Thủ đoạn mới nhất của nhóm lừa đảo là vận hành một ứng dụng có tên “Zalopay chứng chỉ quỹ”, sử dụng danh nghĩa “Hệ Thống Đầu Tư Zalopay” để tư vấn và mời gọi người dùng tham gia kiếm tiền.
Chiêu trò mạo danh ví điện tử để lừa lấy thông tin người dùng và chiếm đoạt tài sản đang diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây. Ví điện tử ZaloPay khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin tài chính cá nhân hoặc truy cập vào những đường dẫn lạ.
Tổ chức lừa đảo này xây dựng lòng tin khách hàng bằng cách: tương tác, tư vấn rất tận tình cách thức kiếm tiền; “ban hành” nhiều văn bản hành chính giả để chứng thực độ uy tín, thậm chí chúng còn ra văn bản khuyến cáo người dùng về những đối tượng lừa đảo khác. Ban đầu, chúng vẫn hoàn trả tiền đúng hạn khi người dùng thực hiện giao dịch, nhưng về sau với các giao dịch lớn hơn, các đối tượng này sẽ im lặng và người dùng không thể liên hệ được với những đầu mối trước đó.
Trước đó, ZaloPay cũng đã nhiều lần thông báo, nhắc nhở người dùng về việc xuất hiện một số cá nhân, tổ chức mạo danh ZaloPay gửi tin nhắn qua các kênh liên hệ khác nhau tới người dùng để: thông báo trúng thưởng (tiền mặt, xe máy, phiếu mua hàng, hiện vật…), tham dự mã dự thưởng, bảo hiểm, tặng quà hoặc voucher từ ZaloPay nhằm mục đích chiếm tài sản hoặc chiếm dụng thông tin cá nhân.
Các đối tượng còn có thể tạo giao diện màn hình đăng nhập giống như giao diện của ứng dụng ZaloPay hay website, gửi email theo một địa chỉ mạo danh dưới tên ZaloPay (nhưng địa chỉ email thuộc về cá nhân) và đính kèm những đường link giả mạo.
Ví điện tử này khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác, tuyệt đối KHÔNG thực hiện các hành vi như: chia sẻ thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán ZaloPay, mã OTP cho người lạ hoặc đăng nhập các thông tin này vào bất kì đường dẫn, trang web nào ngoài ứng dụng được cung cấp bởi ZaloPay; mua bán voucher/quét các mã QR không rõ nguồn gốc hoặc đăng ký tài khoản/định danh ZaloPay hộ người khác.
HÄFELE, hãng sản xuất phụ kiện, hệ thống kiểm soát ra vào điện tử và chiếu sáng hàng đầu thế giới, vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, với nhiều hoạt động trên toàn thế giới.
Nhiều nhà sản xuất màn hình Trung Quốc như BOE, CSOT, Tianma và Visionox đang hợp lực nhằm mục tiêu làm mất hiệu lực bằng sáng chế thuộc về Samsung Display tại Mỹ.
ChatGPT có thể làm được rất nhiều thứ, nhưng một cư dân mạng đã phát hiện ra rằng AI đàm thoại này cũng có thể tạo các khóa Windows 10 và 11 chính hãng.
Apple đã và đang nghiên cứu cách tạo ra khung máy iPhone trông đẹp và cho cảm giác mượt mà như những chiếc máy hiện tại, nhưng có thể chịu được nhiều hao mòn hơn.
Ngày 15/6 cùng với ký kết hợp tác chiến lược với Thế Giới Di Động, Xiaomi chính thức ra mắt thị trường Việt Nam dòng điện thoại thông minh Redmi 12 thiết kế đẹp, hiệu suất cao, giá phổ thông.
Theo phân tích từ IDC về Xây dựng khả năng phục hồi không gian mạng trong kỷ nguyên số do Kaspersky tài trợ, xu hướng doanh nghiệp số và môi trường làm việc kết hợp đang khiến các tổ chức liên tục đối mặt với tác nhân đe dọa tinh vi. Tính đến nay, 52,6% doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương ưu tiên chuyển đổi hệ thống mạng để hỗ trợ lực lượng lao động phân tán và môi trường đám mây kết hợp.
Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) và Microsoft Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 như Cloud, Data và AI trên nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Alphabet (công ty mẹ của Google), một trong những công ty ủng hộ công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) nhiều nhất, vừa cảnh báo nhân viên của chính họ về các chatbot Bard và ChatGPT.
Công ty hàng không vũ trụ đình đám SpaceX đã nhận một thần đồng trẻ tuổi tham gia vào bộ phận Starlink của mình với tư cách là kỹ sư phần mềm. Kairan Quazi, 14 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng này tại Đại học Santa Clara ở California. Quazi bắt đầu học khoa học máy tính và kỹ thuật từ năm 11 tuổi.
Hệ điều hành iOS 17 được công bố vào đầu tháng này sẽ không tương thích với iPhone X, 8 và 8 Plus, khiến những chiếc điện thoại này ngày càng bị mất giá.