguyên do các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân âm tính để ra viện không chuẩn xác.
Các báo cáo từ Trung Quốc trong khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 cho thấy, có từ 3-10% số người được chữa khỏi bệnh Covid-19 đã nhiễm bệnh trở lại. Ngày 11/4 giới chức Hàn Quốc cũng cho biết nước này có 111 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 sau khi xác nhận đã khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp cũng được ghi nhận ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Ngày 12/4 Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh thông báo có 2 trường hợp là bệnh nhân số 50 và 149 có kết quả âm tính sau thời gian cách ly điều trị đã có kết quả dương tính trở lại. Trước đó tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương cũng ghi nhận trường hợp bệnh nhân số 21 có kết quả xét nghiệm tương tự.
Theo ông Nguyễn Trọng Diện – Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, do Covid-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi hệ miễn dịch trong cơ thể khỏe mạnh, virus sẽ yếu đi và ngược lại. Ngoài ra, các bệnh nhân vẫn đang trong quá trình điều trị và theo dõi, nhiều ca bệnh xét nghiệm 4-5 lần cho kết quả âm tính vẫn không được tính đã khỏi bệnh, do người bệnh vẫn còn điều trị các biến chứng khác. Các bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi nên các kết quả xét nghiệm có thể thay đổi.
Bộ Y tế cũng quy định sau khi được công bố khỏi bệnh, bệnh nhân phải tự cách ly và theo dõi 14 ngày để tránh việc tái nhiễm virus.
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quốc Bỉnh, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm CNSH TP HCM, Chuyên gia Y tế công ty TWG nhận định rằng, về chuyên môn việc “tái nhiễm” khác với “tái dương tính”. Tái dương tính có nghĩa là virus vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân, vì một lý do nào đó những lần xét nghiệm trước đó không tìm thấy. Còn tái nhiễm là việc nhiễm bệnh trở lại.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Bỉnh, con người có thể tái nhiễm cùng 1 loại vi khuẩn và ít có trường hợp tái nhiễm ngay lập tức một loại virus. Nguyên lý cơ thể chống virus là các kháng thể sẽ tiêu diệt virus, các loại thuốc chỉ giúp cơ thể ngăn chặn hoặc giảm sự nhân lên của virus chứ không diệt được chúng. Việc tái nhiễm gần như rất nhỏ trừ khi cơ thể bị suy kiệt hoàn toàn. Dựa trên các nguyên lý khoa học thì việc tái nhiễm là không có cơ sở, vấn đề có thể nằm ở sai sót trong việc xét nghiệm.
Nhiều giả thuyết đưa ra, Covid-19 vẫn là điều bí ẩn với các nhà khoa học
Ngày 12/4 bà Jeong Eun Kyeong, Tổng Giám đốc KCDC (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc) cho rằng các bệnh nhân không bị tái nhiễm mà do virus hoạt động trở lại. Việc virus vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể và chờ thời cơ để tái phát trở lại không phải là chuyện hiếm như virus thủy đậu gây bệnh zona, virus Ebola. Tuy vậy nhiều chuyên gia y tế không đồng tình với giả thuyết này bởi theo họ hiện chỉ ghi nhận duy nhất trường hợp tương tự ở người nhiễm virus HIV.
Một ý kiến khác của Tiến sĩ Keiji Fukuda, Giám đốc Trường Y tế công cộng (Đại học Hong Kong) – trên báo Los Angeles Times hồi tháng 3 cho rằng, một số bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục vẫn còn mang các đoạn virus không gây nhiễm, nên đã cho kết quả dương tính khi xét nghiệm acid nucleic. Ông nhấn mạnh: “Kết quả xét nghiệm có thể dương tính nhưng thật ra không lây nhiễm”.
Một số chuyên gia tin vào khả năng quy trình xét nghiệm không chuẩn như việc lấy mẫu ở vùng lấy dịch có thể không chứa virus vào thời điểm lấy dịch, khâu lưu trữ mẫu xét nghiệm không đúng gây suy giảm virus dẫn đến kết quả âm tính giả.
Giáo sư vi sinh học và miễn dịch học David Kelvin ở Đại học Dalhousie (Canada) cho rằng không thể có chuyện tái nhiễm, các trường hợp tái nhiễm do người bệnh chưa loại bỏ hoàn toàn được virus trong cơ thể hoặc bộ kit xét nghiệm lỗi.
