Một thời đại khám phá không gian mới đang bắt đầu. Tuy nhiên, câu chuyện giờ đã khác so với 50 năm trước.
50 năm trước, khoảnh khắc Neil Armstrong đặt chân lên bề mặt mặt trăng đã tạo cảm hứng tột độ, vấy lên niềm tự hào và phấn khởi trên khắp thế giới. Một số tờ báo đã không ngại tự tin cho rằng loài người, từ nay trở đi, có thể đi đến bất cứ nơi nào trong vũ trụ, miễn là có đủ cố gắng, dũng cảm và… tiền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mọi thứ đã không diễn ra như vậy.
Neil Armstrong – Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào đúng 50 năm trước
Cuộc đổ bộ lên mặt trăng vào năm 1969 không phải là một cuộc thám hiểm khoa học đúng nghĩa, đó đơn thuần là sự chạy đua vũ trang, chứng minh khả năng phi thường của nước Mỹ khi đang so kè với Xô Viết vào lúc đó. Từ đó đến nay, chỉ có thêm 571 người bay vào quỹ đạo.
Tuy nhiên, 50 năm tới đây mọi thứ sẽ rất khác. Với việc chi phí giảm, công nghệ phát triển mạnh, tham vọng từ Trung Quốc và Ấn Độ, và một thế hệ doanh nhân mới hứa hẹn một thời đại phát triển ngành không gian vũ trụ vô cùng táo bạo. Gần như chắc chắn, sự táo bạo này sẽ khởi đầu từ… du lịch. Trong tương lai xa hơn một chút, công nghệ khai thác khoáng sản và thậm chí vận chuyển số lượng lớn từ người đến hàng hoá ra ngoài vũ trụ sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở. Không gian vũ trụ sẽ trở thành một phần mở rộng của Trái Đất, là một “đấu trường” dành cho các cá nhân và công ty tư nhân, không còn là sân chơi dành riêng giữa các Chính phủ nữa.
Mô hình “starship” của SpaceX
Sự phát triển của công nghệ không gian cho đến nay vẫn tập trung phần nhiều vào những hoạt động ở phần quỹ đạo bên dưới gần Trái Đất, chủ yếu là vệ tinh viễn thông để phát sóng và điều hướng. Giờ đây mọi thứ đang thay đổi dần.
Đầu tiên, vì lý do chính trị, các nhà khoa học đang cập rập tạo ra những cú hích mới trong việc đưa con người vượt ra khỏi vòng quỹ đạo gần với Trái Đất. Trung Quốc ra kế hoạch tự đưa các nhà thám hiểm vũ trụ của họ lên mặt trăng vào năm 2035. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump muốn đưa người Mỹ trở lại đó vào năm 2024. Với việc chi phí công nghệ vũ trụ so với 50 trước đã giảm mạnh giúp cho việc thực hiện những mục tiêu này trở nên dễ chịu hơn bao giờ hết. Nếu tàu không gian Apollo từng phải tốn đến hàng trăm tỷ đô la (so với giá trị tiền tệ của ngày nay), thì giờ đây, người ta tự tin có thể tạo ra một con tàu không gian tương đương, thậm chí là tốt hơn ở con số hàng chục tỷ.
Thứ hai, các công ty tư nhân đã đủ lớn mạnh để tự đảm nhiệm chức năng khai thác không gian. Từ năm 1958 đến 2009, gần như toàn bộ các chi phí liên quan đến không gian là đến từ các cơ quan thuộc chính quyền Mỹ, chủ yếu là từ NASA và Lầu Năm Góc. Trong một thập kỷ gần đây, đầu tư tư nhân trong lĩnh vực không gian đã tăng lên mức trung bình 2 tỷ USD mỗi năm, tương đương 15% tổng số tiền đầu tư mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa.
