Ấn Độ chế tạo smartphone dành cho người mù

Chiếc điện thoại này sẽ sử dụng một màn hình cảm ứng đặc biệt cho phép thay đổi bề mặt linh hoạt, để biến thành dạng chữ nổi Braille giúp người khiếm thị có thể đọc tin nhắn SMS hay email.

Ấn Độ chế tạo smartphone dành cho người mù - Smartphone Blind jpg

Chiếc điện thoại dành cho người khiếm thị sẽ có màn hình cảm ứng đặc biệt, có khả năng hiển thị chữ nổi Braille.


Theo Times of Indian, đây là sản phẩm đang được Học viện công nghệ Delhi (IIT Delhi) tại Ấn Độ nghiên cứu và sẽ sớm trình làng trong thời gian tới. Sumit Dagar, nhà sáng chế trong nhóm phát triển, cho biết thay vì sử dụng âm thanh thì chiếc smartphone dành cho người mù của họ dùng công nghệ màn hình cảm ứng đặc biệt.

Loại màn hình này sẽ cho phép thay đổi bề mặt một cách linh hoạt, tạo thành các điểm lỗi lõm giúp tạo ra các chữ cái dạng nổi Braille, giúp cho người khiếm thị có thể nhận biệt và đọc được tin nhắn SMS hay email. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn được trang bị các tính năng giống như trên smartphone thông thường.

IIT Delhi cho biết sản phẩm đặc biệt của họ sẽ được đưa ra thị trường sớm nhất có thể và sẽ là smartphone đầu tiên thế giới có khả năng hiển thị chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị.

Theo Số Hóa

Công nghệ pin đột phá với khả năng sạc 1000 lần nhanh hơn

Công nghệ pin đã đạt được những bước phát triển trong thập kỷ qua nhưng hiện nay các nhà khoa học cho biết đã có một bước phát triển lớn về lưu trữ nguồn, cho phép các pin lithium-ion có thêm gấp 30 lần nguồn và khả năng sạc lại 1000 lần nhanh hơn “các công nghệ hiện tại”.

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù

Dự án “Đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi” của nhóm tác giả Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh, sinh viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM đã giành giải Nhất của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012. Dự án đã được chuyển giao cho Hội người mù TP.HCM ngay tại lễ tổng kết diễn ra vào tháng 1/2013. TH&NT đã có cuộc phỏng vấn bạn Đặng Mạnh Cường – đại diện nhóm, để hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án.

Dùng bọt nano để hấp thụ độc tố trong máu

Những miếng bọt nano nhỏ xíu bắt chước các tế bào hồng cầu, có khả năng hấp thụ các độc tố gây tử vong trong máu, bao gồm cả nọc độc rắn và vi khuẩn.

Những mẫu sáng chế đáng chờ đợi của Apple

Màn hình cong hiển thị 3D, đồng hồ iWatch… là những mẫu sản phẩm mà cả thế giới công nghệ đang mỏi mắt ngóng trông hãng Apple tung ra thị trường.

Máy tính xách tay đến 2018

Thị trường máy tính xách tay mà chúng ta biết đang trong giai đoạn trì trệ. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, các hãng liên tục giới thiệu những sản phẩm mới mang tính đột phá của mình. Và sau đây là những dự đoán về sự phát triển của máy tính xách tay trong những năm kế tiếp. Hãy cùng thử hướng đến năm 2018…

Khai thác hiệu quả thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng – ICP-MS

Agilent Technologies, công ty sản xuất thiết bị đo và phân tích hóa học (Mỹ) đã tổ chức buổi gặp gỡ người sử dụng thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng (Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry – ICP-MS) tại Hà Nội và TPHCM để chia sẻ cách sử dụng thiết bị ICP-MS hiệu quả.

Kỷ nguyên công nghiệp Internet

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người ngày nay. Chỉ với một cái click chuột, bạn có thể khám phá mọi thứ trên thế giới với một kho thư viện khổng lồ trên Internet. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, lợi ích mà Internet mang lại đã có những thay đổi to lớn theo nhiều chiều hướng khác nhau, đặc biệt với sự xuất hiện của ngành công nghiệp Internet (Industrial Internet).

Theo dõi sức khỏe phổi qua smartphone

Những người thường bị triệu chứng của hen suyễn hoặc những vấn đề về phổi khác thường chỉ có thể kiểm tra được sức khỏe của mình tại các phòng khám vài lần mỗi năm thông qua việc thổi vào một thiết bị chuyên biệt. Những biện pháp xét nghiệm tại nhà thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện được vấn đề sớm hơn, tránh được khả năng phải nhập viện hoặc cấp cứu.

Sản phẩm công nghệ cao “Made in Viet Nam”

Trong số hàng trăm sản phẩm công nghệ cao được triển lãm tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM cuối tháng 10/2012 vừa qua, những sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam đã thu hút đông đảo người tham quan trong và ngoài nước như: sản phẩm Robot AKBOT-T1 của Công ty Robot Việt Nam sản xuất; dịch vụ Cloud Camera và Fiber Camera của công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI); phần mềm Giaothong247 của công ty TMA; Thiết bị và máy đọc mã vạch, máy tính tự động của Công ty Datalogic Việt Nam sản xuất…

Công nghệ nano và những căn bệnh hiểm nghèo

Ung thư, HIV và lao là những căn bệnh hiểm nghèo hiện đang là những nhức nhối trong ngành y học, trong đó 2 căn bệnh đầu tiên có nguy cơ chữa khỏi vô cùng thấp. Theo WHO, căn bệnh ung thư đang phát triển rất nhanh trên thế giới với tỉ lệ người chết là 70% và là căn bệnh được xếp đầu danh sách cần phải được sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sử dụng công nghệ nano. Trong khi đó, ở những nước phát triển khác, công nghệ nano được ứng dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và lao.