“Những cá nhân tiêu thụ nhiều rau, trái cây, các loại hạt có điểm cộng cao hơn trong các bài kiểm tra về sự lưu loát bằng lời nói”, theo một nghiên cứu mới vừa được công bố bởi các nhà khoa học đến từ Toronto (Canada).
Công trình này đã điều tra các yếu tố liên quan đến sự lưu loát bằng lời nói ở một nhóm người trưởng thành quy mô lớn ở Canada nói tiếng Anh, ở độ tuổi từ 45 đến 85.
“Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu khác cho thấy, chế độ ăn Địa Trung Hải có nhiều trái cây, rau củ, quả hạch và đậu giúp bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng suy giảm nhận thức bởi lão hóa” – đồng tác giả Tiến sĩ Karen Davison, giám đốc chương trình nghiên cứu dinh dưỡng tại Đại học Bách khoa Kwantlen ở British Columbia nói.
“Việc tăng lượng trái cây và rau quả hấp thụ trung bình hàng ngày có liên quan đến điểm lưu loát trong lời nói cao hơn, nhưng kết quả tốt nhất được tìm thấy ở những người tiêu thụ ít nhất 6 khẩu phần ăn mỗi ngày”, Davison cho biết thêm.
Sự lưu loát bằng lời nói là một thước đo quan trọng của chức năng nhận thức. Để kiểm tra nó, các đối tượng tham gia được yêu cầu liệt kê càng nhiều từ nằm trong cùng một danh mục nhất định trong một phút.
Điều này giúp đo lường khả năng ngôn ngữ và chức năng điều hành nhận thức suy nghĩ với lời nói, và nhờ đó mà chúng ta có thể phát hiện tình trạng suy giảm nhận thức ở họ.
Bên cạnh đó, người lớn ăn không đủ chất phải đối mặt từ những thách thức trong việc chuẩn bị thức ăn, hoặc tiêu thụ chế độ ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp, họ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao, và sức mạnh cầm nắm có thể được sử dụng để đánh giá thể trạng dinh dưỡng.
Những người trong nghiên cứu này có sức mạnh cầm nắm kém cũng có độ lưu loát bằng lời nói thấp hơn.
“Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, tình trạng thiếu dinh dưỡng có liên quan đến sự suy giảm nhận thức”, đồng tác giả Zahraa Saab đến từ trường Đại học Toronto cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa các yếu tố khác và sức khỏe nhận thức, bao gồm tình trạng di dân, tuổi tác, huyết áp, béo phì và mỡ cơ thể.
Những người nhập cư sống ở Canada ít nhất 20 năm có điểm lưu loát bằng lời nói cao hơn so với người Canada không nhập cư. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, tác dụng bảo vệ này có thể một phần đến từ khả năng dự trữ dữ liệu, ngôn từ trong nhận thức tốt hơn ở những người nhập cư.
Tác giả cao cấp của Esme Fuller-Thomson nói: “Nghiên cứu trước đây của chúng tôi về một nhóm lớn người Anh sinh năm 1946 đã phát hiện ra rằng, những người di cư từ Vương quốc Anh có mức IQ trung bình cao hơn 5 điểm so với người không di cư đang ở Anh”, giáo sư tại Khoa Công tác Xã hội của Đại học Toronto (FIFSW) và giám đốc của Viện Nghiên cứu về Cuộc sống và Lão hóa chia sẻ.
“Chúng tôi điều tra mối liên hệ giữa tình trạng di dân và khả năng nói lưu loát bằng lời nói, chứ không phụ thuộc vào khả năng dùng song ngữ”, Thomson nói thêm.
Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, những người song ngữ có tỷ lệ mắc thấp và chứng mất trí nhớ phát triển chậm hơn so với người bình thường. Thật không may, hầu hết các nghiên cứu tìm thấy “lợi thế song ngữ”, mà bỏ qua tình trạng nhập cư.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy, đây là một thiếu sót quan trọng bởi vì ngay cả những người nhập cư có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh có điểm lưu loát bằng lời nói cao hơn đáng kể so với người sinh ra gốc ở Canada cũng nói tiếng Anh” – theo Fuller-Thomson.