SpaceX, công ty nghiên cứu và sản xuất tên lửa của Elon Musk, nhà phát minh, doanh nhân, tỉ phú người Nam Phi, đã thực hiện 21 lần phóng vệ tinh thành công vào năm ngoái và công ty được định giá 33 tỷ đô la. Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, bán 1 tỷ đô la trị giá cổ phần của mình trong công ty mỗi năm để chi trả cho Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ của chính ông trong đà tham vọng vượt mặt SpaceX. Virgin Galactic, hãng bay vũ trụ, thuộc Virgin Group của tỷ phú Richard Branson đang có kế hoạch lên sàn chứng khoáng trong năm nay với mức định giá dự kiến vào khoảng 1,5 tỷ đô la. Ngoài vốn “khủng” và ý tưởng táo bạo, các công ty tư nhân còn đang cho thấy họ vận hành hiệu quả cao hơn nhiều so với các tổ chức thuộc Chính phủ. Theo NASA, để phát triển tên lửa vũ trụ tương tự như mẫu Falcons của SpaceX, họ có thể sẽ tiêu tốn khoảng 4 tỷ đô la. SpaceX chỉ tốn một phần mười con số đó.
Hình ảnh chính thức được công bố của tàu vũ trụ Virgin Spaceship Unity của hãng bay Virgin
Hiện đang có 2 mô hình kinh doanh trong ngành không gian có thể thực hiện ngay: thứ nhất là phóng mới và duy trì các vệ tinh giao tiếp trong quỹ đạo thấp, thứ hai là du lịch không gian dành cho người giàu có. Năm tới, gần như chắc chắn thế giới sẽ chứng kiến những hành khách thương mại đầu tiên của hãng hàng không Virgin và hãng Blue Origin tham gia vào những chuyến du ngoạn vào quỹ đạo. Hãng Virgin tuyên bố họ có thể sẽ vận chuyển khoảng 1.000 hành khách vào không gian trong năm 2022.
Riêng với SpaceX, họ đang phát triển một chiếc “Starship” (một thuật ngữ chỉ những chiếc tàu vũ trụ cỡ lớn, có thể di chuyển giữa các hành tinh, có thể sử dụng lại nhiều lần như một chiếc máy bay phổ thông bay giữa các quốc gia. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ thường chỉ xuất hiện trong những tiểu thuyết viễn tưởng vì thực tế, đến nay chưa có một con tàu vũ trụ nào có thể sử dụng lại sau khi được phóng đi) có thể tái sử dụng và nhiều tính năng hơn so với Falcons. Yusaku Maezawa, ông trùm thời trang Nhật Bản, đã trả tiền trước cho chuyến đi bằng con tàu “Starship” của SpaceX quanh Mặt trăng. Ông dự định sẽ đi cùng với một nhóm nghệ sĩ vào đầu năm 2023.
Những khả năng như vậy giúp các chuyên gia dự đoán ngành kinh doanh vũ trụ sẽ tăng gấp đôi lên 800 tỷ USD vào năm 2030. Dù mọi thứ vẫn còn nằm ở thì tương lai, nhưng có thể chắc chắn rằng sự phát triển của lĩnh vực không gian vũ trụ trong 50 tới có thể định nghĩa lại cách loài người đang sống.
Elon Musk hy vọng sẽ mang con người lên định cư sao Hỏa. Riêng Jeff Bezos muốn thấy hàng triệu người sống trên các trạm không gian, có lẽ sẽ xảy ra trước khi dấu chân trên sao hoả của Neil Armstrong tròn 100 tuổi.
Khung cảnh khi con người sống ở sao Hoả qua tưởng tượng của chính con người
Khi Trái Đất phải đối mặt với biến đổi khí hậu, môi trường sống ngày càng trở xấu, tình hình chính trị được cải thiện chậm chạp và ẩn chứa rủi ro, cuộc sống trong không gian dường như là lựa chọn tiếp theo cho những người muốn và có khả năng “di cư”. Tuy nhiên, một vướng mắc lớn cần phải giải quyết trước khi đưa việc sử dụng không gian vũ trụ vào một bức tranh tươi đẹp, đó là phát triển một hệ thống pháp luật đủ lớn, đủ phù hợp để giúp thế giới “ngoài kia” được vận hành một cách trơn tru.
Hiệp ước Không gian năm 1967 tuyên bố rõ: không gian là thuộc sở hữu của toàn nhân loại, cấm tất cả các hành động muốn sở hữu chủ quyền. Hiệp ước này tạo ra nhiều điểm không rõ ràng nếu áp dụng vào thực tế: Cá nhân nào hay quốc gia nào sẽ phù hợp nhất khi đưa ra yêu cầu sử dụng băng ở hai cực của Mặt trăng để hỗ trợ sự sống? Những người di cư đến sao Hỏa có được phép làm bất cứ điều gì họ thích với môi trường tại đó không? Ai chịu trách nhiệm cho các vụ va chạm vệ tinh?…
Hình ảnh thực tế của một vệ tinh trong không gian
Những điều không chắc chắn và rõ ràng như vậy cho thấy một mầm móng nguy hiểm: việc sử dụng vũ lực trong không gian.
