5 công nghệ hướng đến tương lai bền vững đã nghiên cứu thành công trong năm 2021

PGS. Kalpit Shah và lò phản ứng phân tách khí sinh học thành hydro và carbon. Ảnh: Internet.

Khai thác Hydro từ nước thải, thiết bị lọc nước chạy bằng năng lượng mặt trời, bê tông từ tính có khả năng sạc cho xe điện,... là những công nghệ hướng tới tương lai bền vững được phát triển trong năm 2021 vừa qua.

Khai thác Hydro từ nước thải

Tháng 2/2021, các nhà nghiên cứu tại đại học RMIT Australia đã được cấp bằng sáng chế cho công nghệ tái chế chất rắn và khí sinh học trong quá trình xử lý nước thải để sản xuất khí hydro – một phương pháp bền vững nhằm cung cấp năng lượng sạch.

Công bố trên Tạp chí Năng lượng Hydro Quốc tế, Đại học RMIT đã chia sẻ: “Công nghệ này cũng thu giữ lại cacbon có trong chất rắn và khí sinh học trong nước thải, hứa hẹn có thể giúp ngành xử lý nước thải đạt mục tiêu không phát thải khí nhà kính trong tương lai”.

Trước tiên, chất thải rắn được biến đổi thành than sinh học – một dạng than giàu cacbon thường được dùng trong nông nghiệp. Sau đó, loại than này sẽ phân hủy khí thành các nguyên tố thành phần, hydro và cacbon. Cuối cùng, cacbon sẽ được đưa vào một lò phản ứng đặc biệt và được chuyển thành một dẫn xuất khác có tiềm năng ứng dụng trong xử lý môi trường, nông nghiệp và dự trữ năng lượng.

Thiết bị lọc nước bằng ánh sáng mặt trời

5 công nghệ hướng đến tương lai bền vững đã nghiên cứu thành công trong năm 2021 - Princeton water filter
Thiết bị lọc nước bẩn bằng ánh sáng mặt trời trong như tấm bọt biển lớn làm từ gel.

Thiết bị lọc nước chạy bằng ánh sáng mặt trời được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Đại học Princeton được ghi nhận là một trong những công nghệ nổi bật trong tháng 4/2021. Theo nhóm phát triển, thiết bị có thể làm sạch nước bị ô nhiễm bởi các loại dầu, kim loại nặng, các phân tử nhỏ, và các mầm bệnh như nấm men.

Thiết bị này trông giống như một miếng bọt biển lớn làm từ gel, có thể hút nước ở nhiệt độ phòng và đẩy nước ra ngoài khi được làm nóng đến 33oC. Lớp vật liệu polydopamine tối màu giúp thiết bị hấp thụ nhiệt từ mặt trời hiệu quả, ngay cả ở những vùng thời tiết mát mẻ. Ngoài ra, lớp polydopamine cũng có thể lọc các kim loại nặng, các phân tử hữu cơ và ngăn chặn các mầm bệnh.

Sản xuất điện từ amoniac

Tháng 6/2021, GE và tập đoàn IHI, một nhà sản xuất công nghiệp nặng của Nhật Bản, vừa công bố ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác xây dựng Lộ trình kinh doanh tuabin khí (Lộ trình Amoniac), thúc đẩy sử dụng amoniac làm nhiên liệu không chứa cacbon, hướng tới giảm phát thải cacbon cho cả tuabin khí hiện có và tuabin mới.

Ngày nay, amoniac được sử dụng làm phân bón, nguyên liệu hoá học thô và gần đây là làm nhiên liệu trong các ứng dụng công nghiệp. Là một nhiên liệu mang hydro và không chứa cacbon, amoniac cho phép vận chuyển và lưu trữ hiệu quả với chi phí thấp, đồng thời không thải ra CO2 khi đốt cháy, từ đó góp phần vào nỗ lực giảm phát thải cacbon của ngành điện.

Thiết bị trao đổi nhiệt sản xuất bằng công nghệ in 3D

Cũng trong tháng 6/2021, nhóm liên ngành của GE Research do Lana Osusky quản lý phối hợp với các chuyên gia hàng đầu từ Đại học Maryland và Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge thực hiện việc sản xuất thiết bị trao đổi nhiệt bằng công nghệ in 3D. Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu, thiết bị có thể hoạt động ở điều kiện 900°C và áp suất 250 bar (3626 psi – đạt một nửa mức mục tiêu).

Lana Osusky, kỹ sư chính tại GE Research cho rằng, chính những đột phá về vật liệu và thiết kế có được nhờ in 3D đã cho phép sự cải thiện đáng kể như vậy. “Sự tự do trong thiết kế mà in 3D và các công cụ thiết kế mang lại giúp chúng tôi phát triển, chế tạo và thử nghiệm các thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt mới một cách nhanh chóng, điều mà trước đây là bất khả thi”.

Nhóm kỳ vọng thiết bị trao đổi nhiệt mới sẽ giúp các nhà máy điện cả ở hiện tại và trong tương lai cũng như các hệ thống động cơ phản lực tạo ra năng lượng sạch hơn, hiệu suất cao hơn.