“Phù hợp với các nghiên cứu khác, những người trẻ hơn có điểm số hoạt động nhận thức tốt hơn so với người lớn tuổi cùng tham gia”, đồng tác giả Hongmei Tong tại Đại học MacEwan ở Edmonton nhận định.
Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và tuổi tác cao có thể được kiểm soát bởi các yếu tố như trình độ học vấn cao, khả năng bảo vệ chống suy giảm nhận thức.
Vanessa Taler, phó giáo sư tâm lý học Đại học Ottawa cho biết: “Những người được hỏi ở độ tuổi 75-85 có bằng cấp ba có điểm lưu loát bằng lời nói tương đương với những người trẻ hơn 10 tuổi chưa hoàn thành lớp trung học”.
Ngoài ra, cả béo phì và tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn có liên quan đến điểm lưu loát bằng lời nói tồi tệ hơn.
“Béo phì trong các nghiên cứu cho thấy có liên quan tới tình trạng viêm và kháng insulin mạnh hơn, cả hai đều có liên quan đến sự suy giảm nhận thức”, đồng tác giả Karen Kobayashi, giáo sư Khoa Xã hội học và là nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Lão hóa và Sức khỏe trọn đời tại Đại học Victoria nói.
Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu từ Công trình Nghiên cứu dài hạn cơ bản của Canada về Lão hóa, bao gồm 8.574 người tham gia trong độ tuổi 45-85, trong đó 1.126 là người nhập cư đã đến Canada 20 năm trước.
Tất cả những người tham gia đều sống trong cộng đồng và không bị mất trí nhớ. Hai bài kiểm tra lưu loát bằng lời nói đã được kiểm tra do chính Hiệp hội Kiểm soát Lời (COWAT) đề ra. Bài báo đã được xuất bản trong tháng này trên Tạp chí Sức khỏe và Lão hóa Dinh dưỡng.
“Phát hiện của nhóm nghiên cứu cho thấy có thể có lợi thế từ việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống, và giải quyết tình trạng béo phì, chứng tăng huyết áp giữa người trung niên và người già có thể giúp cải thiện độ lưu loát bằng lời nói, “Tiến sĩ Fuller-Thomson nói thêm.
(Theo Newkerala)
Ngày 27/6, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) công bố phát hiện ý chí từ bỏ hút thuốc cao hơn có ở những người giỏi tính toán.
Thông qua dự án thí điểm “Xe không người lái đưa ngành y tế Thái Lan đến kỷ nguyên 5G”, một bệnh viện thông minh tại Thái Lan đã đưa váo sử dụng xe không người lái 5G trong việc chăm sóc y tế.
Khi livestream, nói quá nhiều sẽ khiến thanh quản bị viêm, phù nề ảnh hưởng đến khả năng phát âm như mất tiếng, khàn tiếng, tệ hơn đây có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
Ngày 24/6, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đến Ý và Pháp đã công bố bản dựng lại theo chuẩn 3D, từ ba chiếc thuyền gỗ khai quật từ cảng Ostia của thời La Mã cổ đại.
Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu và mới nhất là trường hợp 1 nam thanh niên nhiễm bệnh và đang được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.
Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.
Năm 2020, vệ tinh quan sát mặt trời của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory (SDO) kỷ niệm 10 năm hoạt động trên vũ trụ, với sứ mệnh chính là thăm dò, nghiên cứu, quan sát Mặt trời.
Việc tìm kiếm hóa thạch cổ trên các địa hình khác nhau là bài toán nan giải với giới khoa học. Và giờ đây, một máy bay không người lái hexacopter tự trị mới có thể giúp đỡ, vì nó sử dụng tia laser để săn lùng hóa thạch vào ban đêm.
Các nhà khoa học Nga, Đức và Pháp đã nghiên cứu về cảnh quan vùng đất ngập nước trên Trái đất. Công trình chung cho thấy vai trò của các mỏ than bùn lớn đến mức nào trong việc hấp thụ carbon (một trong những thành phần chính của khí nhà kính) và làm mát hành tinh.
Chiều 21/6 người dân ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực vành khuyên siêu hiếm, phải mất 11 năm mới xuất hiện 1 lần.