Ví dụ thực tế nhất, khi biết được khả năng quân sự của Mỹ tuỳ thuộc rất nhiều vào hàng loạt các vệ tinh quốc gia này đã phóng lên không gian, một số các quốc gia khác đã chế tạo ra một loạt các vũ khí chỉ nhằm vào mục đích chống vệ tinh, và chính nước Mỹ cũng đang nghiên cứu những công nghệ tương tự. Tổng thống Trump đã đưa ra kế hoạch thành lập Lực lượng Quân sự Không gian, một nhánh lực lượng được trang bị vũ trang mới đầu tiên kể từ khi Lực lượng Không quân được thành lập vào năm 1947. Trước thềm cuộc diễu hành quân sự hàng năm Bastille Day vào ngày 14 tháng 7 năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố sự hình thành quân đội không gian của quốc gia.
Dù vậy, những hoạt động quân sự trong không gian hiện vẫn chưa có một quy tắc hay luật định nào kiểm soát một cách hiệu quả và đủ chi tiết.
—
Video: Hình ảnh tư liệu 50 năm trước Neil Armstrong đặt bước chân loài người đầu tiên lên mặt trăng
Một thời đại khám phá không gian mới đang bắt đầu. Tuy nhiên, câu chuyện giờ đã khác so với 50 năm trước.
50 năm trước, khoảnh khắc Neil Armstrong đặt chân lên bề mặt mặt trăng đã tạo cảm hứng tột độ, vấy lên niềm tự hào và phấn khởi trên khắp thế giới. Một số tờ báo đã không ngại tự tin cho rằng loài người, từ nay trở đi, có thể đi đến bất cứ nơi nào trong vũ trụ, miễn là có đủ cố gắng, dũng cảm và… tiền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mọi thứ đã không diễn ra như vậy.
Neil Armstrong – Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào đúng 50 năm trước
Cuộc đổ bộ lên mặt trăng vào năm 1969 không phải là một cuộc thám hiểm khoa học đúng nghĩa, đó đơn thuần là sự chạy đua vũ trang, chứng minh khả năng phi thường của nước Mỹ khi đang so kè với Xô Viết vào lúc đó. Từ đó đến nay, chỉ có thêm 571 người bay vào quỹ đạo.
Tuy nhiên, 50 năm tới đây mọi thứ sẽ rất khác. Với việc chi phí giảm, công nghệ phát triển mạnh, tham vọng từ Trung Quốc và Ấn Độ, và một thế hệ doanh nhân mới hứa hẹn một thời đại phát triển ngành không gian vũ trụ vô cùng táo bạo. Gần như chắc chắn, sự táo bạo này sẽ khởi đầu từ… du lịch. Trong tương lai xa hơn một chút, công nghệ khai thác khoáng sản và thậm chí vận chuyển số lượng lớn từ người đến hàng hoá ra ngoài vũ trụ sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở. Không gian vũ trụ sẽ trở thành một phần mở rộng của Trái Đất, là một “đấu trường” dành cho các cá nhân và công ty tư nhân, không còn là sân chơi dành riêng giữa các Chính phủ nữa.
Mô hình “starship” của SpaceX
Sự phát triển của công nghệ không gian cho đến nay vẫn tập trung phần nhiều vào những hoạt động ở phần quỹ đạo bên dưới gần Trái Đất, chủ yếu là vệ tinh viễn thông để phát sóng và điều hướng. Giờ đây mọi thứ đang thay đổi dần.
