Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập

Thảm hoạ lò hạt nhân Chernobyl vẫn âm ỉ cho đến nay sau 35 năm. Ảnh: @Pixabay.

Các nhà khoa học vừa phát hiện, một hỗn hợp nhiên liệu hạt nhân nóng chảy ở Chernobyl vẫn âm ỉ và đang bắt đầu phản ứng sau 35 năm qua kể từ khi xảy ra vụ nổ lớn nhất trong lịch sử điện hạt nhân.

Ngày 26/4/1986, Lò phản ứng số 4 phát nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine gây ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Giờ đây, 35 năm sau, phản ứng hạt nhân vẫn âm ỉ trong địa điểm Chernobyl. Tất cả đặt ra câu hỏi về những gì có thể xảy ra ở đó và điều gì đang bị đe dọa.

Các nhà khoa học Ukraine gần đây đã nhận ra rằng, nhiên liệu phân hạch hạt nhân còn sót lại làm từ uranium đã bắt đầu phản ứng trở lại trong một “căn phòng không thể tiếp cận” sâu bên trong khu vực bị hư hại của nhà máy bị đóng cửa.

Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập - Chernobyl 1
Thứ bảy ngày 26/ 4/1986, lúc 1:23:45 sáng giờ địa phương, tại lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl, năng lượng đột ngột tăng vọt ở mức cao gây ra hàng loạt các vụ nổ, và làm tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân, dẫn đến phát tán một lượng lớn các chất đồng vị phóng xạ vào khí quyển. Ảnh: @Pixabay.

Theo các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu các vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân (ISPNPP) ở Kyiv, Ukraine cho biết, Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được bao quanh bởi một công trình kiến trúc khổng lồ có tên gọi Chernobyl New Safe Confinement (NSC). Tại NSC, có hàng trăm cảm biến làm việc suốt ngày đêm để theo dõi các yếu tố như chất lượng không khí và các cảm biến đã phát hiện hoạt động của neutron gia tăng gần sảnh lò phản ứng nơi có “phản ứng âm ỉ”.

Một số khu vực trong NSC được phong tỏa hoàn toàn bao gồm cả sảnh lò phản ứng, bởi đây là nơi các nhà khoa học đã nhận thấy lượng neutron ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa là những câu hỏi hóc búa về cách hành động tốt nhất ở hiện tại là gì.

Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập - Chernobyl 2
Ảnh: @Pixabay.

Bên trong sảnh lò phản ứng, mọi thứ là một mớ hỗn độn nguy hiểm. Richard Stone của tạp chí Science báo cáo:

“Khi lõi của lò phản ứng bị tan chảy, các thanh nhiên liệu uranium, lớp phủ zirconium của chúng, các thanh điều khiển bằng than chì, và cát đổ lên lõi cùng với ngọn lửa tan chảy cùng nhau thành dung nham. Nó chảy vào các phòng dưới tầng hầm của lò phản ứng và cứng lại thành các chất gọi là vật liệu chứa nhiên liệu (FCM) chứa khoảng 170 tấn uranium được chiếu xạ”.

Điều quan trọng cần lưu ý là các chuyên gia không lo sợ về thảm họa Chernobyl thứ hai vì vật liệu FCM, tuy nhiên chính mái che “ọp ẹp” 34 tuổi xuống cấp của lò đã vô tình kích hoạt các chất hoạt nhân trong vật liệu phản ứng lại.

Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập - Chernobyl 3
Ảnh: @Pixabay.

Các nhà khoa học tin rằng, rò rỉ nước mưa đã gây ra các chỉ số neutron cao hơn tương tự trong quá khứ và kể từ đó họ đã lắp đặt các vòi phun hóa chất đặc biệt có thể làm tê liệt neutron trong hầu hết khu vực trung tâm của lò. Nhưng một số phòng ở tầng hầm lại nằm ngoài tầm với của vòi phun hóa chất, kết hợp với cơ sở xuống cấp khiến nước mưa rơi xuống và kích hoạt.

