“Cạp đất mà ăn” đã trở thành câu cửa miệng khi nói đến sự đói nghèo. Nhưng thực tế ít ai ngờ rằng, có nhiều nơi trên thế giới, đất như là món phổ biến để chống đói hoặc ăn vặt.
Không thể phủ nhận, những nơi có truyền thống ăn đất trước đó luôn là một giai đoạn khủng hoảng về đói kém. Nhiều dân tộc tin rằng nhờ ăn đất họ đã vượt qua thời kỳ đói kém. Câu hỏi là đất có ăn được không?
Đất có 3 loại chính là đất thịt, đất cát và đất sét với các thành phần cơ bản là cát, limon và sét, tuỳ vào khu vực đất sẽ có cấu tạo khác nhau. Đất còn chứa nhiều khoáng chất và vi lượng quan trọng cho cơ thể con người như sắt, kẽm, magie, canxi…, về cơ bản đất hoàn toàn có thể ăn được. Không chỉ vậy nhiều loại đất như bican, alusi…, còn được dùng để chữa bệnh nhờ khả năng hấp thụ độc tố trong cơ thể.
Động vật từ lâu đã biết đến lợi ích của việc ăn đất như khỉ Gorila ở Rwanda thích ăn đất sét cao lanh, hắc tinh tinh lại rất thích đất ụ mối hoặc voi châu phi cũng rất ưa chuộng đất trên núi Elgun ở biên giới Kenya – Rwanda nơi có mỏ calcite – zeolit.
Việc ăn đất còn được xem là một dạng rối loạn tâm thần – hội chứng Pica. Người mắc hội chứng này thích ăn những thứ không giống với thức ăn thông thường như giấy, thuỷ tinh, gỗ, đất…, những thứ hoàn toàn không có tí dinh dưỡng nào. Ở những nơi khác, đất là món ăn ưa chuộng.
Các giả thuyết về thói quen ăn đất
Tục ăn đất có lịch sử khá lâu đời ở Cameroon, 2 nhóm người chính thích ăn đất chủ yếu là trẻ em và phụ nữ mang thai. Đất ở Cameroon rất dễ mua trong các ngôi chợ và nhiều người ở nơi đây rất ghiền món này. Ngoài ra, ở Kenya bất cứ ai cũng dễ dàng mua được gói đất tẩm các gia vị như tiêu đen, hạt bạch đậu khấu để ăn.
Nữ giáo sư Đại học Cornell (Mỹ) Sera Young mất 2 năm nghiên cứu và phân tích gần 500 tài liệu hiện đại và lịch sử về hành vi ăn đất. Và đưa ra 3 giả thuyết về hành vi ăn đất ở những quốc gia Tây Phi như Camuaroom, Argentina, Iran và Nambia…
Đất sét thuộc nhóm khoáng vật ngậm nước phyllosilicat có khả năng hấp thu các chất độc trong dạ dày và mầm bệnh trong hệ tiêu hoá. Do đó hành vi ăn đất không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn mà còn cho cảm giác dễ chịu, đặc biệt với người đau dạ dày và có vấn đề về hệ tiêu hoá.
Giả thuyết khác thuyết phục hơn là trong đất chứa nhiều vi chất và khoáng mà thực phẩm thông thường không có. Trang y khoa MedHunter cho biết, một số loại đất sét có chứa khoáng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai, như sắt, kẽm, đồng, calcium và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Có lẽ đó là lý do mà những người bị chứng thiếu máu hay ăn đất sét.
Giả thuyết khác cho là hành vi ăn đất do cơ thể thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, phụ nữ mang thai và trẻ em luôn cần cung cấp đầy đủ dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nên là nhóm người thường xuyên ăn đất nhiều nhất.
Trong khi các nhà khoa học tin rằng hành vi ăn đất liên quan đến các vấn đề về tâm thần thì Julia Hormes, giáo sư khoa tâm lý học Đại học Albany (Mỹ) cho hành vi ăn đất liên quan đến văn hóa dân tộc. Cùng chung ý kiến, Ranit Mishori, giáo sư khoa y khoa gia đình và bác sĩ Trung tâm Y khoa Đại học Georgetown (Mỹ) khẳng định, hành vi ăn đất gắn liền với văn hóa dân tộc nên không xếp chung đó là hành vi bất thường.