Đầu tiên, vì lý do chính trị, các nhà khoa học đang cập rập tạo ra những cú hích mới trong việc đưa con người vượt ra khỏi vòng quỹ đạo gần với Trái Đất. Trung Quốc ra kế hoạch tự đưa các nhà thám hiểm vũ trụ của họ lên mặt trăng vào năm 2035. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump muốn đưa người Mỹ trở lại đó vào năm 2024. Với việc chi phí công nghệ vũ trụ so với 50 trước đã giảm mạnh giúp cho việc thực hiện những mục tiêu này trở nên dễ chịu hơn bao giờ hết. Nếu tàu không gian Apollo từng phải tốn đến hàng trăm tỷ đô la (so với giá trị tiền tệ của ngày nay), thì giờ đây, người ta tự tin có thể tạo ra một con tàu không gian tương đương, thậm chí là tốt hơn ở con số hàng chục tỷ.
Thứ hai, các công ty tư nhân đã đủ lớn mạnh để tự đảm nhiệm chức năng khai thác không gian. Từ năm 1958 đến 2009, gần như toàn bộ các chi phí liên quan đến không gian là đến từ các cơ quan thuộc chính quyền Mỹ, chủ yếu là từ NASA và Lầu Năm Góc. Trong một thập kỷ gần đây, đầu tư tư nhân trong lĩnh vực không gian đã tăng lên mức trung bình 2 tỷ USD mỗi năm, tương đương 15% tổng số tiền đầu tư mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa.
SpaceX, công ty nghiên cứu và sản xuất tên lửa của Elon Musk, nhà phát minh, doanh nhân, tỉ phú người Nam Phi, đã thực hiện 21 lần phóng vệ tinh thành công vào năm ngoái và công ty được định giá 33 tỷ đô la. Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, bán 1 tỷ đô la trị giá cổ phần của mình trong công ty mỗi năm để chi trả cho Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ của chính ông trong đà tham vọng vượt mặt SpaceX. Virgin Galactic, hãng bay vũ trụ, thuộc Virgin Group của tỷ phú Richard Branson đang có kế hoạch lên sàn chứng khoáng trong năm nay với mức định giá dự kiến vào khoảng 1,5 tỷ đô la. Ngoài vốn “khủng” và ý tưởng táo bạo, các công ty tư nhân còn đang cho thấy họ vận hành hiệu quả cao hơn nhiều so với các tổ chức thuộc Chính phủ. Theo NASA, để phát triển tên lửa vũ trụ tương tự như mẫu Falcons của SpaceX, họ có thể sẽ tiêu tốn khoảng 4 tỷ đô la. SpaceX chỉ tốn một phần mười con số đó.
Hình ảnh chính thức được công bố của tàu vũ trụ Virgin Spaceship Unity của hãng bay Virgin
Hiện đang có 2 mô hình kinh doanh trong ngành không gian có thể thực hiện ngay: thứ nhất là phóng mới và duy trì các vệ tinh giao tiếp trong quỹ đạo thấp, thứ hai là du lịch không gian dành cho người giàu có. Năm tới, gần như chắc chắn thế giới sẽ chứng kiến những hành khách thương mại đầu tiên của hãng hàng không Virgin và hãng Blue Origin tham gia vào những chuyến du ngoạn vào quỹ đạo. Hãng Virgin tuyên bố họ có thể sẽ vận chuyển khoảng 1.000 hành khách vào không gian trong năm 2022.
Riêng với SpaceX, họ đang phát triển một chiếc “Starship” (một thuật ngữ chỉ những chiếc tàu vũ trụ cỡ lớn, có thể di chuyển giữa các hành tinh, có thể sử dụng lại nhiều lần như một chiếc máy bay phổ thông bay giữa các quốc gia. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ thường chỉ xuất hiện trong những tiểu thuyết viễn tưởng vì thực tế, đến nay chưa có một con tàu vũ trụ nào có thể sử dụng lại sau khi được phóng đi) có thể tái sử dụng và nhiều tính năng hơn so với Falcons. Yusaku Maezawa, ông trùm thời trang Nhật Bản, đã trả tiền trước cho chuyến đi bằng con tàu “Starship” của SpaceX quanh Mặt trăng. Ông dự định sẽ đi cùng với một nhóm nghệ sĩ vào đầu năm 2023.
Những khả năng như vậy giúp các chuyên gia dự đoán ngành kinh doanh vũ trụ sẽ tăng gấp đôi lên 800 tỷ USD vào năm 2030. Dù mọi thứ vẫn còn nằm ở thì tương lai, nhưng có thể chắc chắn rằng sự phát triển của lĩnh vực không gian vũ trụ trong 50 tới có thể định nghĩa lại cách loài người đang sống.
