Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Nút tắt khẩn cấp thường được sơn nổi bật ở điểm vào và ra của thang
Chiều 20/7 vừa qua, một người phụ nữ 60 tuổi ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc bị kẹt trong hệ thống thang cuốn khiến chân trái bị cắt đứt và chân phải bị thương nghiêm trọng. Trước đó cụ ông 70 tuổi đã ngã về phía sau do ông cầm nhầm tay vịn của thang bộ thay vì tay vịn thang cuốn, tai nạn đã làm ông chấn thương phần đầu do va chạm mạnh vào bậc thang.
Người phụ nữ bị kẹt vào thang (Nguồn ảnh Weibo)
Cầm nhầm tay vịn thang bộ thay vì thang cuốn
Ở Việt Nam cũng ghi nhận không ít tai nạn do thang cuốn. Ngày 16/4/2017, một bé trai 17 tháng tuổi trong lúc chờ hành lý cùng mẹ ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã bị cuốn vào thang làm cánh tay bị thương 75%. Trước đó, tháng 10/2012, cháu bé 3 tuổi ở Nghệ An bị kẹt đùi vào điểm tiếp nối, dẫn đến bị thương nặng khi mua sắm tại siêu thị Big C Vinh…
Theo thống kê, khoảng 90% tai nạn xảy ra với người già và trẻ em, đối tượng còn lại thường là phụ nữ. Ngoài các sự cố kỹ thuật, phần lớn tai nạn thang cuốn liên quan đến quần áo, giày dép hoặc dây giày bị mắc kẹt trong các khoảng trống giữa các bộ phận chuyển động thang cuốn. Mặc dù là thiết bị cần được bảo trì thường xuyên nhưng vì lợi nhuận nhiều nơi đã giảm số lần hoặc kéo dài thời gian bảo trì nên nguy cơ tai nạn thang cuốn tăng cao.
Lưu ý quan trọng nhất với người sử dụng thang cuốn là cần biết đến vị trí của nút ngừng khẩn cấp. Trong hầu hết các tai nạn nghiêm trọng thì những người xung quanh gần như không biết cách ứng cứu và không biết cách tắt khẩn cấp thang đang hoạt động. Nút tắt khẩn cấp thường được sơn nổi bật ở điểm vào và ra của thang.
Vị trí nút tắt khẩn cấp ở đầu vào và ra của thang cuốn
Không tựa hai bên, vướng víu dây nhợ tránh bị cuốn vào thang
Bạn nên kiểm tra hướng của thang cuốn trước khi bước chân lên hoặc xuống. Mặc dù có vẻ đây là lời khuyên dư thừa nhưng thực tế rất nhiều người thiếu quan sát khi đi vào thang cuốn khiến họ bị té hoặc gặp những tai nạn không đáng có. Khi lên hoặc xuống thang cần nhấc cao chân và cẩn trọng việc giữ thăng bằng, đặc biệt với người lớn tuổi do sự thay đổi về động lượng.
Khi lên hoặc xuống, luôn giữ tay vịn, hai chân nên đứng trên một bậc thang, không đứng quá sát mép tránh kẹt giày, dép vào thang. Lưu ý luôn đứng giữa bậc thang, không dựa vào hai bên của thang khi di chuyển và lập tức rời khỏi thang khi đến điểm cuối tránh cản trở hoặc gây nguy hiểm cho người phía sau.
Người dùng không lên, xuống thang cuốn với xe đẩy trẻ em, xe tập đi, thùng hàng nặng để giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Hãy luôn giữ trẻ nhỏ trong tay, không để chúng ngồi trên các bậc thang hoặc đùa giỡn, cố trèo qua tay vịn… Lưu ý đến dây giày, quần áo, khăn quàng cổ những thứ có thể dễ dàng kẹt lại trong thang cuốn gây các tai nạn không mong muốn.
Không đi chân trần, đứng về phía phải của thang để không cản người khác khi sử dụng thang. Khi gần kết thúc, bước dứt khoát ra khỏi phần chuyển động của thang.
Thang cuốn di chuyển chậm và được thiết kế để giúp mọi người nhẹ nhàng di chuyển lên tầng tiếp theo, lại tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng. Gần như không ai biết cách tắt khuẩn cấp thang cuốn khi có tai nạn xảy ra để hỗ trợ nạn nhân.
Nút tắt khẩn cấp thường được sơn nổi bật ở điểm vào và ra của thang
Chiều 20/7 vừa qua, một người phụ nữ 60 tuổi ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc bị kẹt trong hệ thống thang cuốn khiến chân trái bị cắt đứt và chân phải bị thương nghiêm trọng. Trước đó cụ ông 70 tuổi đã ngã về phía sau do ông cầm nhầm tay vịn của thang bộ thay vì tay vịn thang cuốn, tai nạn đã làm ông chấn thương phần đầu do va chạm mạnh vào bậc thang.