Tiến sĩ TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) khẳng định trên tạp chí y học Journal of the American Medical Association (Mỹ) rằng, rất ít có khả năng nhiễm trở lại virus corona trong thời gian ngắn trừ trường hợp virus đột biến thành chủng virus khác, nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hoặc ghi nhận về trường hợp này. Tiến sĩ cũng nhấn mạnh những người đã được chữa khỏi đang được bảo vệ khỏi sự tái nhiễm.
Dù các nhà khoa học đều nhất trí khi cho rằng rất khó có khả năng tái nhiễm virus bởi các kháng thể được sinh ra trong quá trình tiêu diệt virus bảo vệ người bệnh khỏi việc tái nhiễm, song các nhà khoa học vẫn chưa rõ hệ miễn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu.
Nhà dịch tể học bác sĩ Caitlin Rivers ở Trung Tâm An Ninh Y Tế Johns Hopkins cho rằng, trường hợp người bệnh nhiễm lại virus Covid-19 có thể người đó thuộc diện những người bị suy giảm kháng thể. Bác sĩ Rivers cũng cho rằng khả năng bị nhiễm bệnh lần thứ hai “khá hiếm”.
Nhìn chung các chuyên gia đều đồng ý khả năng tái nhiễm virus trong thời điểm này là khá thấp, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được điều này. Cho đến hiện tại virus Covid-19 vẫn còn nhiều bí ẩn với các nhà khoa học.
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
WHO bác bỏ thông tin việc tái nhiễm virus
Đầu tháng 3, nhà dịch tễ học, bà Maria Van Kerkhove là người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO đã bác bỏ thông tin về các trường hợp người nhiễm Covid-19 được chữa khỏi bệnh tái nhiễm trở lại. Bà cho rằng nguyên do các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân âm tính để ra viện không chuẩn xác.
Các báo cáo từ Trung Quốc trong khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 cho thấy, có từ 3-10% số người được chữa khỏi bệnh Covid-19 đã nhiễm bệnh trở lại. Ngày 11/4 giới chức Hàn Quốc cũng cho biết nước này có 111 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 sau khi xác nhận đã khỏi bệnh.
Nhiều trường hợp cũng được ghi nhận ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Ngày 12/4 Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh thông báo có 2 trường hợp là bệnh nhân số 50 và 149 có kết quả âm tính sau thời gian cách ly điều trị đã có kết quả dương tính trở lại. Trước đó tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương cũng ghi nhận trường hợp bệnh nhân số 21 có kết quả xét nghiệm tương tự.
Theo ông Nguyễn Trọng Diện – Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, do Covid-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi hệ miễn dịch trong cơ thể khỏe mạnh, virus sẽ yếu đi và ngược lại. Ngoài ra, các bệnh nhân vẫn đang trong quá trình điều trị và theo dõi, nhiều ca bệnh xét nghiệm 4-5 lần cho kết quả âm tính vẫn không được tính đã khỏi bệnh, do người bệnh vẫn còn điều trị các biến chứng khác. Các bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi nên các kết quả xét nghiệm có thể thay đổi.
Bộ Y tế cũng quy định sau khi được công bố khỏi bệnh, bệnh nhân phải tự cách ly và theo dõi 14 ngày để tránh việc tái nhiễm virus.
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quốc Bỉnh, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm CNSH TP HCM, Chuyên gia Y tế công ty TWG nhận định rằng, về chuyên môn việc “tái nhiễm” khác với “tái dương tính”. Tái dương tính có nghĩa là virus vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân, vì một lý do nào đó những lần xét nghiệm trước đó không tìm thấy. Còn tái nhiễm là việc nhiễm bệnh trở lại.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Bỉnh, con người có thể tái nhiễm cùng 1 loại vi khuẩn và ít có trường hợp tái nhiễm ngay lập tức một loại virus. Nguyên lý cơ thể chống virus là các kháng thể sẽ tiêu diệt virus, các loại thuốc chỉ giúp cơ thể ngăn chặn hoặc giảm sự nhân lên của virus chứ không diệt được chúng. Việc tái nhiễm gần như rất nhỏ trừ khi cơ thể bị suy kiệt hoàn toàn. Dựa trên các nguyên lý khoa học thì việc tái nhiễm là không có cơ sở, vấn đề có thể nằm ở sai sót trong việc xét nghiệm.