Elon Musk hy vọng sẽ mang con người lên định cư sao Hỏa. Riêng Jeff Bezos muốn thấy hàng triệu người sống trên các trạm không gian, có lẽ sẽ xảy ra trước khi dấu chân trên sao hoả của Neil Armstrong tròn 100 tuổi.
Khung cảnh khi con người sống ở sao Hoả qua tưởng tượng của chính con người
Khi Trái Đất phải đối mặt với biến đổi khí hậu, môi trường sống ngày càng trở xấu, tình hình chính trị được cải thiện chậm chạp và ẩn chứa rủi ro, cuộc sống trong không gian dường như là lựa chọn tiếp theo cho những người muốn và có khả năng “di cư”. Tuy nhiên, một vướng mắc lớn cần phải giải quyết trước khi đưa việc sử dụng không gian vũ trụ vào một bức tranh tươi đẹp, đó là phát triển một hệ thống pháp luật đủ lớn, đủ phù hợp để giúp thế giới “ngoài kia” được vận hành một cách trơn tru.
Hiệp ước Không gian năm 1967 tuyên bố rõ: không gian là thuộc sở hữu của toàn nhân loại, cấm tất cả các hành động muốn sở hữu chủ quyền. Hiệp ước này tạo ra nhiều điểm không rõ ràng nếu áp dụng vào thực tế: Cá nhân nào hay quốc gia nào sẽ phù hợp nhất khi đưa ra yêu cầu sử dụng băng ở hai cực của Mặt trăng để hỗ trợ sự sống? Những người di cư đến sao Hỏa có được phép làm bất cứ điều gì họ thích với môi trường tại đó không? Ai chịu trách nhiệm cho các vụ va chạm vệ tinh?…
Hình ảnh thực tế của một vệ tinh trong không gian
Những điều không chắc chắn và rõ ràng như vậy cho thấy một mầm móng nguy hiểm: việc sử dụng vũ lực trong không gian.
Ví dụ thực tế nhất, khi biết được khả năng quân sự của Mỹ tuỳ thuộc rất nhiều vào hàng loạt các vệ tinh quốc gia này đã phóng lên không gian, một số các quốc gia khác đã chế tạo ra một loạt các vũ khí chỉ nhằm vào mục đích chống vệ tinh, và chính nước Mỹ cũng đang nghiên cứu những công nghệ tương tự. Tổng thống Trump đã đưa ra kế hoạch thành lập Lực lượng Quân sự Không gian, một nhánh lực lượng được trang bị vũ trang mới đầu tiên kể từ khi Lực lượng Không quân được thành lập vào năm 1947. Trước thềm cuộc diễu hành quân sự hàng năm Bastille Day vào ngày 14 tháng 7 năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố sự hình thành quân đội không gian của quốc gia.
Dù vậy, những hoạt động quân sự trong không gian hiện vẫn chưa có một quy tắc hay luật định nào kiểm soát một cách hiệu quả và đủ chi tiết.
—
Video: Hình ảnh tư liệu 50 năm trước Neil Armstrong đặt bước chân loài người đầu tiên lên mặt trăng
Các nhà nguyên cứu vừa lên tiếng cảnh báo các chủng sốt rét kháng thuốc đang lây lan nhanh chóng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Liên tiếp gần đây ở Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp bị điện giật tử vong khi vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng. Mới đây, một người phụ nữ ở Lào Cai được ghi nhận đã tử vong do điện thoại phát nổ khi sử dụng điện thoại trong lúc cắm sạc.
Hội thảo quốc tế Khoa học và Kỹ thuật tính toán lần thứ IV năm 2019 do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) tổ chức sáng nay 25/7 thu hút đông đảo giới khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, máy học và ứng dụng của CNTT trong và ngoài nước.
Colossus, chiếc máy tính kỹ thuật số có thể được lập trình đầu tiên trên thế giới được sinh ra để phân tích và giải mã các mệnh lệnh và tin nhắn được mã hóa bằng máy mã hóa Lorenz SZ40 / 42.
Mới đây, một người phụ nữ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để xin tiền hỗ trợ cho con gái, chỉ trong 17 ngày cô đã xin được 183.500 Dh (khoảng 50.000 USD). Người phụ nữ này đã bị bắt ngay sau đó.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?