Điều tra chống độc quyền, Mỹ yêu cầu Google cung cấp dữ liệu tìm kiếm chi tiết

Mâu thuẫn giữa thu thập dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư ngày càng gay gắt, những gã khổng lồ công nghệ đang bị đặt câu hỏi chưa từng có vì hành vi kinh doanh của họ - Angie Kronenberg, người vận động chính và cố vấn chung của nhóm vận động hành lang công nghệ Incompas, cho biết. Ảnh: @Istock.

Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Google cung cấp thông tin chi tiết về cách công cụ tìm kiếm của họ hoạt động và kiếm tiền trong công cuộc chống độc quyền.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và một số tổng chưởng lý tiểu bang đang tìm kiếm dữ liệu so sánh về kết quả tìm kiếm ở Hoa Kỳ và các quảng cáo có liên quan từ ngày 2 tháng 2 năm 2015 đến ngày 8 tháng 2 năm 2015 và từ ngày 3 tháng 2 năm 2020 đến ngày 9 tháng 2 năm 2020, theo hồ sơ pháp lý thứ hai được đệ trình.

Google được các cơ quan Chính phủ yêu cầu chia sẻ dữ liệu về cách thức và nơi người dùng đã tìm kiếm trong thời gian kể trên, số lượng các loại hình quảng cáo, doanh thu từ những quảng cáo đó và giá thầu cơ bản của mỗi hình thức kinh doanh trên, cùng một số chi tiết khác. Chính phủ đã nói với công ty rằng, họ muốn có tất cả các thông tin trên trong vòng 30 ngày.

Điều tra chống độc quyền, Mỹ yêu cầu Google cung cấp dữ liệu tìm kiếm chi tiết - google 2
Ảnh: @Istock.

Yêu cầu cho thấy Chính phủ muốn so sánh cách Google trình bày kết quả tìm kiếm và hoạt động quảng cáo cách đây 6 năm so với 1 năm trước khác nhau như thế nào. Điều đó có thể giúp Chính phủ hiểu được mức độ phát triển của công ty đối với thị trường tìm kiếm dữ liệu theo thời gian.

Bộ Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và 11 tổng chưởng lý của Đảng Cộng hòa ban đầu đã đệ đơn kiện. Ba tiểu bang khác đã tham gia kể từ đó, bao gồm California, nơi đặt trụ sở chính của Google. Yêu cầu cung cấp dữ liệu mới nhất cho thấy Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy động thái mạnh tay tương tự dưới chính quyền mới do đảng Dân chủ Joe Biden lãnh đạo.

Vào tháng 10/2020, Bộ Tư pháp Mỹ từng cáo buộc Google, công ty con của Alphabet đã lợi dụng vị thế của mình để gây thiệt hại các đối thủ cũng như khách hàng. Theo đó, gã khổng lồ công nghệ bị cho là đã luồn lách bằng nhiều thỏa thuận đặc biệt và các hoạt động kinh doanh “có vấn đề”, nhằm đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành tìm kiếm online, chiếm lĩnh gần 80% thị trường tại Mỹ.

Cụ thể, công ty bị tố chi trả hàng tỷ USD cho Apple để thanh công cụ tìm kiếm Google được đặt mặc định trên iPhone. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng công ty này đã ký nhiều thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại sử dụng hệ điều hành Android nhằm tạo thế độc quyền ở mảng tìm kiếm, ngăn chặn khả năng cạnh tranh.

Theo bản cáo trạng, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố Google chiếm 88% thị trường tìm kiếm thông thường ở Mỹ. Với sự độc quyền, Google gây hại cho người tiêu dùng bằng cách giảm chất lượng dịch vụ tìm kiếm và giảm sự lựa chọn.

Điều tra chống độc quyền, Mỹ yêu cầu Google cung cấp dữ liệu tìm kiếm chi tiết - google 1
Ảnh: @Istock.

