Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh... đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.
Trung Quốc – điều trị bằng kháng thể của huyết tương
Trong một báo cáo gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc nói với Reuters rằng, họ đã tìm thấy các kháng thể cực kỳ hiệu quả trong các nỗ lực tìm ra phương pháp chống lại dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới hiện nay. Thành viên trong nhóm nghiên cứu, ông Zhang Linqi đến từ Đại học Bắc Kinh nói rằng nhóm của ông đã phân lập được một số kháng thể đặc biệt, vượt trội so với các giải pháp hiện tại, đó là điều trị bằng kháng thể của huyết tương trên một nhóm máu nhất định.
Đầu năm, nhóm của Zhang phối hợp một số nhà nghiên cứu khác từ bệnh viện Nhân dân Thẩm Quyến đã bắt đầu phân tích kháng thể từ máu của những người dương tính Covid-19 khỏi bệnh, phân lập 206 kháng thể đơn dòng để tìm mối liên kết với protein của virut Corona. Sau đó, nhóm đã thực hiện một thử nghiệm khác để xem liệu thực sự kháng thể có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào hay không. Trong số 20 kháng thể được thử nghiệm đầu tiên, bốn người đã có thể chặn được sự xâm nhập và hai trong số đó đã hồi phục rất nhanh.
“Nhóm hiện đang làm việc cật lực để xác minh kháng thể nào mạnh nhất trong số chúng, song song việc nghiên cứu làm giảm thiểu nguy cơ đột biến của chủng virus Corona mới. Nhóm đã hợp tác với công ty công nghệ sinh học Brii Bioscatics để được hỗ trợ nhiều hơn. Ngoài ra, kháng thể về lâu dài cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn và các bệnh truyền nhiễm” – ông nói.
Những kháng thể đang được tích cực thử nghiệm nhằm chọn ra giải pháp tốt nhất.
Anh Quốc – ngăn ngừa bệnh bằng protein chiết xuất từ cây thuốc lá
Vào tuần trước, British American Tobacco (BAT), một công ty sản xuất thuốc lá có trụ sở chính tại Anh cho biết đang phối hợp với một đơn vị công nghệ sinh học Hoa Kỳ, nghiên cứu loại vắc-xin chiết từ protein cây thuốc lá để ngừa bệnh Covid-19. Vắc-xin hiện đang trải qua các giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng, sử dụng một phần nhân bản Covid-19 để tạo ra kháng nguyên, đưa vào cây thuốc lá để sinh trưởng. Điểm nổi bật của loại vắc-xin này là duy trì chất lượng ở nhiệt độ phòng, không cần phải đông lạnh như vắc-xin thông thường và hoàn toàn được phát triển dựa trên cơ sở phi lợi nhuận.
BAT cho biết họ đã làm việc với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trong các bước tiếp theo và cũng phối hợp tham gia với các cơ quan y tế của Hoa Kỳ để vắc-xin được triển khai nghiên cứu lâm sàng sớm. Nếu được chấp thuận, nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan chính phủ và các nhà sản xuất phù hợp, công ty ước tính sẽ có từ 1 đến 3 triệu liều mỗi tuần được sản xuất từ tháng 6.
Vắc-xin dựa vào chiết xuất protein trên cây thuốc lá đang được công ty BAT nghiên cứu và phát triển.
Hà Lan – đo kháng thể trong máu nhiều vòng để nghiên cứu sự lây lan và miễn dịch từng độ tuổi
Một nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia Hà Lan (RIVM) đem đến hy vọng mới, khi tiết lộ kháng thể đối với virus Corona sẽ được ra mắt trong vài tháng tới. Trong một tuyên bố, nhóm nghiên cứu nói rằng RIVM sẽ đo các kháng thể trong máu qua nhiều vòng nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thêm sự lây lan của virus và về sự phát triển miễn dịch từ các nhóm tuổi.