Vì vậy, các bước tiếp theo là gì? Các nhà khoa học ISPNPP cho biết sự phát triển hoạt động của neutron đang còn ở mức thấp để họ vẫn còn vài năm trước khi cần phải hành động. Trước mắt là không để cho bất kỳ nước ngọt nào chảy vào để tiếp tục thúc đẩy các phản ứng mới nữa.

Nhưng nếu vị trí này nhiễm độc bức xạ quá nguy hiểm để bất kỳ con người nào có thể mạo hiểm vào xử lý, thì họ có thể chế tạo một robot di chuyển vào khu vực bị ảnh hưởng để phun các hóa chất gây ức chế neutron chẳng hạn.

Theo dõi những gì tiếp tục thay đổi, phân hủy và phản ứng trong khu phức hợp Chernobyl vẫn là công việc dành cho một số bộ óc vĩ đại nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Có thể bạn quan tâm
Nga muốn nhân bản đội quân gồm các chiến binh Scythia 3.000 năm trước

Sergei Shoigu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga gợi ý rằng, ông muốn nhân bản một nhóm chiến binh cổ đại.

Hệ sinh thái Giáo dục Samsung Edu thú vị hóa giờ học

Hệ sinh thái Giáo dục Samsung Edu gồm màn hình chuyên dụng dành cho giáo dục Samsung Flip 85inch, máy tính bảng, các giải pháp Giáo dục thông minh 4.0 được tích hợp giữa Flip và phần mềm dạy tiếng Hàn Quốc Visang.

Trung Quốc có nhiều bằng sáng chế 6G hơn Mỹ?

Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm rộng rãi những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua thế hệ mạng 6G tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang dần nóng lên.

Apple bị kiện về vụ nổ pin iPhone 6 gây bỏng nặng cho người dùng

Một người dùng iPhone có tên Robert Franklin ở Texas, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một vụ kiện tập thể chống lại gã khổng lồ công nghệ Apple, vì bị cáo buộc bán pin bị lỗi và vi phạm lời hứa bảo hành, sau khi điện thoại thông minh của anh ta phát nổ vào mặt vào năm 2019.

Nấm mọc trên sao Hỏa: Bằng chứng về sự sống có thật?

Các nhà khoa học khẳng định, những bức ảnh của NASA cho thấy nấm mọc trên sao Hỏa.

Mayflower 400: Tàu tự hành đầu tiên thế giới bắt đầu hành trình khám phá đại dương

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ tổ chức nghiên cứu biển ProMare với IBM đóng vai trò là đối tác công nghệ gần đây đã chế tạo con tàu thông minh đầu tiên trên thế giới có tên là Mayflower 400.

Nghiên cứu thành công gỗ trong suốt sử dụng chiết xuất vỏ cam

5 năm sau khi giới thiệu gỗ nhìn xuyên thấu làm vật liệu xây dựng đầu tiên, các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã tìm ra cách làm cho nó trở nên trong suốt hơn và hoàn toàn có thể tái tạo.

Chỉ một mật khẩu cho nhiều tài khoản, Google có cách tăng an toàn cho người dùng

Người dùng những mật khẩu phức tạp thường có xu hướng sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản; trên thực tế, 66% người Mỹ thừa nhận sử dụng cùng một mật khẩu cho hàng loạt các trang, việc này khiến cho tất cả những tài khoản đó rơi vào nguy hiểm khi một tài khoản lộ mật khẩu.

Huawei sẽ phóng vệ tinh thử nghiệm mạng 6G vào vũ trụ

Huawei đã sẵn sàng phóng hai vệ tinh thử nghiệm công nghệ 6G cùng với sự hợp tác của hai công ty Trung Quốc vào tháng 7 năm nay.

Maldives xây thành phố nổi đầu tiên thế giới – nơi sinh sống tuyệt vời cho người dân khi mực nước biển toàn cầu đang tăng dần

Chính phủ Maldives đã tiết lộ kế hoạch về thành phố đảo nổi đầu tiên trên thế giới, nó sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2022. Công trình có tên gọi là Thành phố nổi Maldives (MFC) được tạo thành từ những dãy mê cung hình lục giác giống như tổ ong.