Người phụ nữ bị kẹt vào thang (Nguồn ảnh Weibo)
Cầm nhầm tay vịn thang bộ thay vì thang cuốn
Ở Việt Nam cũng ghi nhận không ít tai nạn do thang cuốn. Ngày 16/4/2017, một bé trai 17 tháng tuổi trong lúc chờ hành lý cùng mẹ ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã bị cuốn vào thang làm cánh tay bị thương 75%. Trước đó, tháng 10/2012, cháu bé 3 tuổi ở Nghệ An bị kẹt đùi vào điểm tiếp nối, dẫn đến bị thương nặng khi mua sắm tại siêu thị Big C Vinh…
Theo thống kê, khoảng 90% tai nạn xảy ra với người già và trẻ em, đối tượng còn lại thường là phụ nữ. Ngoài các sự cố kỹ thuật, phần lớn tai nạn thang cuốn liên quan đến quần áo, giày dép hoặc dây giày bị mắc kẹt trong các khoảng trống giữa các bộ phận chuyển động thang cuốn. Mặc dù là thiết bị cần được bảo trì thường xuyên nhưng vì lợi nhuận nhiều nơi đã giảm số lần hoặc kéo dài thời gian bảo trì nên nguy cơ tai nạn thang cuốn tăng cao.
Lưu ý quan trọng nhất với người sử dụng thang cuốn là cần biết đến vị trí của nút ngừng khẩn cấp. Trong hầu hết các tai nạn nghiêm trọng thì những người xung quanh gần như không biết cách ứng cứu và không biết cách tắt khẩn cấp thang đang hoạt động. Nút tắt khẩn cấp thường được sơn nổi bật ở điểm vào và ra của thang.
Vị trí nút tắt khẩn cấp ở đầu vào và ra của thang cuốn
Không tựa hai bên, vướng víu dây nhợ tránh bị cuốn vào thang
Bạn nên kiểm tra hướng của thang cuốn trước khi bước chân lên hoặc xuống. Mặc dù có vẻ đây là lời khuyên dư thừa nhưng thực tế rất nhiều người thiếu quan sát khi đi vào thang cuốn khiến họ bị té hoặc gặp những tai nạn không đáng có. Khi lên hoặc xuống thang cần nhấc cao chân và cẩn trọng việc giữ thăng bằng, đặc biệt với người lớn tuổi do sự thay đổi về động lượng.
Khi lên hoặc xuống, luôn giữ tay vịn, hai chân nên đứng trên một bậc thang, không đứng quá sát mép tránh kẹt giày, dép vào thang. Lưu ý luôn đứng giữa bậc thang, không dựa vào hai bên của thang khi di chuyển và lập tức rời khỏi thang khi đến điểm cuối tránh cản trở hoặc gây nguy hiểm cho người phía sau.
Người dùng không lên, xuống thang cuốn với xe đẩy trẻ em, xe tập đi, thùng hàng nặng để giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Hãy luôn giữ trẻ nhỏ trong tay, không để chúng ngồi trên các bậc thang hoặc đùa giỡn, cố trèo qua tay vịn… Lưu ý đến dây giày, quần áo, khăn quàng cổ những thứ có thể dễ dàng kẹt lại trong thang cuốn gây các tai nạn không mong muốn.
Không đi chân trần, đứng về phía phải của thang để không cản người khác khi sử dụng thang. Khi gần kết thúc, bước dứt khoát ra khỏi phần chuyển động của thang.
Hiệp hội Kỹ sư Úc vừa trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt, Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne), nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D mà ông đã thực hiện.
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, khủng hoảng… ở quy mô toàn cầu không còn là viễn tưởng mà đã trở thành nguy cơ có thật. Nhiều người tự hỏi nơi nào trên thế giới an toàn nhất khi hiểm hoạ toàn cầu xảy ra?
Thời điểm hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc bấy giờ đã ra lệnh chuẩn bị sẵn một kế hoạch đau thương.
Loại bọ ve chuyên hút máu động vật, vốn thường xuất hiện trên cơ thể chó (thường gọi là ve chó) vừa được tìm thấy trong… mắt người.
Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, học sinh Việt Nam ở mọi lứa tuổi luôn có những vấn đề về dinh dưỡng và vận động. Nổi lên đó là việc béo phì ở học sinh tiểu học và còi xương ở học sinh trung học.
Chuyên gia dinh dưỡng Singapore vừa đưa ra cảnh báo, trà sữa trân châu đường đen là loại thức uống gây nguy hại đến sức khỏe nhiều nhất trong các loại trà sữa.
Chuyên gia dinh dưỡng Singapore cảnh báo: trà sữa trân châu đường đen, loại thức uống nguy hại đến sức khoẻ nhất trong các loại trà sữa.
Chúng ta mới chỉ nhìn thấy xác sống trên phim ảnh nhưng các nhà khoa học đã khám phá được một loại nấm bí ẩn có khả năng biến những con kiến nhỏ bé… thành xác sống.
Dự đoán về tuổi thọ, chỉ số năng lượng, nơi sinh sống của dân cư trên thế giới để hình dung được tương lai của chúng ta trong 100 năm tới.