Sự hợp tác mang tính thời cuộc của Apple và Google trong việc chống Covid-19 mới manh nha nhưng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, từ người dùng, các chuyên gia cho đến những nhà cầm quyền.
Tuần trước, Apple và Google khiến cả giới công nghệ ngạc nhiên khi tuyên bố cùng bắt tay xây dựng hệ thống chống dịch COVID-19, cho phép truy tìm rộng rãi các dấu hiệu của mầm bệnh do virus Corona chủng mới gây ra. Các nỗ lực chỉ mới vỏn vẹn 2 tuần rưỡi, trong khi đã có rất nhiều phản hồi về vấn đề này cần được giải đáp. Vào thứ Hai, hai gã khổng lồ công nghệ đã có một cuộc thảo luận cùng các chuyên gia và phóng viên công nghệ, trong đó có 5 vấn đề đáng chú ý cần được nắm rõ.
Đầu tiên, các công ty cho biết tính năng theo dõi liên lạc sẽ được bật ở cấp độ hệ điều hành, nghĩa là hệ điều hành có quyền thông báo những người đã tiếp xúc với dịch COVID-19 ngay cả khi họ chưa tải xuống ứng dụng, khuyến nghị người dùng nên tải ứng dụng sức khoẻ có liên quan.
Thứ hai, Google nói họ sẽ tung bản cập nhật hệ điều hành thông qua các dịch vụ Google Play, với Android là trung tâm, do nó tiếp cận phần lớn các thiết bị hoạt động. Phiên bản tương thích với Android 6.0 trở về sau (Marshmallow), ưu tiên hơn so với việc dựa vào các nhà mạng, vốn có lịch sử chậm phân phối các bản cập nhật đến các thiết bị người dùng.
Thứ ba, hai công ty cho biết họ sẽ ngăn chặn việc lạm dụng hệ thống bằng cách định tuyến cảnh báo thông qua các cơ quan y tế, không cho phép người dùng kích hoạt cảnh báo dựa trên các tuyên bố chưa được xác minh về COVID-19. Thay vào đó, những người được chẩn đoán sẽ được cơ quan y tế cấp mã một lần để kích hoạt cảnh báo.
Thứ tư, Apple và Google cam kết sẽ chỉ sử dụng hệ thống để theo dõi liên lạc và tháo dỡ khi dịch bị đẩy lùi. Một số độc giả hoài nghi rằng, liệu hệ thống có thể được đưa vào sử dụng mục đích khác, như các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp quyền truy cập vào hệ thống đó không. Apple và Google nói rõ ràng là không.
Thứ năm, khả năng theo dõi dựa trên khoảng cách định vị từ Bluetooth vẫn còn là dấu chấm hỏi (?). Bluetooth sẽ không thể phân biệt được các điện thoại cùng trong phạm vi 1,8m (6 feet) trong khi khuyến nghị từ các cơ quan y tế là 6-9m (20-30 feet). Apple xác nhận thông tin trên, nói rằng tính hiệu quả của RSSI (chỉ báo cường độ tín hiệu thu được) mà Bluetooth cung cấp vẫn đang được hãng nghiên cứu và phát triển.
Bên cạnh đó, có hai mối quan tâm lớn nhất mà hầu hết mọi người đã bày tỏ về sự hợp tác lần này, nổi bật nhất chính là vấn đề vi phạm quyền riêng tư. Các thượng nghị sĩ dân chủ Mỹ bắt đầu cáo buộc, gửi thư ngỏ đến hai công ty bày tỏ sự sợ hãi của họ trong khi nhiều phóng viên công nghệ, người dùng đã tỏ rõ hoài nghi khi các thông tin khai báo về sức khoẻ cá nhân dễ dàng được chia sẻ đến người khác.
Mối quan tâm thứ hai đó là hoạt động thực tiễn của hệ thống. Ý tưởng cơ bản, một khi đường cong của sự lây nhiễm được làm phẳng đi và xã hội bắt đầu hoạt động trở lại, Google cần phải thực hiện một thử nghiệm toàn diện trên YouTube và công bố sơ đồ theo dõi. Khi cần kiểm tra trường hợp mới, người dùng có thể dễ dàng biết được người bệnh đã tiếp xúc được với ai trong thời gian họ bị lây nhiễm.
Sự hợp tác của Google và Apple, chung tay cùng chống dịch COVID-19 đang được cộng đồng công nghệ thế giới theo dõi sát sao.
Trong lịch sử, những quá trình này được thực hiện thủ công. Kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, một số quốc gia đã chuyển sang phương tiện công nghệ để hỗ trợ các cơ quan y tế tìm kiếm những người mới hoặc có thể bị nhiễm và đạt được hiệu quả cao. Cho đến nay, vẫn chưa chứng minh được việc theo dõi liên lạc với sự giám sát của công nghệ gặt hái được thành công, bởi vì hệ thống cần sự tình nguyện của hàng vạn, hàng triệu người dùng, chưa kể công nghệ Bluetooth vẫn chưa tiềm tàng phân biệt tốt các trường hợp mà mọi người ở gần trong phạm vi khuyến nghị từ các cơ quan y tế.
Có lẽ Apple và Google đang tạo ra sự lựa chọn, khi xã hội quyết định sử dụng loại giám sát này thì công nghệ đã sẵn sàng. Google sẽ đóng vai trò tập trung dữ liệu trong khi Apple tập trung số thiết bị và cải thiện công nghệ trên Bluetooth. “Các kế hoạch phức tạp đến nỗi tôi khó có thể tưởng tượng được ngay cả một quốc gia có thể đảm nhận chúng. Mặc dù cùng với bao người khác, hoài nghi về tính riêng tư và mức độ thành công của dự án do Google và Apple thực hiện nhưng trước mắt, tôi tin rằng cả hai vẫn đảm bảo được thông tin sức khoẻ của tôi được bảo mật khi chia sẻ với người khác. Hiện chỉ có thể tin là vậy”, phóng viên The Verge, Casey Newton nhận định.
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.
Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn đang hợp tác với Quỹ Vodafone trong dự án Corona-AI nhằm tận dụng sức mạnh điện toán của smartphone khi chủ sở hữu thiết bị ngủ thông qua ứng dụng DreamLab.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi đã xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.
Nhóm nghiên cứu Robotics trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa giới thiệu 2 robot khử khuẩn nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu làm việc với môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao. Đặc biệt 2 robot này còn có thể phát triển để đáp ứng nhiều việc hơn theo nhu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm.
Mới đây những hình ảnh được cung cấp bởi người dùng Twitter DongleBookPro đã thể hiện cái nhìn trực quan hơn về giao diện mới của iOS 14. Đáng chú ý hơn, có vẻ như Apple lần này đã đưa widget ra màn hình chính, mang nét tương đồng với Android.
Dassault Systèmes vừa công bố hợp tác với Học viện Thiết kế Kiến trúc Trung-Nam Trung Quốc (CSADI) để dùng công nghệ hỗ trợ việc mô phỏng và đánh giá lây lan virus trong không gian hạn chế ở bệnh viện Lôi Thần Sơn (Leishenshan) tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh… đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.
Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.