“Nhiều người đang tự hỏi tại sao một gã khổng lồ như Google lại có thể phát triển những hoạt động như vậy ngay trước mắt các cơ quan chống độc quyền”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William P.Barr nhận xét.

Đây không phải là lần đầu tiên Google phải đối mặt với các cáo buộc độc quyền trong kinh doanh. Liên minh Châu Âu trước đó đã đưa 3 vụ kiện chống lại Google, tập trung vào dịch vụ tìm kiếm, hoạt động kinh doanh quảng cáo và hệ điều hành di động Android.

Trước các cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Google luôn phủ nhận đồng thời khẳng định dịch vụ của công ty đều mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ. Google cho biết các giao dịch của họ không ngăn cản người tiêu dùng chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm khác. Công ty cho rằng, thành công của họ là nhờ vào công nghệ vượt trội.

Thậm chí, Google còn đưa ra một tuyên bố ngắn gọn để đáp lại khiếu nại của Bộ Tư pháp là “có sai sót nghiêm trọng”. Kent Walker, Giám đốc pháp lý của Google nói rằng sự lựa chọn của người dùng đối với Google là tự nguyện. Công ty cho biết trên Twitter: “Mọi người chọn Google vì sở thích, không phải vì họ buộc phải chọn hoặc do không thể tìm thấy các giải pháp thay thế”.

Theo Bloomberg

Có thể bạn quan tâm
Intel dính phốt vi phạm bằng sáng chế, buộc bồi thường 2,18 tỷ USD

Nhà sản xuất chip Intel phải trả cho công ty VLSI Technology 2,18 tỷ USD, sau khi bồi thẩm đoàn liên bang phán quyết Intel đã vi phạm hai bằng sáng chế. Tuy nhiên Intel cho biết sẽ kháng cáo.

5G toàn cầu sẽ vượt qua 3G / 4G ngay sau năm 2025

Nghiên cứu từ STL Partners và Vertiv ước tính lưu lượng 5G toàn cầu sẽ vượt qua 3G / 4G ngay sau năm 2025, vì thế, 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tiết kiệm năng lượng nên là ưu tiên hàng đầu hoặc thứ hai đối với các nhà khai thác viễn thông khi triển khai mạng 5G.

Huawei và Goodix bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay

Huawei và Goodix gần đây đã bị công ty công nghệ WaveTouch có trụ sở tại Anh kiện khi cho rằng họ đã vi phạm bằng sáng chế về công nghệ cảm biến vân tay.

Theo luật mới của Ấn Độ, các mạng xã hội sẽ bị siết chặt hơn

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố Quy tắc Công nghệ thông tin theo Bộ luật Đạo đức Truyền thông Kỹ thuật số 2021, nhằm quản lý các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Họ đòi hỏi các nền tảng mạng xã hội này phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Sacombank hợp tác với IBM chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng, củng cố bảo mật ngân hàng

Thành công giai đoạn 1, Sacombank công bố tiếp tục hợp tác với IBM giai đoạn 2 trong dự án chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) nhằm củng cố cơ sở hạ tầng bảo mật công nghệ thông tin của ngân hàng.

TikTok đồng ý trả 92 triệu đô la cho người dùng Mỹ vì đã thu thập dữ liệu riêng tư

Công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc của TikTok đã đồng ý trả 92 triệu USD cho người dùng Hoa Kỳ, những người tham gia vụ kiện tập thể cáo buộc rằng, ứng dụng chia sẻ video này đã thu thập dữ liệu của họ vi phạm luật bảo mật nghiêm ngặt của tiểu bang Illinois.

Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc

Nick Clegg, Phó chủ tịch Phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook mới đây đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, đáng để quan tâm đằng sau câu chuyện nóng bỏng của Facebook tại Úc. Qua đây ông cũng khẳng định Facebook đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức.

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ủng hộ những công ty có trách nhiệm với xã hội

47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.

TMĐT Việt Nam 2021 sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính

Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.

TikTok xóa 1% tổng số video tải lên vì vi phạm nguyên tắc

Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.