Hỗn hợp bê tông từ tính có thể sạc cho xe điện đang lưu thông trên đường

5 công nghệ hướng đến tương lai bền vững đã nghiên cứu thành công trong năm 2021 - 5565368 Cover Xe
Với đoạn đường được xây dựng bằng bê tông từ tính MagPad, các ô tô điện trong tương lai có thể vừa di chuyển vừa sạc điện.

Tháng 8/2021, trường Đại học Purdue và bang Indiana công bố kế hoạch hợp tác để xây dựng một đoạn đường cao tốc bằng bê tông từ tính đặc biệt có thể sạc cho các phương tiện chạy bằng điện khi đang lưu thông trên đường.

Được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Magment của Đức, bê tông từ tính MagPad được tạo bởi bê tông và ferrite tái chế – một loại vật liệu giống như gốm được hình thành từ oxit sắt và các kim loại khác. Các cuộn dây kim loại được tích hợp vào bê tông tạo ra một từ trường tập trung có thể truyền năng lượng đến các nguồn thu năng lượng được lắp đặt trên các phương tiện điện. Theo đại diện công ty Magment, loại bê tông đặc biệt này ngoài sử dụng để xây dựng đường cao tốc, công nghệ của họ cũng có thể được ứng dụng tốt ở các tầng trong tòa nhà công nghiệp.

Trung Quốc tố vệ tinh SpaceX vì suýt va trạm vũ trụ của họ

Trong một khiếu nại lên Liên Hợp Quốc (LHQ), chính quyền Trung Quốc cho biết trạm vũ trụ Ngân Hà của họ hai lần phải có hành động né tránh va chạm với các vệ tinh nhỏ do SpaceX của Elon Musk phóng lên.

Ba đề bài của đấu trường Zalo AI Challenge 2021 được giải

Sau hơn 1 tháng diễn ra, cuộc thi Zalo AI Challenge 2021 đã chính thức khép lại, thu hút được 1.016 đội với 1.234 thí sinh đăng ký tham gia, nhữn g lời giải xuất sắc đã được tìm thấy

Vẽ tranh nghệ thuật phù du “Cáo khổng lồ” chỉ bằng một cái xẻng

Một kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Phần Lan tên là Pasi Widgren, 40 tuổi đã vẽ một con cáo có chiều cao 90m, trên mặt hồ đóng băng trong năm thứ sáu liên tiếp, nhằm tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn. Điều này khiến nhiều người hết sức ngưỡng mộ, kinh ngạc.

Phôi hóa thạch cho thấy tổ tiên loài chim là khủng long

Các nhà khoa học trong một nghiên cứu quốc tế về hóa thạch đã phát hiện, tư thế cuộn tròn trong phôi thai có niên đại 72 đến 68 triệu năm tuổi được tìm thấy trong một quả trứng khủng long hóa thạch rất giống với hành vi “gài” được kích hoạt bởi hệ thống thần kinh trung ương của phôi chim hiện đại.

Thái Lan khánh thành ‘Bệnh viện Thông minh 5G’ đầu tiên

Bệnh viện Siriraj (Thái Lan), đã phối hợp cùng công ty Huawei Technologies (Thái Lan) chính thức ra mắt “Bệnh viện Thông minh 5G Siriraj”.

Nga cảnh bảo: Băng vĩnh cửu tan chảy làm sống lại vi khuẩn cổ đại nguy hiểm

Nikolay Korchunov, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga, cũng vừa là chủ tịch Hội đồng Bắc Cực lo ngại các vi khuẩn bị mắc kẹt trong băng giá hàng chục nghìn năm có thể “thức giấc” trở lại, do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Phát hiện cá lạ: Đầu trong suốt, mắt nhìn xuyên trán và có thể thấy thức ăn trong miệng mình

Các nhà khoa học gần đây đã ghi lại được cảnh một con cá có cái đầu trong suốt, đôi mắt màu xanh lục nằm ẩn sâu trong đầu và có thể nhìn xuyên trán, nó có tên là cá Barreleye.

Samsung và Viettel triển khai thử nghiệm giải pháp khuếch đại sóng trên mạng 5G tại Đà Nẵng

Hai đơn vị này đã thử nghiệm hiệu suất và khả năng của giải pháp 5G mới nhất từ Samsung với bộ khuếch đại sóng radio 64T64R Massive MIMO trên mạng lưới thương mại thử nghiệm của Viettel tại Đà Nẵng, Việt Nam

Phi hành gia Trung Quốc tổ chức lớp học khoa học trực tuyến từ không gian

Giọng nói của ba phi hành gia Trung Quốc gồm Zhai Zhigang (Trác Chí Cương), Wang Yaping (Vương Á Bình), và Ye Guangfu (Diệp Quang Phú) vang dội trong các lớp học khoa học trực tuyến dưới mặt đất, khi các học sinh chú ý lắng nghe với đầy sự thích thú.

Ông trùm công nghệ Elon Musk: Loài người sẽ được cấy chip não Neuralink vào năm tới

Elon Musk cho biết, công ty Neuralink của ông hy vọng sẽ bắt đầu cấy chip não của mình vào người vào năm 2022, muộn hơn so với những gì ông dự đoán trước đó. Ông cho biết, những người đầu tiên nhận được chip này sẽ là những người bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng.