3 ứng dụng AI đột phá trong ngành Y

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được các nhà nghiên cứu trong ngành Y ứng dụng triệt để giúp giảm tải gánh nặng y tế cho các y bác sĩ sau đây.

Robot với AI tự mổ nội soi trên lợn

Một robot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi trên lợn mà hầu như không cần đến sự can thiệp của con người. Cụ thể, robot Smart Tissue Autonomous (hay còn gọi là STAR) đã được nhóm nghiên cứu của Axel Krieger, Trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Trường Kỹ thuật Whiting của Johns Hopkins, cung cấp một thuật toán học máy cho phép nó thực hiện thủ thuật trên mô mềm vốn phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Cùng với một ống nội soi 3D, STAR đã khâu chính xác ruột non của lợn.

Krieger cho biết: “Việc ứng dụng công nghệ AI lên robot, cho phép con người có thể tự động hóa việc thực hiện nối hai đầu ruột non, một trong những nhiệm vụ phức tạp và tinh vi nhất trong quá trình phẫu thuật. STAR đã thực hiện quy trình này trên 4 con lợn và tạo ra kết quả tốt hơn đáng kể so với các bác sĩ cùng thực hiện quy trình này”.

Ứug dụng AI trong các giải pháp chuẩn đoán hình ảnh

Một ứng dụng thành công khác của công nghệ AI vào lĩnh vực y khoa là giải pháp Revolution Ascend with Effortless Workflow và công nghệ tái cấu trúc hình ảnh học sâu AIR Recon DL được phát triển bởi GE Healthcare. Giải pháp là những ví dụ về các hệ thống AI “đa phương thức” sở hữu năng lực khai thác dữ liệu và thông tin chuyên sâu vào một mô hình duy nhất, qua đó giảm gánh nặng cho đội ngũ bác sĩ.

3 ứng dụng AI đột phá trong ngành Y - Anh 1
Ảnh: Getty Images.

AIR Recon DL, một công nghệ tái cấu trúc hình ảnh học sâu có thể hoạt động trên tất cả mô hình giải phẫu, mang lại chất lượng hình ảnh và độ phân giải tốt ngay cả với thời gian chụp ngắn hơn. Trong khi đó, giải pháp Revolution Ascend with Effortless Workflow sẽ tối ưu công nghệ AI để tự động hoá gần như mọi bước trong quy trình chụp CT hiện nay, giúp giảm tới 66% số lần nhấp chuột và tiết kiệm 21% thời gian cho một lần chụp.

Tử cung nhân tạo kết hợp AI

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát minh ra tử cung tích hợp trí tuệ nhân tạo, có khả năng nuôi phôi thai trong phòng thí nghiệm. Tử cung nhân tạo có khả năng tự theo dõi, chăm sóc và giúp loại bỏ các mối nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời có triển vọng trong thúc đẩy sinh sản tại các quốc gia có tỷ lệ sinh giảm.

Sáng kiến này thực sự là một hệ thống cảm biến, giúp theo dõi các phôi trong ống nghiệm khi chúng phát triển thành bào thai. Với ba mức độ phóng đại, hệ thống giám sát trực tuyến có thể phát hiện những thay đổi hình thái để theo dõi sự phát triển. Trong thí nghiệm được công bố trên Tạp chí Journal of Biomedical Engineering, hệ thống đã theo dõi các phôi thai chuột trong khối chứa chất lỏng dinh dưỡng để phát triển và điều chỉnh môi trường dinh dưỡng khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm
Phát hiện loài ếch mới có chiếc mũi giống lợn vòi – một ẩn số kỳ bí dưới lòng đất

ẾVào ngày 25/2/2022, trang Dailymail.co.uk của Anh đưa tin, các chuyên gia quốc tế đã phát hiện ra một loài ếch mới kỳ lạ có chiếc mũi giống lợn vòi dùng để đào hang dưới lòng đất.

CFM hợp tác cùng Airbus phát triển động cơ Hydro cho máy bay

CFM International (CFM), công ty liên doanh của GE và Safran Aircraft Engines, đã hợp tác cùng Airbus thực hiện chương trình thử nghiệm động cơ hydro cho máy bay, trước khi sử dụng chính thức trên dòng máy bay Airbus A380.

Thuốc trị COVID-19 đã bán chính thức, giá 250 ngàn đồng/liệu trình

FPT Long Châu cho biết, từ hôm nay, 500 nhà thuốc thuộc hệ thống đã chính thức mở bán thuốc trị COVID-19, chứa hoạt chất monulpiravir chính hãng cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà và có chỉ định bác sĩ với giá chỉ 250.000 đồng cho một liệu trình ở 63 tỉnh thành toàn quốc.

Đám mây xanh neon kỳ lạ xuất hiện như cổng dẫn đến chiều không gian khác

Ngày 22/2/2022, tạp chí Mirror của Anh đưa tin một người đàn ông tên là Michael Allotta đã bị sốc khi phát hiện một đám mây kỳ lạ và bất thường hình thành ngay bầu trời phía trên ngôi nhà của mình, và sau khi chia sẻ bức ảnh với bạn bè, anh ấy tin rằng đó là một ‘cánh cổng dẫn đến một chiều không gian khác.

Xây cầu đi bộ bằng cánh tuabin gió cũ bỏ phế

Các kỹ sư thuộc Dự án Re-Wind do Đại học Công nghệ Munster và Đại học Cork đã lắp đặt thành công một cây cầu dành cho người đi bộ ở Cork làm từ các cánh tuabin gió cũ ngừng hoạt động.

Người thứ 3 trên thế giới đã được chữa khỏi HIV bằng tế bào gốc

Một phụ nữ ở Mỹ được cho là đã trở thành người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc.

Pin mặt trời không cần ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng

Ý tưởng về các tấm pin mặt trời không cần ánh sáng mặt trời nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều đó đã được thực hiện nhờ một đột phá mới về công nghệ.

Tên lửa dự kiến va vào Mặt trăng ngày 4/3 tới là của Trung Quốc, không phải SpaceX

Các quan chức xác nhận rằng một tên lửa dự kiến lao xuống Mặt trăng vào tháng sau có nguồn gốc thực sự từ Trung Quốc mà không phải từ Sứ mệnh năm 2015 của SpaceX.

Nghiên cứu ra vật liệu nano có thể giúp bê tông đường cao tốc bền hơn

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Washington (WSU) tin rằng các vật liệu nano như graphene oxit có thể giúp làm cứng các cơ sở hạ tầng bê tông chống lại các yếu tố.

Phòng thí nghiệm chế tạo có khả năng tự sao chép được mở tại Haiti

Phòng thí nghiệm đầu tiên trong chuỗi fab lab “tự tái tạo” với mục tiêu tạo ra các loại thiết bị có khả năng chế tạo toàn bộ máy móc, linh kiện và tiện ích cần thiết khác để thiết lập và vận hành phòng thí nghiệm đầy đủ chức năng trong một cộng đồng thứ cấp được mở tại Haiti.