Nghiên cứu sẽ gồm hơn 6 nghìn người ở mọi lứa tuổi tại Hà Lan và từ đó cố gắng xác định mức độ “miễn dịch bầy đàn” chống lại virut Corona. “Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu thời gian tồn tại của kháng thể trong máu, sau đó chúng tôi sẽ biết liệu nó có khả năng chịu được nhiễm trùng lần thứ hai trong thời gian dài hay không”, RIVM giải thích và ước tính sẽ mất tổng cộng 18 tháng để có kết quả chính xác. Kết quả ban đầu dự kiến sẽ được tiết lộ vào giữa tháng Năm.
Hà Lan đang nghiên cứu kháng thể dựa trên cộng đồng và sẽ sớm công bố kết quả.
Hàn Quốc – tìm ra kháng thể dựa trên nghiên cứu chủng virus SARS và MERS
Sau khi chủng virus Corona mới (Covid-19) xuất hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn bậc nhất thế giới, nhưng chỉ trong thời gian ngắn quốc gia này đã nhanh chóng chặn sự bùng phát của dịch. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã chạy đua thời gian để phát triển bộ kit xét nghiệm và hợp tác với các nhà sản xuất chẩn đoán để sản xuất đại trà. Biện pháp được Chính phủ nước này áp dụng là sử dụng bộ kit test nhanh cho hàng trăm nghìn người dân, tiến hành cách ly thay vì phong toả như các nước khác.
Sciencemag dẫn một báo cáo nói rằng, những người Hàn Quốc bị cách ly phải gặp các giám sát viên hai lần mỗi ngày và nếu có các hành vi vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt 3 triệu Won (2.500 USD). Ngoài ra, một dự luật gần đây còn đề xuất khoản tiền phạt lên đến 10 triệu Won (8.3333 USD) và tối đa một năm tù đối với ai có hành vi tương tự.
Đầu tháng 3, Hàn Quốc đã đưa ra công bố về việc tìm ra các kháng thể có thể vô hiệu hoá được virus hoạt động trong tế bào chủ. Tiến sĩ Lee Mi Hye, viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ hóa học Hàn Quốc nói rằng nhóm của ông tìm thấy kháng thể dựa trên nghiên cứu chủng virus SARS (Hội chúng hô hấp cấp tính nặng xảy ra vào năm 2003) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông xảy ra vào năm 2012). Nhóm nghiên cứu tìm thấy sự tương đồng giữa SARS và Covid-19 sau khi phân tích gen và đang đến phần kết luận chính xác về các kháng thể. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi so sánh khả năng của virus Corona và với những kết quả khả quan, hy vọng rằng sẽ có vắc-xin chống virus xuất hiện trong thời gian sớm” – ông nói.
Ngoài ra đất nước này cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát các cụm cách ly. Với 15 nghìn xét nghiệm/ngày, 43 trạm test kit chẩn đoán trên cả nước, mô hình của Hàn Quốc đã được một số nước khác thực hiện tương tự như Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh.
“Các nhà dịch tễ học đã mô hình hoá ổ dịch, xác định các ca nhiễm và thời gian bắt đầu nhiễm, có triệu chứng và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Các nhà dịch tễ của chúng tôi và các nhà khoa học sẵn sàng chia sẻ thông tin đó.” – Chun Byung-Chul, nhà dịch tễ học từ Đại học Hàn Quốc nói.
Hàn Quốc cũng đã lên kế hoạch chia sẻ về đặc điểm lâm sàng các trường hợp Covid-19 ở nước này trong tương lai gần, cùng chung hy vọng giúp các quốc gia khác kiểm soát ổ dịch, nhanh chóng đưa thế giới quay trở lại cuộc sống bình thường.
Hàn Quốc đã kiểm soát thành công sự bùng nổ của dịch Covid-19.
Tính đến sáng ngày 3/4/2020, thế giới đã có 1.007.436 người nhiễm bệnh Covid-19, trong số đó có 52.596 ca tử vong và 210.582 ca bình phục.
Tại Việt Nam, đã có 227 ca nhiễm và 4.557 trường hợp nghi nhiễm, không có ca tử vong nào và 75 trường hợp đã bình phục.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trước tình hình dịch Covid-19 đã sang cấp độ 3 và chúng ta chỉ còn 2 tuần để thực hiện các biện pháp chống dịch. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.
Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.
PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.
Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.
The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á
Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…
Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.
Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).
Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.
Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.