Ngôi làng ăn đất như kẹo ở Vĩnh Phúc – Việt Nam
Người dân thị trấn Lập Thạch, Vĩnh Phúc xem đất “ngói” là đặc sản nơi này. Qua lời kể của người cao niên trong làng, tục ăn đất đã có từ rất lâu. Dù lớp trẻ không còn ăn đất nữa nhưng tục ăn đất vẫn là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của những người cao niên trong làng.
Loại đất ăn là đất ngói, trước đây loại đất này khá nhiều nhưng nay phải đào sâu 5-7 mét mới tìm được. Đất ngói có thể ăn sống ngay khi đào lên, hoặc qua chế biến cầu kỳ loại bỏ tạp chất, đẻo và tách miếng sau đó hun khói bằng lá sim hoặc hun rơm.
Có 2 loại đất ngói một màu trắng như sữa hoặc màu xanh nhạt. Ngói xanh ngon cứng hơn, ngói sữa thì mềm hơn thích hợp với người già.
Trước đây, nhiều huyện, tỉnh lân cận cũng ăn đất, hiện chỉ còn vài người cao niên trong làng duy trì văn hóa ẩm thực này.
Bánh bùn – món khoái khẩu của người Haiti
Có lẽ không quá bất ngờ khi món khoái khẩu của người dân nghèo nhất thế giới luôn gặp nạn đói triền miên này là bánh bùn. Những chiếc bánh trộn muối, bơ thực vật với một loại bùn đặc biệt thành bột để làm bánh. Bột bánh được nhào nặn, và phơi trực tiếp trên nền đất. Bánh được dân địa phương gọi là Galette – tên của một món ăn cao cấp của Pháp.
Quốc gia nghèo đói nhất thế giới này đã giành độc lập từ thực dân Pháp, vượt qua trận động đất kinh hoàng năm 2010, thiên tai và bất ổn dân sự triền miên bằng những chiếc bánh bùn gần như không có chất dinh dưỡng nào.
Tuy vậy, người dân Haiti tin rằng bánh bùn rất giàu khoáng chất và trị được nhiều loại bệnh. Do đó người dân không chỉ ăn bánh khi đói, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em rất thích ăn bánh bùn vì tin rằng bánh có thể cung cấp canxi và khoáng chất cho cơ thể.
Vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh bánh có chứa canxi và khoáng chất hay không, nhưng rõ ràng nguời dân Haiti thật sự sống nhờ ăn bùn, trong khi có hàng tỷ tấn lương thực bị lãng phí trên thế giới.
Hãy tưởng tượng bỗng một ngày nào đó các bệnh viện hay phòng khám nha khoa xuất hiện các trợ lý ảo AI hỗ trợ nha khoa, thì mọi thứ sẽ như thế nào?
Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, ông Elon Musk vừa tuyên bố rằng, Trí tuệ nhân tạo (AI – artificial intelligence) sẽ thông minh hơn rất nhiều so với con người vào năm 2025.
Một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) mới ra đời, gây sốt mạnh mẽ bởi khả năng xác định, phân loại ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác gần như hoàn hảo chưa từng có.
Covid-19 như lời nhắn của tử thần gởi từ quá khứ rằng, trong lịch sử, dịch bệnh đã giết rất nhiều người và loài người luôn phải tìm cách vượt qua virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bé nhỏ mà tái sinh.
Mì ăn liền (hay còn gọi mì gói), là món ăn nhanh quen thuộc được cho không tốt cho sức khỏe, thủ phạm gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tim mạch, thiếu dinh dưỡng, ung thư… Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng sai của người dùng mới là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích rằng, loại khẩu trang tự chế 3 lớp có thể chống lại virus tốt nhất.
Những người đàn ông làm việc có thu nhập cao nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn. Đó là khẳng định theo báo cáo mới từ một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 84 của Hiệp Hội Japanese Circulation Society (JCS 2020).
Đã từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh bột ngọt (mì chính) vô hại và là lựa chọn an toàn trong bữa ăn. Tuy nhiên vẫn luôn có những ngộ nhận về các triệu chứng như đau gáy, tê lưỡi vì ăn phải mì chính, các bệnh lý được cho là hội chứng nhà hàng Trung Quốc.
Trước giờ, để xác định từng cá thể chim riêng lẻ có thuộc cùng một loài hay không, giới khoa học thường nhìn vào bộ lông của chúng. Giờ đây, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp giải quyết nhanh gọn lẹ thao tác này, với độ chính xác tuyệt đỉnh.
William Ducker – một giáo sư kỹ thuật hóa học đã phát triển lớp phủ bề mặt, mà khi phủ lên các vật thể thông thường, nó có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 – virus gây ra Covid-19.