Nhiều giả thuyết đưa ra, Covid-19 vẫn là điều bí ẩn với các nhà khoa học
Ngày 12/4 bà Jeong Eun Kyeong, Tổng Giám đốc KCDC (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc) cho rằng các bệnh nhân không bị tái nhiễm mà do virus hoạt động trở lại. Việc virus vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể và chờ thời cơ để tái phát trở lại không phải là chuyện hiếm như virus thủy đậu gây bệnh zona, virus Ebola. Tuy vậy nhiều chuyên gia y tế không đồng tình với giả thuyết này bởi theo họ hiện chỉ ghi nhận duy nhất trường hợp tương tự ở người nhiễm virus HIV.
Một ý kiến khác của Tiến sĩ Keiji Fukuda, Giám đốc Trường Y tế công cộng (Đại học Hong Kong) – trên báo Los Angeles Times hồi tháng 3 cho rằng, một số bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục vẫn còn mang các đoạn virus không gây nhiễm, nên đã cho kết quả dương tính khi xét nghiệm acid nucleic. Ông nhấn mạnh: “Kết quả xét nghiệm có thể dương tính nhưng thật ra không lây nhiễm”.
Một số chuyên gia tin vào khả năng quy trình xét nghiệm không chuẩn như việc lấy mẫu ở vùng lấy dịch có thể không chứa virus vào thời điểm lấy dịch, khâu lưu trữ mẫu xét nghiệm không đúng gây suy giảm virus dẫn đến kết quả âm tính giả.
Giáo sư vi sinh học và miễn dịch học David Kelvin ở Đại học Dalhousie (Canada) cho rằng không thể có chuyện tái nhiễm, các trường hợp tái nhiễm do người bệnh chưa loại bỏ hoàn toàn được virus trong cơ thể hoặc bộ kit xét nghiệm lỗi.
Tiến sĩ TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) khẳng định trên tạp chí y học Journal of the American Medical Association (Mỹ) rằng, rất ít có khả năng nhiễm trở lại virus corona trong thời gian ngắn trừ trường hợp virus đột biến thành chủng virus khác, nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hoặc ghi nhận về trường hợp này. Tiến sĩ cũng nhấn mạnh những người đã được chữa khỏi đang được bảo vệ khỏi sự tái nhiễm.
Dù các nhà khoa học đều nhất trí khi cho rằng rất khó có khả năng tái nhiễm virus bởi các kháng thể được sinh ra trong quá trình tiêu diệt virus bảo vệ người bệnh khỏi việc tái nhiễm, song các nhà khoa học vẫn chưa rõ hệ miễn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu.
Nhà dịch tể học bác sĩ Caitlin Rivers ở Trung Tâm An Ninh Y Tế Johns Hopkins cho rằng, trường hợp người bệnh nhiễm lại virus Covid-19 có thể người đó thuộc diện những người bị suy giảm kháng thể. Bác sĩ Rivers cũng cho rằng khả năng bị nhiễm bệnh lần thứ hai “khá hiếm”.
Nhìn chung các chuyên gia đều đồng ý khả năng tái nhiễm virus trong thời điểm này là khá thấp, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được điều này. Cho đến hiện tại virus Covid-19 vẫn còn nhiều bí ẩn với các nhà khoa học.
Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn đang hợp tác với Quỹ Vodafone trong dự án Corona-AI nhằm tận dụng sức mạnh điện toán của smartphone khi chủ sở hữu thiết bị ngủ thông qua ứng dụng DreamLab.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi đã xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.
Nhóm nghiên cứu Robotics trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa giới thiệu 2 robot khử khuẩn nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu làm việc với môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao. Đặc biệt 2 robot này còn có thể phát triển để đáp ứng nhiều việc hơn theo nhu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm.
Mới đây những hình ảnh được cung cấp bởi người dùng Twitter DongleBookPro đã thể hiện cái nhìn trực quan hơn về giao diện mới của iOS 14. Đáng chú ý hơn, có vẻ như Apple lần này đã đưa widget ra màn hình chính, mang nét tương đồng với Android.
Dassault Systèmes vừa công bố hợp tác với Học viện Thiết kế Kiến trúc Trung-Nam Trung Quốc (CSADI) để dùng công nghệ hỗ trợ việc mô phỏng và đánh giá lây lan virus trong không gian hạn chế ở bệnh viện Lôi Thần Sơn (Leishenshan) tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh… đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.
Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.